Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý tối 03-08-2017

  • Cập nhật : 03/08/2017

Với 64 tên lửa “sát thủ” này có thể xóa sổ cả cụm tàu sân bay

Báo Mỹ khẳng định khả năng tấn công này của tên lửa BrahMos Ấn Độ. Điều này rõ ràng có khả năng răn đe chiến lược to lớn đối với cụm tấn công của bất cứ đối thủ nào. Đây là loại tên lửa uy lực mà nhiều nguồn tin nước ngoài cho rằng Việt Nam là khách hàng được Ấn Độ ưu tiên mua.

ten lua hanh trinh sieu am brahmos an do. .

Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos Ấn Độ. .

Tạp chí National Interest Mỹ gần đây cho rằng tên lửa BrahMos có thể phát động tấn công mục tiêu từ khoảng cách 120 km, nó có thể bay siêu thấp trong toàn bộ quá trình bay đến mục tiêu. 
Cho dù máy bay trang bị hệ thống cảnh báo sớm AWACS có thể phát hiện ra tên lửa khá sớm, nhưng một chiếc tàu chiến rất có thể chỉ phát hiện được loại tên lửa này khi nó bay lướt sát mặt biển cách mục tiêu 30 km. Như vậy, bản thân tàu chiến chỉ có cơ hội phản ứng trong vòng 30 giây.
Có phân tích cho rằng một chiếc tàu khu trục lớp Arleigh Burke Mỹ không thể một lần ứng phó được trên 12 quả tên lửa BrahMos. Trong khi đó chỉ cần có trên 64 quả tên lửa BrahMos là có thể tấn công triệt để toàn bộ cụm tấn công tàu sân bay.
Tên lửa BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác nghiên cứu phát triển bắt đầu từ thập niên 1990, chương trình này nhằm phát triển ra tên lửa hành trình siêu âm P-800 Oniks phiên bản Ấn Độ.
Cái tên của tên lửa BrahMos được kết hợp từ tên sông Brahmaputra của Ấn Độ và tên sông Moscow của Nga.
Ý tưởng thiết kế ban đầu của tên lửa hành trình là tấn công mục tiêu từ khu vực có cự ly rất xa, không để cho hệ thống phóng của tên lửa bị bộc lộ, khiến cho đối phương khó lòng đáp trả.
Tên lửa hành trình kinh điển là tên lửa Tomahawk do Mỹ nghiên cứu phát triển. Loại tên lửa nặng này được trang bị cho tàu chiến và máy bay. Nó có thể bay với tốc độ 500 dặm Anh/giờ, tương đương với tốc độ của máy bay chở khách thông thường; hành trình 1.000 dặm Anh.
ten lua hanh trinh sieu am brahmos an do.

Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos Ấn Độ.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Nga đã nghiên cứu phát triển được một kiểu tên lửa hành trình có chủng loại khác nhau nhằm tiêu diệt tàu sân bay Mỹ. 
Những tên lửa này bay với tốc độ siêu âm, có thể tránh né tốt hơn hệ thống phòng thủ của tàu sân bay, bao gồm tên lửa không đối không trang bị cho máy bay chiến đấu, tên lửa đất đối không và hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần (CIWS). Thể tích của chúng cũng lớn hơn, tăng xác suất bắn trúng.
Tên lửa BrahMos sử dụng một động cơ đẩy để cung cấp gia tốc ban đầu, sau đó sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng giữ tốc độ cao khi bay cự ly dài.
Tốc độ thực tế của BrahMos là 2,8 Mach, cao hơn một chút so với tên lửa P-800. Trọng lượng của nó là 6.000 pound, gấp khoảng 2 lần so với tên lửa Tomahawk.
Do có trọng lượng gấp 2 lần Tomahawk, tốc độ gấp 4 lần Tomahawk, động năng tấn công mục tiêu của tên lửa BrahMos tăng mạnh. Cho dù đầu đạn khá nhỏ, nhưng hậu quả lại mang tính “thảm họa”.
Điều quan trọng hơn là, BrahMos có thể giữ tốc độ siêu âm khi bay siêu thấp, làm cho nó rất khó bị phát hiện và đánh chặn. Ngoài ra, một điểm lợi hại hơn là trước khi tấn công mục tiêu không lâu, BrahMos có thể cơ động hình con rắn để tiến hành tránh né, từ đó khó có thể bị bắn rơi ở cự ly gần.
Một chiếc tàu chiến hiện đại bị tên lửa BrahMos “khóa” thì nó có thể sử dụng hệ thống phòng thủ chiều sâu (tức là tên lửa phòng không tầm trung cùng hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần được phóng liên tục) tiến hành phản ứng, bắn rơi tên lửa. Nhưng để một lần tấn công được hiệu quả, bên tấn công sẽ phóng đồng thời nhiều tên lửa, điều này sẽ khắc phục được những biện pháp đối kháng mang tính phòng thủ nêu trên.
ten lua hanh trinh sieu am brahmos an do.

Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos Ấn Độ.

Tên lửa BrahMos có tầm bắn ngắn, chỉ 190 dặm Anh (khoảng 290 km), không bằng một nửa tên lửa P-800 Nga. Điều này có nghĩa là, hệ thống phóng BrahMos phải cách mục tiêu tương đối gần, vì vậy có thể tiến vào tầm bắn sẽ bị phát hiện và đánh chặn.
Điều này có nguyên nhân, đó là phải tuân thủ Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR), có 35 nước tham gia ký kết MTCR. MTCR đã tiến hành hạn chế việc xuất khẩu tên lửa hành trình có tầm bắn trên 300 km. Nga là nước thành viên của MTCR. Trong khi đó, ngày 28/6 vừa qua, Ấn Độ cũng đã gia nhập chế độ này.

Tuy nhiên, nếu muốn Ấn Độ hoàn toàn có thể nâng tầm bắn cho "sát thủ" BrahMos.(Viettimes)
--------------------------------------

Găng với Nga, Mỹ chuẩn bị cấp tên lửa, vũ khí phòng không cho Ukraine

Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ lập kế hoạch cung cấp tên lửa chống tăng và các loại vũ khí khác cho Kiev, Nhà Trắng chưa tán thành sáng kiến lập pháp này, báo Mỹ Wall Street Journal dẫn nguồn quan chức Mỹ cho biết.

ten lua chong tang javenlin cua my

Tên lửa chống tăng Javenlin của Mỹ

Theo thông tin của tờ báo, giới quân sự, ngoại giao Mỹ cho biết vũ khí này dành cho việc "phòng thủ ngăn chặn hành động xâm lược của Matxcơva".  Theo đề nghị của hai cơ quan nói trên, Mỹ sẽ cung cấp súng chống tăng, tổ hợp tên lửa Javelin và các phương tiện phòng không.

Bằng cách đó, các chính trị gia sẽ có thể "hạn chế rủi ro leo thang" và làm suy yếu những lời chỉ trích rằng các động thái này có thể gây ra "hành động tấn công của Kiev".(Viettimes)
--------------------------

Mỹ phóng thử thành công tên lửa liên lục địa

Không quân Mỹ vừa phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III, chỉ vài ngày sau khi Triều Tiên phóng ICBM thứ hai về phía biển Nhật Bản.Hãng thông tấn AP đưa tin, tên lửa Minuteman III không mang đầu đạn đã tấn công trúng một mục tiêu giả định trên rạn san hồ vòng Thái Bình Dương.

day la vu phong icbm minuteman iii thu tu cua khong quan my trong nam nay. (anh minh hoa: boeing)

Đây là vụ phóng ICBM Minuteman III thứ tư của Không quân Mỹ trong năm nay. (Ảnh minh họa: Boeing)

Vụ phóng đã được lên lịch trước và "không phải là một phản ứng trước hành động gần đây của Triều Tiên", AP dẫn một thông báo từ Không quân Mỹ cho biết.

Đây là vụ phóng ICBM thứ tư của Mỹ trong năm nay và diễn ra chưa đầy một tuần sau vụ phóng ICBM vào đêm 28/7 của Triều Tiên.

Trước đó, Mỹ đã điều các máy bay ném bom B1-B từ căn cứ tại Guam tới Hàn Quốc để tập dượt và thực hiện thành công một cuộc thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa tại Alaska.

Phi đội Không gian 30 cho biết ICBM Minuteman III đã được phóng đi từ căn cứ Vandenberg của Không quân Mỹ, cách thành phố Los Angeles 210km về phía tây bắc vào lúc 2h10 sáng 2/8 (giờ địa phương).

Ba vụ phóng ICBM Minuteman III trước đó được tiến hành vào tháng Hai, tháng Tư và tháng Năm năm nay. (Vietnamnet)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 03-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 03-08-2017

    Chân tướng 'hoàng tử khủng bố', thủ lĩnh mới của al-Qaeda; Trung Quốc bắt đầu ra uy, tích cực can dự vào điểm nóng Trung Đông; Báo Mỹ: Nga vẫn để “một cửa” cho Tổng thống Trump

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 03-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 03-08-2017

    Người nhái Nhật áp sát tàu chiến Trung Quốc; NATO chặn đường chiến đấu cơ Nga gần Estonia; Cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck nức nở trước tòa; Thủy thủ khu trục hạm Mỹ mất tích ở biển Đông

Bài cùng chuyên mục