Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên 03-08-2017

  • Cập nhật : 03/08/2017

Mông Cổ đề nghị giúp Nhật và Triều Tiên đàm phán

Mông Cổ cho biết nước này sẵn sàng giúp Nhật Bản và Triều Tiên cải thiện quan hệ giữa bối cảnh Tokyo và Bình Nhưỡng có nhiều bất đồng dai dẳng trong nhiều năm qua.

Trả lời phỏng vấn tờ Asahi Shimbun ngày 1-8, Đại sứ Mông Cổ tại Nhật Bản Sodovjamts Khurelbaatar nói rằng Ulaanbaatar cam kết sẽ giúp giải quyết vấn đề các công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc gây mâu thuẫn trong nhiều thập niên qua và cải thiện quan hệ giữa Tokyo-Bình Nhưỡng.

Nói về mối quan hệ giữa Mông Cổ-Triều Tiên và chứng minh tại sao Ulaanbaatar có thể thuyết phục Bình Nhưỡng, ông Khurelbaatar cho biết ông có một số ấn tượng về nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong thời gian ông làm đại sứ tại Triều Tiên giai đoạn 2008-2011.

Ông nhấn mạnh Mông Cổ có quan hệ tốt đẹp với cả hai nước Nhật Bản và Triều Tiên. “Đó chính là trách nhiệm của Mông Cổ trong việc giúp giải quyết vấn đề với vai trò là một đối tác của Nhật Bản” – ông Khurelbaatar nói.

dai su mong co tai nhat ban sodovjamts khurelbaatar. anh: asahi shimbun

Đại sứ Mông Cổ tại Nhật Bản Sodovjamts Khurelbaatar. Ảnh: ASAHI SHIMBUN

Ông Khurelbaatar đóng vai trò là đại sứ Mông Cổ tại Triều Tiên vào khoảng thời gian lãnh đạo cuối đời của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, cha của ông Kim Jong-un. Khurelbaatar cho biết khi ông dự quốc tang của ông Kim Jong-il hồi tháng 12-2011, ông đã gặp ông Kim Jong-un và bắt tay với nhà lãnh đạo Triều Tiên tương lai.

“Tay ông ấy mềm thật! Tôi thấy nét buồn bên trong đôi mắt ông ấy, nhưng có lúc ông ấy cũng cười” – Khurelbaatar nhớ lại.

Ông cũng đề xuất rằng thủ đô Ulaanbaatar sẵn sàng chấp nhận nếu được chọn làm địa điểm diễn ra cuộc đàm phán sáu bên nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Vị đại sứ Mông Cổ cho biết Mông Cổ hy vọng Nhật Bản sẽ phát triển được quan hệ hữu nghị với Triều Tiên. Theo Asahi Shimbun, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hiện cũng mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Mông Cổ trong việc giúp cải thiện quan hệ của Nhật Bản với Triều Tiên.

Mông Cổ và Triều Tiên thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1948. Mông Cổ là nước thứ hai công nhận Triều Tiên sau Liên Xô. Trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Mông Cổ từng cung cấp trợ giúp cho Triều Tiên mặc dù Ulaanbaatar không trực tiếp tham gia. Mông Cổ cũng giúp đỡ Bình Nhưỡng trong thời gian Triều Tiên tái thiết đất nước sau chiến tranh.

Hồi năm 2012, Mông Cổ từng chủ trì các cuộc đối thoại song phương giữa Tokyo và Bình Nhưỡng về vấn đề các công dân Nhật bị Triều Tiên bắt cóc.(PLO)
--------------------------

Tên lửa Triều Tiên suýt trúng máy bay Pháp

Một máy bay chở 323 hành khách và phi hành đoàn đã bay ngang qua đường bay của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Triều Tiên.

Chuyến bay 293 của hãng Air France bay từ Tokyo đến Paris đã thoát khỏi thảm họa trong gang tấc. Vào ngày 28-7, khi Triều Tiên phóng thử tên lửa, chuyến bay 293 đã đi qua đường bay của tên lửa Hwasong-14. Chỉ 10 phút sau khi máy bay đi qua vùng biển của Nhật Bản, tên lửa của Triều Tiên tái xâm nhập Trái Đất, rơi vào đúng nơi mà máy bay vừa mới đi qua trước đó.

Dữ liệu cho thấy, máy bay cất cánh từ phía tây Hokkaido khi tên lửa của Triều Tiên đang sắp sửa tiếp đất. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, ICBM đã rơi xuống vùng biển ở phía Tây Bắc, cách đảo Okushiri khoảng 150km.

Tên lửa Triều Tiên suýt trúng máy bay Pháp - ảnh 1
Một máy bay thương mại chở 323 hành khách chỉ ít phút sau khi ICBM Triều Tiên rơi xuống biển đã bay ngang qua rất gần đường rơi của tên lửa.

Phát biểu với ABC News, hãng Air France nói rằng, khu vực thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên không ảnh hưởng gì tới đường bay của hãng Air France. Đồng thời, chuyến bay đã không gặp phải sự cố gì cả.

Tên lửa Triều Tiên suýt trúng máy bay Pháp - ảnh 2
Đường bay của chuyến bay 293 từ Tokyo đến Paris. Ảnh: FlightAware

Tên lửa Triều Tiên suýt trúng máy bay Pháp - ảnh 3
người dân Triều Tiên ở Bình Nhưỡng đang theo dõi cuộc thử tên lửa ICBM tại quảng trường công cộng. Ảnh: AFP

Air France cho biết: "Hơn thế nữa, với việc hợp tác với các chính quyền của các nước, hãng Air France luôn luôn phân tích những khu vực bay có thể gây nguy hiểm và thay đổi kế hoạch bay để đối phó với các tình huống đó."

Lầu Năm Góc đã từng bày tỏ quan ngại về những mối nguy hiểm tiềm tàng mà một tên lửa có thể tác động tới các chuyến bay thương mại trong khu vực. Sau vụ thử tên lửa của Triều Tiên hồi 4-7, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, ông Jeff Davis cho biết: "Tên lửa này đã bay qua khu vực bay của nhiều chuyến bay thương mại. Tên lửa đã bay lên vũ trụ, đáp xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản lẫn một vùng mà các tàu thương mại và đánh cá hay sử dụng. Tất cả những chuyện này thật bất đồng bộ." (PLO)
--------------------------

Mỹ bất ngờ xuống nước với Triều Tiên, Trung Quốc

Mỹ bất ngờ xuống nước với Triều Tiên và Trung Quốc giữa bối cảnh tình hình trên bán đảo Triều Tiên ngày càng căng như dây đàn.  

“Chúng tôi không tìm kiếm một sự thay đổi chế độ. Chúng tôi không tìm kiếm sự sụp đổ của Triều Tiên. Chúng tôi không tìm kiếm một sự thống nhất bán đảo Triều Tiên trong giục gấp. Và chúng tôi cũng không tìm lý do để đưa quân đội vượt qua vĩ tuyến 38” - Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson phát biểu tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 1-8, theo Yonhap.

Tuyên bố bất ngờ của ông Tillerson được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên ngày càng tăng nhiệt, đặc biệt sau hai vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Bình Nhưỡng trong tháng này.

Đây được xem như một tuyên bố mang tính giải thích của Washington khi Bình Nhưỡng bấy lâu nói rằng các cuộc tập trận quân sự thường xuyên của quân đội Mỹ và Hàn Quốc là một hoạt động chuẩn bị cho một cuộc xâm lược Triều Tiên và tuyên bố sẽ phát triển chương trình hạt nhân cùng tên lửa để bảo vệ quốc gia.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: GETTY

Ông Tillerson nói rằng một trong những mối đe dọa đầu tiên mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đối mặt là mối đe dọa từ Triều Tiên. Ngoại trưởng Mỹ cho biết chính quyền ông Trump đang theo đổi một chiến dịch “gây áp lực hòa bình” lên Triều Tiên với hy vọng nước này sẽ ngồi vào bàn đàm phán và đối thoại về chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.

“Chúng tôi đang cố gắng truyền tải tới người dân Triều Tiên rằng: Chúng tôi không phải là kẻ thù của các bạn. Chúng tôi không phải là mối đe dọa đối với các bạn nhưng các bạn lại đang tạo ra mối đe dọa không thể chấp nhận được đối với chúng tôi và chúng tôi buộc phải phản ứng” - ông Tillerson nói.

Nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh: “Và chúng tôi hy vọng rằng vào một thời điểm nào đó, Triều Tiên sẽ bắt đầu hiểu điều đó và rằng chúng tôi muốn ngồi vào bàn đàm phán để đối thoại với họ về một tương lai mà sẽ cho họ nền an ninh họ đang tìm kiếm cũng như sự thịnh vượng về kinh tế cho Triều Tiên”.

Ông Tillerson ngoài ra cũng kêu gọi Trung Quốc hành động nhiều hơn nữa để kiềm chế Triều Tiên. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh Washington không đổ lỗi cho Trung Quốc về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và vấn đề của Bình Nhưỡng sẽ “không định hình” quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh.

Bình luận về tuyên bố mới nhất của Mỹ, Alan Romberg, giám đốc Chương trình Đông Á tại Trung tâm Stimson (Mỹ), nói rằng ông xem các bình luận của Ngoại trưởng Mỹ là quan điểm “xuất sắc” mà chính sách ngoại giao của Mỹ nên có.

“Căn cứ vào lịch sử thù hằn và sự hồ nghi về nhau, không nghi ngờ rằng đây là một thông điệp mà Triều Tiên khó chấp nhận ngoài mặt. Tuy nhiên, tôi tin rằng thông điệp này là thật lòng và đáng để Triều Tiên khai thác” - ông Romberg nhận định.(PLO)

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục