Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý tối 28-08-2017

  • Cập nhật : 28/08/2017

Afghanistan mở toang cửa mời Nga

"Chúng tôi muốn Nga giúp đỡ để mang an ninh và hòa bình đến với chúng tôi tại Afghanistan''.

Theo Sputnik ngày 27/8, Đại sứ Afghanistan tại Moscow Abdul Kayum Kochai tuyên bố, Afghanistan muốn Nga giúp đỡ khôi phục hòa bình tại nước này.

"Chúng tôi muốn Nga giúp đỡ để mang an ninh và hòa bình đến với chúng tôi tại Afghanistan", ông Abdul Kayum Kochai nói và khẳng định, mặc dù có một số vấn đề trong lịch sử song chúng tôi muốn có một mối quan hệ thân thiết với Nga.

Đây không phải lần đầu tiên giới chức Afghanistan nhờ Nga giúp sức. Trước đó hồi tháng 4, Vụ trưởng Vụ Chính sách và Bộ Kế hoạch chiến lược của Bộ Ngoại giao Afghanistan , ông Mohammad Ashraf Haidari đã đề nghị Nga cung cấp, hỗ trợ về trang thiết bị và kinh nghiệm của họ để trang bị và huấn luyện cho quân đội và cảnh sát.

''Chúng tôi đã thảo luận vấn đề này với Bộ Ngoại giao Nga và đề nghị Nga xem xét khả năng giúp đỡ chúng tôi bằng cách cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho Afghanistan và trang bị phương tiện, đào tạo cho quân đội và cảnh sát Afghanistan'', ông nói.

Ông cho biết thêm rằng, Afghanistan đang chờ câu trả lời từ Nga và mong muốn Nga đồng ý.

cac tay sung taliban o afghanistan.

Các tay súng Taliban ở Afghanistan.

Nga sẽ hành động?

Về phía Nga, vào giữa tháng 8, ông Zamir Kabulov - nhà ngoại giao cấp cao đồng thời là Trưởng phái đoàn của Nga tại Afghanistan tuyên bố, nếu như chính phủ Afghanistan và Washington không thể giải quyết mối đe dọa IS, Nga sẽ sử dụng tới lực lượng quân sự ở đây.

Nhà ngoại giao Nga cho biết, Moscow đang gia tăng nỗi lo về nguy cơ lây lan tình hình bất ổn ở Trung Á gần biên giới nước này, như Afghanistan - nơi IS tiếp tục tăng cường vị thế của mình.

Bản thân ông Kabulov trước đó đã thẳng thắn chỉ trích Mỹ và chiến lược của họ ở Afghanistan đã sụp đổ hoàn toàn sụp đổ vì không chịu thay đổi cách tiếp cận và chiến lược tại đây.

Tờ Độc lập của Nga cho biết, Moscow đang nghi ngờ về kế hoạch của Mỹ muốn gửi các công ty quân sự tư nhân đến Afghanistan để thay thế cho đội quân bình thường.

''Việc thay các binh lính bằng lính đánh thuê là một hành động tuyệt vọng và ngu dốt'', ông Kabulov nói.

Afghanistan đã mở tung cánh cửa, bày tỏ thiện chí mong muốn Nga giúp sức, tất cả chỉ còn chờ vào quyết định cuối cùng của Moscow.

Cái nhọt của Mỹ

Từ năm 1978 Afghanistan trải qua cuộc nội chiến kéo dài. Cuộc xung đột năm 2001 với Hoa Kỳ đã khiến chính phủ Taliban cầm quyền đã bị lật đổ.

Từ đó tới nay, trải qua ba đời Tổng thống Mỹ, nhưng cuộc xung đột ở Afghanistan vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, bất chấp việc Mỹ đã tiêu tốn cả núi USD và hơn 2.400 lính Mỹ thiệt mạng tại chiến trường này.

Hiện Taliban bất ngờ trỗi dậy mạnh mẽ, chiếm lại nhiều khu vực trên lãnh thổ Afghanistan và thường xuyên diễu võ dương oai bằng hàng loạt vụ tấn công đẫm máu, gây mất an ninh nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, sau khi bị công kích dồn dập ở Iraq và Syria, IS cũng đang trên đường tháo chạy và tìm kiếm các căn cứ mới, trong đó Afghanistan rõ ràng là một mảnh đất màu mỡ.

dac nhiem my tai afghanistan

Đặc nhiệm Mỹ tại Afghanistan

Hãng tin Mỹ AP cho rằng, sau 16 năm, cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan đã khiến cho những kẻ nổi dậy tại đất nước này trở nên mạnh hơn bao giờ hết, còn tương lai của quốc gia Nam Á này trở nên bất định.

Trước tình hình ngày càng tồi tệ ở Afghanistan, Quốc hội Mỹ tỏ vẻ bực dọc, trong khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump vẫn chưa có kế sách để phá thế bế tắc. Việc rút quân hay điều thêm quân tới chiến trường Afghanistan đã trở thành chủ đề tranh cãi không ngừng bên trong Nhà Trắng.

Việc chính quyền Afghanistan đề nghị Nga giúp đỡ cho thấy nước này không còn đặt niềm tin vào quân đội Mỹ. Người dân Afghanistan không còn đủ sức để kiên nhẫn chờ đợi cuộc tranh cãi đang diễn ra ở bờ tây Đại Tây Dương đi đến hồi kết.(ĐVO)
----------------------------

Mỹ đẩy Pakistan đến gần Trung Quốc?

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đưa ra tối hậu thư với Pakistan trong bài diễn văn về chính sách đối ngoại đầu tiên đọc trên truyền hình trong tuần này.

 Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc Washington thúc ép Islamabad "ngưng ủng hộ các nhóm khủng bố" có thể không mang lại kết quả đáng kể nào. Trái lại, sức ép này chỉ càng khiến quan hệ hai nước thêm trục trặc và giúp Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng ở khu vực.

Phát biểu tại căn cứ quân sự Fort Myer, bang Virginia hôm 21-8, nhà lãnh đạo Mỹ từ bỏ kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan, trong lúc cảnh báo Washington sẽ không còn im lặng trước việc Islamabad trở thành "nơi trú ẩn an toàn" của bọn khủng bố, phong trào Taliban và những nhóm đang đe dọa an ninh khu vực.

uy vien quoc vu trung quoc duong khiet tri tiep ba tehmina janjua, quan chuc bo ngoai giao pakistan tai bac kinh hom 21-8 anh: daily pakistan global

Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì tiếp bà Tehmina Janjua, quan chức Bộ Ngoại giao Pakistan tại Bắc Kinh hôm 21-8 Ảnh: Daily Pakistan Global

 

Ông Donald Trump không nói rõ sẽ làm gì để buộc Pakistan làm theo. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này có thể dọa ngưng viện trợ quân sự cho Islamabad trong chiến dịch chống khủng bố nhằm vào nhóm Tehrik-i-Taliban Pakistan (TTP), các tay súng Al-Qaeda và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng Pakistan hiện không còn dễ tổn thương trước sức ép của Mỹ. Kể từ sau cuộc bố ráp tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden của đặc nhiệm Mỹ trên lãnh thổ Pakistan hồi tháng 5-2011, Islamabad đã củng cố quan hệ với Qatar, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng minh Washington.

Ngoài ra, ông Arif Rafiq, chuyên gia tại Viện Trung Đông (Mỹ), giải thích với tờ South China Morning Post rằng Islamabad hiện có nền kinh tế "khỏe mạnh hơn nhiều" và một mối quan hệ vững chắc, đa chiều hơn với Bắc Kinh. Trong thời gian tới, theo ông Rafiq, Pakistan có thể đẩy mạnh hơn nữa quan hệ với Trung Quốc để chống lại sức ép của Mỹ.

Phản ứng của Bắc Kinh đối với tối hậu thư nêu trên không có gì lạ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc không chỉ bảo vệ "thành tích" chống khủng bố của Pakistan mà còn thúc giục Washington - Islamabad hợp tác tiêu diệt các nhóm cực đoan dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm 23-8, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì cho rằng cần tôn trọng chủ quyền và những quan ngại an ninh của Pakistan.

Theo một số chuyên gia, nỗi lo của Bắc Kinh là dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan, ước tính trị giá 62 tỉ USD trong 15 năm, chịu tác động tiêu cực trong trường hợp Islamabad và Washington căng thẳng. Mở rộng ra, theo ông Rafiq, Trung Quốc còn quan ngại về lập trường của ông Donald Trump đối với cuộc chiến Afghanistan.

Bài diễn văn nêu trên của nhà lãnh đạo Mỹ không nhắc đến Trung Quốc dù nước này từng tham gia tiến trình hòa giải với Taliban và hứa hẹn đầu tư vào nước láng giềng Afghanistan. Thay vào đó, ông chủ Nhà Trắng lại đề nghị Ấn Độ tăng cường hỗ trợ kinh tế cho Afghanistan dù 2 quốc gia này không có chung biên giới. Các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc có thể nghi ngờ Mỹ muốn Ấn Độ đóng vai trò là đối trọng, không chỉ với Pakistan mà còn cả Trung Quốc cùng sáng kiến "Vành đai và Con đường".(NLĐ)
---------------------------

Kẻ hủy diệt mới xuất hiện vào năm 2018

Sức mạnh chiến đấu của lực lượng bộ binh Nga sẽ được tăng cường đáng kể nhờ sự xuất hiện của phiên bản “Kẻ hủy diệt” mới nhất.

Các lực lượng vũ trang Nga trong tương lai gần sẽ được trang bị phiên bản “Kẻ hủy diệt – Terminator” mới. Đây là loại xe chiến đấu hỗ trợ xe tăng (BMPT) nhằm bảo vệ đội hình và làm nhiệm vụ diệt tăng của đối phương.Hãng tin TASS thông báo rằng, Bộ Quốc phòng Nga và Uralvagonzavod (UVZ) đã ký hợp đồng cung cấp xe tăng T-90M mới và BMPT “Terminator” trong diễn đàn quân sự-quốc tế “Quân đội-2017”. Hợp đồng này được đích thân Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, ông Yury Borisov và Giám đốc UVZ Alexander Potapov ký kết.
 

phien ban xe chien dau ho tro xe tang "terminator" trinh dien tai dien dan quan su-quoc te "quan doi-2017". (anh: tass.ru)

Phiên bản xe chiến đấu hỗ trợ xe tăng "Terminator" trình diễn tại diễn đàn quân sự-quốc tế "Quân đội-2017". (Ảnh: Tass.ru)

“Trong trang bị của lực lượng vũ trang Nga sẽ xuất hiện xe chiến đấu hỗ trợ xe tăng và phiên bản hiện đại hóa xe tăng T-90 – xe tăng T-90M. Giá trị của hợp đồng lần này lên tới 24 tỷ rúp (đơn vị tiền tệ của Nga)”, người đứng đầu của UVZ, ông Alexander Potapov tuyên bố.

Nguồn tin nay cũng cho biết rằng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, ông Yuri Borisov đã ký nhiều hợp đồng cũng cấp vũ khí trang bị khác, trong đó bao gồm phiên bản nâng cấp xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với modul chiến đấu “Epoxa” mới và các hợp đồng sửa chữa lớn các loại xe tăng T-72B, T-80BV và T-90.

Phiên bản BMPT “Terminator” đã được đặt hàng và sẽ sớm đi vào trang bị trong thành phần lực lượng vũ trang Nga nhưng họ không tiết lộ tính năng mới trên phiên bản này.

Được biết hiện tại Nga đã nghiên cứu và phát triển loại xe bọc thép hỗ trợ xe tăng này với nhiều phiên bản khác nhau dựa trên nền tảng xe tăng T-72 và T-90.

“Terminator” sẽ trở thành “người bảo vệ” trực tiếp các xe tăng trên chiến trường và tiêu diệt vũ khí chống tăng của đối phương, các hỏa điểm của địch, đặc biệt là các khẩu phóng lựu đạn. Có thể coi BMPT là một chiếc xe tăng được trang bị các loại vũ khí bắn nhanh mật độ cao và chúng tỏ ra rất hiệu quả trong các chiến dịch trên bộ.  

Thông thường tỉ lệ xe tăng và xe BMPT sẽ dựa vào từng điều kiện chiến đấu cụ thể: ở những chiến trường mở, 2 chiếc xe tăng có thể đi cùng một chiếc BMPT nhưng ở những môi trường hạn chế và khó khăn, 2 chiếc BMPT sẽ hỗ trợ một xe tăng chiến đấu chủ lực.

Các chuyên gia cho rằng, các lực lượng vũ trang Nga sẽ nhận được phiên bản BMPT vào năm 2018 và lô đầu tiên sẽ có ít nhất 10 chiếc. Theo một số nguồn tin không chính thức, phiên bản này sẽ dựa trên cơ sở xe tăng T-90A.

Trước đó các lực lượng vũ trang Nga đã từng trang bị loại phương tiện này, tuy nhiên chúng dựa trên cơ sở xe tăng T-72.

Với phiên bản mới này, việc phát triển từ xe tăng T-90A cho phép BMPT này tăng khả năng sống sót, thậm chí khả năng bảo vệ của nó vượt trội hơn cả tăng T-90A nhờ trang bị hệ thống bảo vệ động Relikt.

Hệ thống này có bảo vệ điện từ cho phép vô hiệu hóa các mìn sát thương hoặc mìn kích nổ bằng ngồi nổ vô tuyến hoặc điện từ.

Kíp lại có thể tối đa 5 người, chúng được trang bị 4 tên lửa chống tăng có điều khiển “Attack-T” (Sturm CM), hai pháo tự động pháo 2A42 với cỡ nòng 30 mm, súng máy RPK với cỡ nòng 7,62mm và 2 súng phóng lựu tự động AG -17D với cỡ nòng 30 mm.

Hệ thống vũ khí trang bị trên BMPT có thể bắn và tiêu diệt cùng lúc 4 mục tiêu, trong đó có cả máy bay bay thấp và trực thăng. BMPT có hệ thống điều khiển hỏa lực tự động Frame với một kênh hình ảnh nhiệt và một máy đo khoảng cách bằng laser.

Trước đó cũng đã xuất hiện nguồn tin cho biết rằng, Nga sẽ phát triển loại BMPT dựa trên cơ sở của siêu tăng Armata T-14.(ĐVO)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 28-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 28-08-2017

    Quân Ukraina sắp tấn công Donbass với sự hỗ trợ của NATO; Trung Quốc thay tổng tham mưu trưởng quân đội; Mỹ xếp tiêm kích tàng hình Su-57 ngang hàng với Su-35

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 28-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 28-08-2017

    Trung Quốc tung tiền tách Ấn Độ khỏi đồng minh; Người dân Venezuela thao dượt đề phòng chiến tranh với Mỹ; Chuyên gia Nga vạch sự thật sức mạnh trực thăng Z-19

Bài cùng chuyên mục