Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 04-08-2017

  • Cập nhật : 04/08/2017

Gấu Nga đang gây rối cho chính trường Mỹ

Quốc hội Mỹ, trong một lần hiếm hoi đạt đồng thuận, hôm 25-7 đã thông qua với số phiếu áp đảo việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Cách thức thực thi sẽ ra sao?

tong thong my donald trump va tong thong nga vladimir putin gap nhau ben le thuong dinh g20 thang 7-2017 - anh: reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp nhau bên lề thượng đỉnh G20 tháng 7-2017 - Ảnh: Reuters

Cả Nga và Mỹ dường như đang lún sâu vào ván cờ mà tình thế, bối cảnh của mỗi bên hoàn toàn trái ngược nhau.

Người Mỹ chia rẽ về vấn đề Nga

Bất chấp sự đồng thuận ở Quốc hội trong việc chống lại ông Trump, Chính phủ Mỹ thật ra đang chia rẽ sâu sắc về việc kiểm soát chính sách với Nga.

Hiện vẫn chưa rõ thực ra chính sách của Mỹ với Nga là gì và ai nắm quyền quản lý chính sách đó. Khi thế giới đang hỗn loạn và vũ khí hạt nhân đang phát triển mạnh, đây quả là điều không ai muốn nghe.

Tổng thống Trump vẫn đang có quan điểm mâu thuẫn về Nga.

Trong nhiều tuần lễ liền, ông phủ nhận các báo cáo tình báo của Mỹ về việc Nga đã “thay mặt” ông để can thiệp và gây trở ngại cho chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Hillary Clinton. Dưới sức ép nặng nề, ông Trump rốt cuộc cũng thừa nhận việc can thiệp của Nga.

Song, ông Trump không đổ lỗi bầu cử bị can thiệp cho Nga, mà là cho ông Barack Obama (khi còn là tổng thống) và bà Clinton, vì đã xử lý vụng về “cuộc cách mạng Ukraine”.

Cụ thể, ông Trump đổ thừa ông Obama đã có phản ứng chậm trễ và yếu ớt trước sự can thiệp của Nga (trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga và yêu cầu đóng cửa hai cơ sở được cho là tình báo của Nga ở Mỹ) và bà Clinton đã can thiệp vào bầu cử Nga.

Ông Trump cũng đổ lỗi cho các cơ quan tình báo Mỹ vì đã làm lộ thông tin có thể gây bất lợi cho ông và chính sách của ông.

Tình hình càng tồi tệ hơn khi ông Trump và các cố vấn đang bị cả quốc hội, FBI và công tố viên đặc biệt điều tra vì các cáo buộc đã câu kết với tình báo Nga để thu thập thông tin nhằm chống lại chiến dịch tranh cử của bà Clinton.

Trong khi ông Trump đang bị “xoay” như vậy, chính quyền của ông lại đối nghịch với ông về vấn đề Nga.

Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Hội đồng An ninh quốc gia và đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley đang có chủ trương cứng rắn chống lại Nga.

Trong khi đó, các cố vấn cấp cao của ông Trump tại Nhà Trắng, gồm Steve Bannon và con rể Jared Kushner, lại là những người hâm mộ Putin và có quan điểm mềm mỏng với Nga.

Chính sách của Mỹ với Nga vẫn đang dao động khi nhiều thế lực khác nhau tiếp tục đối đầu với nhau.

Nga đáp trả

Các trợ lý của Tổng thống Nga Putin cho rằng việc trả đũa lệnh trừng phạt của Mỹ phải tính toán để không nhằm vào Tổng thống Trump mà mục tiêu chính là Quốc hội Mỹ.

Con số 755 nhân viên ngoại giao buộc phải trục xuất cũng mang tính biểu tượng bởi nó sẽ khiến quy mô Đại sứ quán Mỹ tại Nga và Đại sứ quán Nga tại Mỹ bằng nhau.

Thậm chí, việc trục xuất ở đây cũng không phải như nhiều người tưởng. Tổng thống Putin cho phép Mỹ quyết định nhân viên nào sẽ phải về nước.

Đại đa số của lực lượng hơn 1.200 nhân viên làm việc ở các cơ quan ngoại giao của Mỹ tại Nga là người bản xứ, làm các công việc hỗ trợ như lái xe, nhân viên quản trị, văn thư và các vị trí tương tự.

Họ không chỉ tập trung ở Matxcơva mà rải rác tại các thành phố St. Petersburg, Yekaterinburg và Vladivostok.

Lần cuối cùng Nga yêu cầu Mỹ phải giảm số lượng nhân viên ngoại giao là hồi năm 1986.

Ông Steven Pifer, nhà ngoại giao từng là đại sứ Mỹ tại Ukraine, nhớ lại sứ quán Mỹ khi ấy vẫn có thể hoạt động tốt như thường. Ông Pifer tin rằng lần này mọi chuyện sẽ cũng như thế.

Nga đã vượt qua nhiều lệnh trừng phạt trước đây và nhiều khả năng sẽ lặp lại điều này với các đòn trừng phạt mới.

Với Tổng thống Putin, để khôi phục vị thế của nước Nga và củng cố quyền lực của mình, cái giá phải trả như vậy là quá rẻ. (Tuoitre)
----------------------------

Đánh bom liều chết nhằm vào đoàn xe NATO, 2 lính Mỹ thiệt mạng

Đoàn xe hộ tống của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã bị tấn công tại tỉnh Kandahar thuộc miền nam Afghanistan, khiến nhiều người thiệt mạng, trong đó có 2 binh sĩ Mỹ.

Cảnh sát địa phương cho hay một kẻ đánh bom liều chết tên Asadullah Kandahari hôm 2.8 đã lao xe chứa đầy thuốc nổ vào đoàn xe hộ tống đang trên đường tới khu vực Daman nằm gần một sân bay ở Kandahar.

Theo tờ The Guardian, Lầu Năm Góc đã xác nhận vụ đánh bom xe liều chết kể trên song chưa tiết lộ nhân thân 2 lính Mỹ thiệt mạng.

Lực lượng Taliban nhanh chóng lên tiếng nhận trách nhiệm vụ tấn công. Một phát ngôn viên Taliban nói rằng vụ đánh bom liều chết làm 15 binh sĩ thiệt mạng, và phá hủy hai xe tăng của lực lượng NATO.

Tuy nhiên, NATO chưa công bố số thương vong.

Theo Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, hiện có tổng cộng 13.459 lính từ 39 nước, trong đó có khoảng 7.000 lính Mỹ, tham gia sứ mệnh huấn luyện quân đội Afghanistan.(Thanhnien)
-----------------------------

Mỹ chuyển vũ khí cho Ukraine: Chiến tranh tại Donbass sắp xảy ra?

Theo thành viên đảng Cộng hòa Pháp Thierry Mariani, kế hoạch chuyển giao vũ khí của Mỹ cho Ukraine là “vô cùng nguy hiểm”. Bởi Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko có thể tận dụng chúng để kích động chiến tranh tại Donbass nhằm cải thiện tỉ lệ ủng hộ trong cuộc bầu cử sắp tới.

Việc Mỹ chuyển giao tên lửa chống tăng cho quân đội Ukraine được coi là bước đầu tiên của Washington để tuồn vũ khí sát thương đến đất nước Đông Âu đang xảy ra khủng hoảng này.

Chuyên gia quân sự người Nga Leonid Ivashov đã đưa ra nhận định trên với kênh Sputnik (Nga). Ông Ivashov đồng thời cho biết việc chuyển giao tên lửa dẫn đường chống tăng cho Ukraine là kế hoạch được bảo trợ bởi Tổng thống Mỹ thứ 44 Barack Obama và được hưởng ứng từ Thượng nghị sĩ John McCain.

binh si my va ukraine trong mot buoi tap tran chung. anh: afp

Binh sĩ Mỹ và Ukraine trong một buổi tập trận chung. Ảnh: AFP

 

Ngày 31/7, tờ Wall Street Journal (Mỹ) đưa tin cơ quan quân sự và ngoại giao của Mỹ đã đặt kế hoạch trao tay Ukraine các vũ khí sát thương. Những vũ khí được coi như “phòng thủ” này có thể bao gồm tên lửa vác vai chống tăng Javelin, vũ khí phòng không…

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã ủng hộ kế hoạch này và đang chờ đợi cái gật đầu của Tổng thống Donald Trump. Tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ một số quan chức cho biết Tổng thống Trump chưa biết rõ chi tiết về kế hoạch này và sẽ phải mất vài tháng để ông chủ Nhà Trắng đưa ra quyết định.

Chuyên gia Ivashov khẳng định tập trung hiện dồn về những tên lửa dẫn đường chống tăng bởi Mỹ từ lâu nghi ngờ có sự hiện diện của xe tăng Nga tại miền Đông Ukraine.

Ông Ivashov chỉ ra rằng theo sau việc Mỹ chuyển tên lửa dẫn đường chống tăng tới Ukraine có thể sẽ là nhiều loại vũ khí sát thương khác cũng được bàn giao.

Bên cạnh đó, ông Ivashov khẳng định việc cung cấp vũ khí của Mỹ chỉ là một phần nhỏ trong quá trình nâng cấp và mở rộng quỹ chiến tranh của Ukraine.

“Ngay tại thời điểm này, Ukraine đang phát triển tổ hợp quân sự và công nghiệp, thường cung cấp xe thiết giáp, xe tăng và trực thăng cho quân đội nước này. Quân đội Ukraine chủ yếu phụ thuộc vào công nghiệp quốc phòng nội địa”, ông Ivashov.

Ngày 1/8, ông Thierry Mariani - thành viên đảng Cộng hòa Pháp phát biểu với Sputnik rằng kế hoạch chuyển giao vũ khí của Mỹ cho Ukraine là “vô cùng nguy hiểm” và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko có thể tận dụng chúng để kích động chiến tranh tại Donbass nhằm cải thiện tỉ lệ ủng hộ trong cuộc bầu cử sắp tới.

“Về Ukraine, chúng ta phải nhớ rằng cuộc bầu cử Tổng thống đang đến gần và tình hình của Tổng thống Poroshenko thì không tốt lắm. Ông Poroshenko', người vấp phải thất bại trong cải cách kinh tế và tham nhũng sẽ cố gắng lợi dụng chiến tranh để thắng cử. Trên thực tế, tôi lo rằng chúng ta có thể chứng kiến cuộc chiến mới ở Donbass trong năm tới”, ông Mariani cho hay.

Theo Sputnik, nếu xung đột chuyển biến qua sự bế tắc hiện tại, hậu quả có thể vô cùng chết chóc. Tiền tuyến của mặt trận này sẽ chỉ cách thành phố Donetsk chưa đầy 10km, nơi trước khi xảy ra khủng hoảng tại Ukraine có dân số vào khoảng 1 triệu người. Trong khi hàng trăm ngàn người đã trốn chạy khỏi cuộc xung đột thì người cao tuổi và bị thương tật sẽ không có cơ hội này.

Trước đó, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier miêu tả việc chuyển giao vũ khí của Mỹ cho quân đội Ukraine là vô cùng rủi ro và phản tác dụng.

Chủ tịch Ủy ban Quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Peter Pavel cho biết ông không thấy cần thiết phải cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine bởi nó sẽ chỉ “gia tăng sự đau khổ của người dân”.

Nga đã nhiều lần cảnh báo việc Mỹ chuyển vũ khí cho Ukraine, nhấn mạnh rằng điều này sẽ chỉ làm gia tăng xung đột đẫm máu.(Baotintuc)
-------------------------------

Tổng thống Trump ký ban hành luật trừng phạt Nga, Triều Tiên, Iran

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2.8 ký ban hành luật áp dụng những biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, CHDCND Triều Tiên và Iran, dù khẳng định luật này vẫn còn “thiếu sót nghiêm trọng”.

“Dù có vấn đề, tôi ký dự luật này vì sự đoàn kết quốc gia”, Tổng thống Trump tuyên bố trong thông cáo do Nhà Trắng công bố, theo Yonhap. Dự luật này trước đó đã được lưỡng viện quốc hội thông qua.

Ông Trump nói dự luật “đại diện cho nguyện vọng của người Mỹ muốn nhìn thấy Nga hành động để cải thiện quan hệ với Mỹ".

"Chúng tôi hy vọng hai quốc gia sẽ hợp tác về những vấn đề toàn cầu quan trọng để những biện pháp trừng phạt mới sẽ không còn cần thiết nữa”, ông Trump nhấn mạnh.

Luật mới áp đặt những biện pháp trừng phạt Nga về cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 theo hướng giúp ông Trump giành chiến thắng. Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã bác bỏ cáo buộc này. Luật mới còn ngăn chặn Tổng thống Trump đơn phương dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt hiện nay đối với Nga.

Vài giờ sau,Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev viết trên Facebook rằng những biện pháp trừng phạt mới của Mỹ chẳng khác nào là “cuộc chiến thương mại” và nhấn mạnh hy vọng cải thiện quan hệ với chính quyền Tổng thống Trump đã chấm dứt, theo Reuters.

Trong khi đó về Triều Tiên và Iran, Tổng thống Trump nhấn mạnh luật mới gửi một thông điệp tới những quốc gia mà người Mỹ “sẽ không tha thứ cho hành vi nguy hiểm và gây bất ổn của họ” theo Yonhap.

Biện pháp trừng phạt mới đối với Triều Tiên nhắm vào đối tượng cung cấp dầu thô và những sản phẩm khác hỗ trợ Bình Nhưỡng phát triển chương trình vũ khí hạt nhân, tên lửa.

Đây là những biện pháp trừng phạt đầu tiên đối với Triều Tiên sau khi nước này hai lần phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hồi tháng rồi.(Thanhnien)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 04-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 04-08-2017

    Ông Trump: Quan hệ Nga - Mỹ đang ở mức 'rất nguy hiểm'; Bắc Kinh nói Ấn Độ rút quân khỏi khu vực tranh chấp, New Delhi bác bỏ; Philippines phản đối loại Triều Tiên khỏi Diễn đàn khu vực ASEAN; Ông Trump nói Mỹ đang thua ở Afghanistan

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 03-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý tối 03-08-2017

    Với 64 tên lửa “sát thủ” này có thể xóa sổ cả cụm tàu sân bay; Găng với Nga, Mỹ chuẩn bị cấp tên lửa, vũ khí phòng không cho Ukraine; Mỹ phóng thử thành công tên lửa liên lục địa

Bài cùng chuyên mục