Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sáng 28-08-2017:

  • Cập nhật : 28/08/2017

Mỹ - Nhật nói gì về thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên?

Sau khi tạm ngừng kế hoạch phóng tên lửa đe dọa đến đảo Guam của Mỹ, ngày 26/8 Triều Tiên đã tiếp tục thử nghiệm phóng 3 vật thể được cho là tên lửa tầm ngắn xuống vùng biển Nhật Bản.

Tuy nhiên, người phát ngôn chính phủ Nhật Bản cho biết thử nghiệm phóng 3 tên lửa tầm ngắn của Triều Tiên ngày 26/8 không có mối đe dọa trực tiếp nào với Nhật.

Trả lời phóng viên, ông Yoshihide Suga nói những tên lửa được phóng vào ngày 26/8 của Triều Tiên đã không rơi xuống vùng lãnh hải cũng như vùng đặc quyền kinh tế trong phạm vi 200 dặm (hơn 321 km) của Nhật Bản.

 lanh dao trieu tien kim jong-un cung luc luong dac biet. (anh: kcna/reuters)

 Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng lực lượng đặc biệt. (Ảnh: KCNA/Reuters)

Trong khi đó, phía Mỹ cho rằng thử nghiệm phóng tên lửa lần này của Triều Tiên đã thất bại và cũng không đe dọa đến đảo Guam của Mỹ. Tư lệnh đội quân Thái Bình Dương Mỹ cho biết 2 trong số 3 tên lửa phóng lên đã không bay được như dự tính, chỉ có duy nhất một tên lửa được phóng lên hoàn toàn.

Theo quân đội Hàn Quốc, các vật phóng tầm ngắn đã được phóng đi từ tỉnh Kangwon, đi về phía Đông-Bắc khoảng 250 km trước khi rơi xuống biển. Các cơ quan tình báo Mỹ và Hàn Quốc đang phân tích quỹ đạo của những vật phóng này cũng như các dữ liệu khác để có thêm thông tin chi tiết.

“Quân đội đang theo dõi sát sao phía Triều Tiên để ứng phó với những động tĩnh khiêu khích” – quan chức Hàn Quốc nói thêm.

Lần phóng tên lửa ngày 26/8 của Triều Tiên là lần đầu tiên kể từ sau thử nghiệm tên lửa ngày 28/7, với tên lửa được dự đoán có thể vượt quãng đường 10.000 km và tiếp cận phần lục địa nước Mỹ.

Trước đó, bất chấp các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc, Triều Tiên đã thực hiện một loạt thử nghiệm hạt nhân và tên lửa. Thử nghiệm hạt nhân đầu tiên diễn ra từ năm 2006.

Theo The Guardian, thử nghiệm phóng ngày 26/8 của Triều Tiên là động thái nhằm đáp lại chuỗi các buổi tập trận liên tiếp của quân đội Mỹ-Hàn. Trong đó cuộc tập trận hàng năm với tên "Bảo vệ Tự do Ulchi" đã bắt đầu từ ngày 21/8, phần lớn bao gồm các bài tập giả lập trên máy tính. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết cuộc tập trận này chỉ nhằm mục đích tự vệ.(VTC)
-----------------------

Triều Tiên thuê siêu điệp viên Liên Xô bảo vệ lãnh đạo Kim Jong-un

Triều Tiên được cho là đã thuê 10 cựu điệp viên KGB để bảo vệ nhà lãnh đạo Kim Jong-un trước nguy cơ bị ám sát, theo Asahi Shimbun.

Tờ báo của Nhật dẫn một nguồn thạo tin ở Bình Nhưỡng cho hay, 10 cựu nhân viên chống khủng bố của Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô đã được mời tới Bình Nhưỡng hồi tháng 2 và hiện làm việc tại đơn vị chống khủng bố của Triều Tiên. 

nha lanh dao kim jong-un.  

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un.  

Nhiệm vụ của các cựu điệp viên này là huấn luyện cho các vệ sĩ của ông Kim Jong-un khả năng phát hiện và ứng phó với các hành vi ám sát và tấn công khủng bố. 

Cũng theo nguồn tin này, giới chức Triều Tiên đặc biệt quan lo ngại việc Mỹ có thể sử dụng hệ thống vũ khí hiện đại nhất để thực hiện ám sát ông Kim. Một trong những vũ khí được Bình Nhưỡng đặc biệt lưu tâm là máy bay tấn công không người lái Grey Eagle, dự kiến được triển khai ở Hàn Quốc vào năm 2018. Tuy nhiên, không rõ các điệp viên KGB sẽ bảo vệ lãnh đạo Triều Tiên khỏi các đợt không kích của Grey Eagle bằng cách nào.

Bên cạnh đó, quốc gia Đông Bắc Á cũng đang tính tới kịch bản Cơ quan tình báo Mỹ (CIA) có thể thành lập một mạng lưới điệp viên bên trong Triều Tiên. Trong trường hợp này, các cựu điệp viên Liên Xô sẽ có nhiệm vụ đưa ra cá phương án để ngăn chặn điều này. 

Hồi tháng 5, Triều Tiên từng lên tiếng "tố" Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) phối hợp với CIA lên lế hoạch ám sát ông Kim vào năm 2014. (VTC)
----------------------

Mỹ kiên định tìm kiếm giải pháp hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên

Ngày 27/8, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khẳng định lập trường của Washington là tiếp tục tìm kiếm giải pháp hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh xuất hiện nhiều quan ngại về tình hình tại khu vực Đông Bắc Á sau khi Bình Nhưỡng vừa phóng thử ít nhất 3 tên lửa tầm ngắn.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Ảnh: THX/TTXVN

Trả lời phỏng vấn hãng tin Fox News, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh Washington coi vụ thử tên lửa mới đây của Bình Nhưỡng là "hành động khiêu khích chống Mỹ và các đồng minh". 

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Tillerson khẳng định Mỹ sẽ phối hợp với các nước đồng minh nhằm gây sức ép một cách hòa bình đối với Triều Tiên. Ông cho biết Mỹ cũng sẽ hợp tác với Trung Quốc xem xét khả năng thuyết phục Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán. 

Trước đó, sáng 26/8, Triều Tiên đã phóng 3 tên lửa tầm ngắn. Quân đội Mỹ khẳng định các vụ phóng này không gây ra mối đe dọa tới Bắc Mỹ hay Guam - vùng lãnh thổ hải ngoại của Mỹ trên Thái Bình Dương. Trong khi đó, phía Hàn Quốc thông báo các tên lửa được bắn đi từ một địa điểm gần Kittaeryong, tỉnh Gangwon của Triều Tiên, bay khoảng 250 km về phía Đông Bắc hướng tới Biển Nhật Bản. 

Văn phòng tổng thống Hàn Quốc cho biết Triều Tiên nhiều khả năng đã thử hệ thống pháo phản lực nòng 300 mm. Tokyo cũng khẳng định các tên lửa trên không rơi vào vùng lãnh thổ của Nhật Bản hay các khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này, đồng thời không đe dọa trực tiếp tới an ninh quốc gia.(TTXVN)

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục