Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 03-08-2017

  • Cập nhật : 03/08/2017

Người nhái Nhật áp sát tàu chiến Trung Quốc

Theo nhật báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) ngày 2-8, truyền thông Trung Quốc mới đây lan truyền một báo cáo cho biết một tàu quân sự Nhật Bản đã triển khai lực lượng người nhái tới tiếp cận một tàu chiến Trung Quốc khi cả hai tàu đang neo đậu tại Djibouti ở Đông Phi.

Nếu được xác nhận chính thức, đây sẽ là một sự va chạm hiếm hoi giữa lực lượng hải quân Trung-Nhật tại vị trí quan trọng về mặt địa chính trị này.

Binh sĩ Trung Quốc đứng quan sát trên tàu đổ bộ Changbaishan trong một hoạt động ở vịnh Aden vào ngày 26-8-2014. Ảnh: TÂN HOA XÃ

Vụ việc trên được đề cập trong một báo cáo đăng trên tờ Procuratorial Daily, cơ quan ngôn luận của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc. Báo cáo nói về các trải nghiệm của một công tố viên Trung Quốc có tên Jian Jiamin, một cố vấn cho lực lượng hải quân Trung Quốc ở khu vực châu Phi trong khoảng thời gian 208 ngày từ tháng 12-2016 tới hè năm nay.

Báo cáo không đề cập thời gian xảy ra vụ việc người nhái Nhật Bản tiếp cận tàu chiến Trung Quốc.

Theo báo cáo, khi Jian được thông báo các người nhái Nhật Bản đang tiếp cận tàu chiến Trung Quốc, ngay lập tức ông cho biết động thái này là “nguy hiểm” và đi ngược lại luật pháp quốc tế. Ông nói rằng tàu Trung Quốc hoàn toàn có thể đưa ra “các biện pháp cần thiết để ngăn chặn hay thậm chí thực thi quyền tự vệ” vào thời điểm đó.

Sau đó, Jian bố trí các binh sĩ Trung Quốc sử dụng một “cảnh báo bằng lời và ánh sáng mạnh” để xua đuổi lực lượng người nhái Nhật Bản. Ngoài ra, Jian đã thu thập các bằng chứng liên quan và báo cáo vụ việc cho chính quyền địa phương ở Djibouti.

Căn cứ của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản ở Djibouti. Ảnh: SCMP

Báo cáo được công bố giữa bối cảnh Trung Quốc mở căn cứ quân sự đầu tiên ở Djibouti, với lễ thượng cờ được tổ chức hôm 1-8. Phía Trung Quốc ngoài mặt gọi đây là căn cứ hậu cần.

Theo SCMP, Trung Quốc ngày càng tăng cường sự hiện diện của hải quân nước này dọc bờ biển Đông Phi sau khi mở căn cứ hải quân nước ngoài đầu tiên tại đây. Trong khi đó, Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản cũng đã xây dựng một căn cứ ở Djibouti kể từ năm 2011. Đến năm 2016, Tokyo thông báo đang xem xét mở rộng quy mô căn cứ này.

Djibouti là đất nước nằm ngay vị trí "cổng vào" phía Nam của biển Đỏ. Quốc gia này nằm giữa Ethiopia, Eritrea và Somalia. Đây cũng là nơi có các căn cứ của Mỹ, Nhật và Pháp đóng.

Reuters nhận định với vị trí chiến lược nằm ở rìa Tây Bắc của Ấn Độ Dương, Djibouti đã khiến Ấn Độ lo lắng khi quốc gia Đông Phi này trở thành một phần mới trong chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Bắc Kinh, bủa vây New Delhi từ nhiều phía, trong đó có Bangladesh, Myanmar và Sri Lanka.

Tháng 10 năm ngoái, Reuters tường thuật Nhật Bản đã thuê thêm đất để mở rộng căn cứ có diện tích 12 ha hiện tại ở Djibouti để đối phó ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Trong khi đó, Trung Quốc lại ngày càng cho thấy tham vọng của nước này khi Bắc Kinh gần đây đề nghị làm trung gian hòa giải cho tranh chấp biên giới dai dẳng giữa hai nước Djibouti và Eritrea.(PLO)
------------------

NATO chặn đường chiến đấu cơ Nga gần Estonia

Liên minh quân sự NATO cho biết các chiến đấu cơ của Tây Ban Nha đã chặn đường 3 máy bay Nga gần không phận Estonia ngày 1-8.

"Hai chiến đấu cơ F-18 của Tây Ban Nha đã xuất phát từ căn cứ không quân Amari của Estonia vào sáng 1-8 để chặn đường máy bay quân sự không xác định gần không phận Estonia" - quyền phát ngôn viên của NATO, ông Dylan White, nói. 

Ông White bổ sung rằng máy bay của Phần Lan cũng được triển khai để chặn 2 chiến đấu cơ MiG-31 và một máy bay vận chuyển AN-26 của Nga. Phần Lan không phải là thành viên NATO.

Sự việc xảy ra chưa đầy 24 giờ sau khi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đến thăm Estonia và tái khẳng định cam kết của Mỹ với thỏa thuận tập thể của NATO khi đối mặt với Nga. Thậm chí có thông tin Mỹ muốn triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot tới Estonia.

"Tại các nước Baltic, không có mối đe dọa nào lớn hơn người hàng xóm khó đoán ở phía Đông. Dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump, Mỹ bác bỏ mọi nỗ lực trong việc sử dụng vũ lực, đe dọa hoặc ảnh hưởng nguy hại đến các nước Baltic hay đồng minh trong hiệp ước của chúng ta" - trích lời ông Pence.

mot may bay cua khong quan tay ban nha tai can cu amari - estonia. anh: reuters

Một máy bay của không quân Tây Ban Nha tại căn cứ Amari - Estonia. Ảnh: REUTERS

 

Những năm gần đây, các vụ chạm trán trên không xảy ra ngày một nhiều trong lúc căng thẳng giữa phương Tây và Moscow tăng cao vì sự can thiệp của Nga vào cuộc khủng hoảng Ukraine.  

Nga đang chuẩn bị triển khai khoảng 100.000 binh lính đến biên giới phía Đông của lãnh thổ NATO vào cuối mùa hè, một trong những động thái tăng cường quân sự lớn nhất của Tổng thống Vladimir Putin. Đội quân này đang tiến hành các cuộc tập trận với tên gọi Zapad tại Belarus, biển Baltic, miền Tây nước Nga và khu vực Kaliningrad.

Cuộc tập trận được lên kế hoạch suốt nhiều tháng này không phải là phản ứng của Nga trước các biện pháp trừng phạt kinh tế mới được Quốc hội Mỹ thông qua hồi tuần trước. (NLĐ)
--------------------------

Cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck nức nở trước tòa

Cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, hôm nay (1/8), có những lời đẫm nước mắt trước một tòa án ở Bangkok, khẳng định bà không hành động thiếu trung thực trong một dự án trợ giá gạo và nói bà đang bị bức hại về chính trị.Reuters dẫn lời bà Yingluck lập luận rằng, chương trình trợ giá gạo mang lại lợi ích cho người dân thường.

ba yingluck shinawatra chao hoi nguoi ung ho khi den toa an toi cao o bangkok ngay 1/8. (anh: reuters)

Bà Yingluck Shinawatra chào hỏi người ủng hộ khi đến Tòa án Tối cao ở Bangkok ngày 1/8. (Ảnh: Reuters)

"Chính sách về gạo đã chứng tỏ mang lại lợi ích cho nền kinh tế ở cấp cơ sở. Nó không hề gây tổn hại. Đó là lý do tôi dự định thực thi dự án này", bà Yinglunk nói trước tòa. "Dự án lúa gạo này là trung thực và chuẩn xác", bà khẳng định.

Nếu bị kết tội, bà Yingluck phải đối mặt với mức án 10 năm tù.

Bà Yingluck bị lật đổ trong một cuộc đảo chính hồi tháng 5/2014 vốn đưa quân đội lên nắm quyền điều hành đất nước, với cựu Tư lệnh lục quân Prayut Chan-o-chan giữ ghế Thủ tướng. Tuy nhiên, bà vẫn là nhân vật chính của một phong trào đã giành chiến thắng trong tất cả các cuộc bầu cử ở Thái Lan kể từ năm 2001.

Chương trình này vốn là một nội dung chính trong chiến dịch tranh cử của nữ chính trị gia và đảng Pheu Thái. Nó đã giúp bà thắng cử năm 2011 vào vị trí Thủ tướng. Theo chương trình tốn kém 8 tỷ USD này, Chính phủ Thái Lan mua gạo của nông dân với giá gấp đôi giá thị trường và trữ tại các kho chứa của nhà nước trên toàn quốc.

Ủy ban chống tham nhũng Thái Lan cáo buộc bà Yingluck sao nhãng nhiệm vụ điều hành chương trình trợ giá gạo gây thiệt hại lớn.

Tháng 1/2015, Hội đồng Lập pháp quốc gia Thái Lan bỏ phiếu nhất trí buộc tội bà Yingluck sao nhãng nhiệm vụ trong việc giám sát chương trình trợ giá lúa gạo và gây thiệt hại lớn cho đất nước. Năm 2015, bà bị cấm hoạt động chính trị trong 5 năm.

Trong nước mắt, bà Yingluck khẳng định trong phiên tòa hôm nay rằng, bà là nạn nhân của khủng bố chính trị.(Vietnamnet)
---------------------------

Thủy thủ khu trục hạm Mỹ mất tích ở biển Đông

Một thủy thủ thuộc khu trục hạm USS Stehem của Mỹ được cho là mất tích ở khu vực biển Đông, Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đã xác nhận sự việc này vào ngày 1-8 và đã tiến hành các hoạt động tìm kiếm cứu hộ bên trong vùng biển tranh chấp.

Theo thông tin chính thức từ hạm đội Mỹ, thủy thủ được báo cáo là mất tích vào lúc 9 giờ sáng 1-8.

Thủy thủ khu trục hạm Mỹ mất tích ở biển Đông - ảnh 1
Khu trục hạm Mỹ Stethem đang hoạt động ở biển Philippines. Ảnh: US Navy

Hạm đội Hải quân Nhật Bản, Sazanami và trục hạm Sazanami cùng trực thăng Izumo đã tham gia giúp đỡ trong nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ vào đầu ngày 2-8. Ngoài ra, Trung tâm Hồi phục Quân nhân ở Hawaii cũng tham gia tìm kiếm.

Đây là cuộc tìm kiếm cứu hộ người mất tích lần thứ hai trong hè này tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cuộc cứu hộ đầu tiên đã kết thúc sau 50 tiếng tìm kiếm ở khu vực Okinawa và sau đó phát hiện ra rằng vị thủy thủ mất tích đã trốn trong buồng kỹ thuật của trục hạm.

Trước đó, Hải quân Mỹ đã mất một thủy thủ vào đầu tháng 6 tại chiếc tàu tuần dương Normandy ngoài khơi bờ biển Bắc Carolina.(PLO)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 03-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 03-08-2017

    Trung Quốc tập trận đối phó tên lửa THAAD của Mỹ; Chân dung tân giám đốc FBI; Nhật phản đối TQ đơn phương khai thác gần vùng tranh chấp; Nhật Bản chính thức có Bộ trưởng Quốc phòng mới

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 02-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý tối 02-08-2017

    ​Bắc Kinh tiếp tục khoe sức mạnh quân sự, dấm dứ Đài Loan; Ấn Độ tố cáo Trung Quốc xâm phạm biên giới; Trung Quốc vận hành căn cứ quân sự tại Djibouti; Việt Nam lên án Trung Quốc xây rạp chiếu phim trên đảo Phú Lâm

Bài cùng chuyên mục