Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 25-07-2017

  • Cập nhật : 25/07/2017

Trung Quốc lo Nhật Bản triển khai Kế hoạch hải dương giai đoạn 3

Trong kế hoạch mới, Nhật Bản sẽ tăng cường cảnh giới lãnh hải, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ đảo xa, tăng dân số trên đảo xa... sẽ tạo ra thách thức lớn cho Trung Quốc ở vùng biển đảo Senkaku.

tau tuan tra luc luong bao ve bo bien nhat ban. anh: military.china.com

Tàu tuần tra Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản. Ảnh: Military.china.com

Tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 21/7 dẫn lời Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại lễ khai mạc "Ngày hàng hải" tổ chức ở Tokyo ngày 17/7 cho biết đến tháng 9/2017 sẽ tổ chức Hội nghị những người đứng đầu ngành bảo đảm an ninh biển thế giới, đồng thời cho biết tranh thủ xây dựng kế hoạch hải dương cơ bản giai đoạn mới trong hội nghị nội các Nhật Bản vào tháng 4/2018.
Theo giáo sư Úc Chí Vinh, Đại học Hải dương Chiết Giang, Phó Tổng thư ký Hội nghiên cứu Thái Bình Dương Trung Quốc, một thông tin rất quan trọng ở đây là Nhật Bản sắp đưa ra "Kế hoạch hải dương cơ bản" giai đoạn 3. 
10 năm trước, ngày 20/4/2007, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua Luật hải dương cơ bản đầu tiên trong lịch sử với số phiếu 100%. Một tuần sau, ngày 27/4/2007 luật này lập tức có hiệu lực.
Căn cứ vào luật này, Chính phủ Nhật Bản phải tiến hành xây dựng Kế hoạch hải dương cơ bản cho đồng bộ, tức là đưa ra các nội dung trọng điểm quản lý biển Nhật Bản trong mỗi giai đoạn, cứ 5 năm sửa đổi 1 lần.
Kế hoạch hải dương cơ bản giai đoạn 1 từ năm 2008 đến năm 2013 với nhiệm vụ trọng điểm là xác định rõ phạm vi và diện tích thực tế của vùng biển mà Nhật Bản chủ trương quản lý theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).
Nhật Bản đưa ra tới 500 đảo nhỏ để vạch ra lãnh hải và các điểm cơ bản của vùng đặc quyền kinh tế. Trong hải đồ của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, 200 hòn đảo không có tên đều được đưa vào danh sách đặt lại tên.
luc luong phong ve bien nhat ban. anh: dwnews

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: Dwnews

Nhật Bản từng công bố tên của 39 đảo không người ở (báo Trung Quốc cho là đặt tên phi pháp), trong đó có đảo Senkaku và các đảo lân cận mà Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền.
Tháng 9/2012, Thủ tướng Nhật Bản khi đó là Yoshihiko Noda đã tiến hành quốc hữu hóa đảo Senkaku, đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía Trung Quốc. Sau đó Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp đáp trả, bao gồm tiến hành "tuần tra thường xuyên".
Kế hoạch hải dương cơ bản giai đoạn 2 từ năm 2013 - 2018 với công tác trọng điểm là phát triển năng lượng trên biển. 
Trữ lượng đất hiếm ở vùng biển xung quanh Nhật Bản rất lớn, dưới đáy biển vùng đặc quyền kinh tế khu vực đảo Minami Tori ở cực đông đã phát hiện được mỏ đất hiếm hàm lượng cao, trữ lượng khoảng 6,8 triệu tấn. 
Dựa vào lượng đất hiếm nhu cầu hàng năm trong sản xuất đồ điện gia dụng, xe hơi của Nhật Bản hiện nay thì Nhật Bản có thể sử dụng trong 227 năm. 
Ngoài ra, báo cáo khảo sát địa chất mới nhất cho thấy ở vùng biển Nhật Bản quản lý tàng trữ rất nhiều băng cháy, vì vậy Nhật Bản được coi là nước lớn tài nguyên tiềm tàng.
Nhìn vào thời gian, Kế hoạch hải dương cơ bản giai đoạn 2 sắp kết thúc, năm 2018 Nhật Bản bắt đầu phải xây dựng và thực hiện Kế hoạch hải dương cơ bản giai đoạn 3. 
Trong kế hoạch giai đoạn 3 này, dự tính công tác trọng điểm quản lý biển cơ bản có 3 phương diện: Một là tiếp tục gia tăng mức độ cảnh giới lãnh hải. Hai là phòng chống và giảm nhẹ thiên tai trên biển có hiệu quả. Ba là nỗ lực bảo vệ đảo xa.
tau ngam thong thuong aip lop soryu cua luc luong phong ve bien nhat ban.

Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Nhìn vào thông tin được tiết lộ trên báo chí, trong 5 năm tới, Nhật Bản sẽ ra sức hành động dựa trên cơ sở bảo vệ hải đảo, đặc biệt việc bảo vệ và xây dựng hải đảo xa có người ở là quan trọng nhất. 
Tại lễ khai mạc "Ngày hàng hải", Jun Matsumoto, người đứng đầu phụ trách chính sách biển Nhật Bản gọi các đảo nhỏ xa xôi là căn cứ địa quản lý vùng biển rộng lớn của Nhật Bản. Do đó, có thể thấy được sự quan tâm lớn và mức độ coi trọng của chính phủ Nhật Bản đối với việc bảo vệ đảo nhỏ.
Nói cách khác, trong thời gian thực hiện Kế hoạch hải dương cơ bản 5 năm tới, Nhật Bản sẽ nỗ lực quán triệt thực hiện Luật xử lý đặc biệt bảo vệ xã hội và bảo toàn khu vực đảo nhỏ có người ở khu vực biên giới" có hiệu lực từ ngày 1/4/2017.
Trong đó, chủ yếu thực hiện chính sách ưu đãi đối với đảo nhỏ ở khu vực biên giới xa xôi, tăng cường xây dựng hạ tầng cơ sở, tăng việc làm, thu hút và khuyến khích thanh niên cư trú ở các đảo nhỏ để tăng dân số thường trú.
Nhật Bản cho rằng các đảo nhỏ xa xôi liên quan chặt chẽ đến an ninh lãnh thổ, vì vậy tăng dân số thường trú ở các đảo nhỏ vẫn là biện pháp có hiệu quả nhất để bảo đảm an ninh lãnh thổ.
Trong lễ khai mạc "Ngày hàng hải", Nhật Bản còn tiết lộ, một trong những công tác trọng điểm của Kế hoạch hàng hải cơ bản giai đoạn 3 là tăng cường "cảnh giới lãnh hải". 
Do đó, tranh chấp đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ đứng trước thách thức mới, hoạt động thường xuyên ở vùng biển đảo Senkaku của tàu công vụ Trung Quốc có thể sẽ đối mặt với các thách thức mới và lớn từ việc Nhật Bản triển khai Kế hoạch hàng hải cơ bản giai đoạn 3. (Viettimes)
-----------------------

Tỉ lệ ủng hộ thủ tướng Nhật tiếp tục giảm

 Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tiếp tục lên tiếng thanh minh sau khi vụ bê bối ưu ái cho người quen mua đất xây trường khiến tỉ lệ ủng hộ ông giảm kỷ lục.

thu tuong shinzo abe - anh: reuters

Thủ tướng Shinzo Abe - Ảnh: Reuters

Hãng tin Reuters ngày 24-7 dẫn lời ông Abe thừa nhận là bạn cũ của ông Korato Kake nhưng khẳng định ông chưa từng cố trục lợi từ mối quan hệ này.

Ông Abe và các trợ lý đến nay vẫn phủ nhận việc gây sức ép để giúp Viện Kake Gakuen của ông Korato được phép mua đất với giá rẻ để xây trường bên trong một đặc khu kinh tế. Mảnh đất công ở Osaka bị bán năm 2016 với giá chỉ bằng 14% giá trị thực.

“Tôi chưa bao giờ ra chỉ thị liên quan đến những vụ việc cụ thể” - ông Abe giải thích trước Ủy ban ngân sách Hạ viện.

Vụ bê bối được cho là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghiệp chính trị của thủ tướng Abe. Ông được kỳ vọng sẽ tiếp tục tranh cử khi hết nhiệm kỳ chủ tịch đảng Dân chủ Tự do cầm quyền vào năm sau.

Tuy nhiên hy vọng tranh cử nhiệm kỳ ba chức chủ tịch của ông Abe trở nên le lói khi các cuộc thăm dò cuối tuần qua cho thấy tỉ lệ ủng hộ của ông đã giảm xuống dưới mức 30%, thấp nhất kể từ khi ông nắm quyền năm 2012.

Khảo sát của Mainichi trong hai ngày 22 và 23-7 cho thấy ông Abe chỉ còn nhận 26% sự ủng hộ từ cử tri, giảm 10% so với tháng trước, trong khi số người tỏ rõ việc không ủng hộ tăng thêm 12%, lên 56%.

Ông Abe cũng dự kiến cải tổ nội các trong tháng sau để giảm thiểu tác động từ vụ bê bối - một giải pháp xử lý khủng hoảng thường được các nhà lãnh đạo sử dụng.

Tuy nhiên theo giới quan sát, cách này có thể phản tác dụng nếu các bộ trưởng lại bị lôi vào vụ bê bối.

Trong nội các của ông Abe, nữ bộ trưởng Quốc phòng Tomomi Inada cũng đang vướng vào rắc rối liên quan đến việc che giấu tài liệu liên quan đến các sứ mệnh gìn giữ hoà bình nhạy cảm.(Tuoitre)
----------------------

Điện Kremlin cảnh báo Mỹ về ý định tăng cường trừng phạt Nga

Điện Kremlin cảnh báo các lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Nga sẽ gây hại đến lợi ích hai nước.

quoc ky nga va my. anh: reuters.

Quốc kỳ Nga và Mỹ. Ảnh: Reuters.

 

"Chúng tôi coi việc tiếp tục khoa trương các lệnh trừng phạt là phản tác dụng và có hại cho lợi ích của cả hai nước", AFP dẫn lời Dmitry Peskov, người phát ngôn Điện Kremlin, hôm nay nói.

Thượng viện Mỹ hồi giữa tháng 6 nhất trí thông qua các lệnh trừng phạt Nga cứng rắn hơn. Tuy nhiên, dự luật trừng phạt còn chưa vượt qua Hạ viện và cần được Tổng thống Donald Trump ký để có hiệu lực. Hạ viện Mỹ dự kiến bỏ phiếu vào ngày 25/7.

Theo Peskov, Điện Kremlin vẫn đang chờ xem Tổng thống Trump có ký duyệt các biện pháp hay không.

Trước khi ông Trump có quyết định cuối cùng, hiện còn quá sớm để đề cập đến việc Moscow có định đáp trả không, ông Peskov cho biết.

Quan hệ Nga - Mỹ đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt Nga với cáo buộc can thiệp vào cuôc khủng hoảng Ukraine nhưng Moscow bác bỏ.(Vnexpress)
----------------------------

Trung Quốc ca ngợi quan hệ 'anh em' với Thái Lan

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ca ngợi quan hệ giữa nước này và Thái Lan 'như anh em' giữa lúc Bắc Kinh muốn tìm kiếm đồng minh trong vấn đề tranh chấp Biển Đông.

ong vuong nghi trong cuoc gap voi thu tuong thai lan reuters

Ông Vương Nghị trong cuộc gặp với Thủ tướng Thái Lan REUTERS

Hôm nay 24.7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Prayuth Chan-ocha nhân chuyến thăm của ông đến Bangkok. Ông Vương nói với Thủ tướng Thái Lan rằng Bắc Kinh sẽ chuyển giao công nghệ xây dựng đường sắt cao tốc và đào tạo người cho Bangkok sau khi dự án đường sắt được triển khai trên lãnh thổ nước này.

Ông Vương khẳng định dự án đường sắt mà Thái Lan mua công nghệ và thiết bị từ Trung Quốc sẽ giúp Bangkok phát triển kinh tế quốc gia.

“Trung Quốc sẽ thúc đẩy hợp tác với Thái Lan để sớm hoàn tất đường sắt, dự án không chỉ giúp phát triển kinh tế ở khu vực nó đi qua, còn mang đến cơ hội phát triển Thái Lan thành trung tâm kinh tế của khu vực”, tờ Post Today dẫn phát biểu của ông Vương Nghị.

Đường sắt cao tốc nối từ Bangkok với Nakhon Ratchasima, miền đông bắc Thái Lan gần với biên giới của Lào, có chiều dài 250 km. Vốn đầu tư cho giai đoạn đầu của dự án là 179 tỉ baht (hơn 5,2 tỉ USD), trong đó có 20% là khoản vay từ Trung Quốc.

Trong khi đó, Reuters cho biết nhân chuyến làm việc ở Thái Lan này ông Vương Nghị muốn tìm kiếm đồng minh ủng hộ Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông. Thái Lan không có tranh chấp ở Biển Đông và Bangkok lâu nay duy trì quan điểm trung lập trong vấn đề này.

“Trung Quốc muốn duy trì ổn định ở Biển Đông”, Reuters dẫn phát biểu của ông Vương Nghị sau cuộc gặp với lãnh đạo chính quyền quân sự Thái Lan. Ông Vương cũng tuyên bố: "Trung Quốc và Thái Lan như anh em".

Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai nói rằng Bangkok không gặp “trở ngại” gì trong mối quan hệ với Bắc Kinh.

Chuyến đi của Ngoại trưởng Trung Quốc diễn ra trước cuộc họp của các nước ASEAN, sẽ được tổ chức vào tháng 8.2017 ở Manila, Philippines.(Thanhnien)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 25-07-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 25-07-2017

    Nga dựng pháo đài thép tại Crimea, NATO và Ukraine phấp phỏng; Hai ngày, Taliban tấn công giết ít nhất 70 người ​Afghanistan; Chiến đấu cơ Trung Quốc bị tố áp sát nguy hiểm máy bay Mỹ ở Hoa Đông

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 24-07-20173

    Tin thế giới đáng chú ý tối 24-07-2017

    Ấn Độ đứng thứ 3 thế giới về nguy cơ khủng bố; Liên đoàn Arab cáo buộc Israel đang 'đùa với lửa'; Iran tuyên bố sản xuất tên lửa mới bất chấp căng thẳng với Mỹ; Mỹ sẽ có nữ đặc nhiệm SEAL đầu tiên?

Bài cùng chuyên mục