Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 26-07-2017

  • Cập nhật : 26/07/2017

​Tự tử ở Nhật đã trở thành chuyện hệ trọng quốc gia

Chính quyền Tokyo phải thông qua kế hoạch giảm 30% số vụ tự tử trong 10 năm tới trong bối cảnh số người tự tử ở nước này đang ở mức cao đáng lo ngại. 

ap luc cong viec qua cao o nhat duoc cho la nguyen nhan hang dau cua cac vu tu tu - anh: afp

Áp lực công việc quá cao ở Nhật được cho là nguyên nhân hàng đầu của các vụ tự tử - Ảnh: AFP

Theo hãng tin AFP, Nhật có tỉ lệ tự tử cao nhất trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) với hơn 20.000 người tự kết liễu cuộc đời mỗi năm.

Mục tiêu của chính quyền Tokyo trong kế hoạch có tên “Các giải pháp tổng thể chống tự tử” công bố ngày hôm nay (25-7) là giảm tỉ lệ tự tử ở mức 18,5 /100.000 người vào năm 2015 xuống còn 13 người vào năm 2025, tương đương với tỉ lệ tại Mỹ (13,4%) và Đức.

Điều này đồng nghĩa với việc chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe sẽ nỗ lực giảm số người tự tử xuống dưới 16.000 người vào năm 2025.

Sau khi đạt đỉnh năm 2003 với 34.427 người tự tử, con số này tại Nhật Bản đã giảm liên tiếp trong 7 năm tính từ năm 2010, xuống còn 21.897 người năm 2016.

Theo Bộ Y tế Nhật, năm 2016, quốc gia 127 triệu dân này đứng thứ 6 về tỉ lệ người tự tử, xếp sau Litva (30,8), Hàn Quốc (28,5) và Surinam (24,2). 

Thông qua việc phân tích các nguyên nhân gây tự tử, kế hoạch trên kêu gọi giải quyết các vấn đề như làm việc quá giờ, trầm cảm sau sinh và định kiến gắn với các nhóm người thiểu số.

Mục tiêu mới tham vọng hơn bản kế hoạch thực thi từ năm 2007 là giảm 20% tỉ lệ tự tử trong 1 thập niên. Kế hoạch mới nhất này sẽ được xem xét lại sau 5 năm. 

Liên quan đến vấn nạn làm việc quá giờ tại công sở, Nhật sẽ tập trung đảm bảo sức khỏe tinh thần cho người lao động và ngăn việc lạm dụng quyền lực cấp trên để gây sức ép tại nơi làm việc.

Bên cạnh đó, chính phủ quyết định thiết lập đường dây nóng để nâng cao sự hiểu biết và nhận thức về vấn đề quấy rối tại trường học cũng như công sở.

Các biện pháp này được đưa ra sau vụ một nữ nhân viên của công ty quảng cáo Dentsu tự tử năm 2015 khi phải thường xuyên làm thêm 100 giờ/tháng thu hút sự chú ý của dư luận.

Vụ việc đã buộc Chủ tịch công ty Dentsu phải từ chức sau đó. 

Đối với vấn đề trầm cảm của phụ nữ sau sinh, chính phủ Nhật Bản cam kết đánh giá sức khỏe tinh thần và điều kiện sống của các bà mẹ sau sinh thông qua kiểm tra sức khỏe và hỗ trợ nuôi dạy trẻ.

Nhằm giải quyết tỉ lệ tự tử cao trong thanh niên độ tuổi 20, Nhật Bản sẽ thúc đẩy các nỗ lực giáo dục nhằm hướng dẫn các sinh viên cách thức tìm kiếm sự giúp đỡ tại trường học; tập trung giám sát những trường hợp thể hiện sự tuyệt vọng trên mạng xã hội và xây dựng các mối quan hệ giữa con người tốt hơn.

Mặc dù chính phủ Nhật đang thúc đẩy mọi nỗ lực để giải quyết vấn nạn tự tử, nhưng trước mắt vẫn còn nhiều thách thức, khi tỉ lệ những người biết về mạng lưới hỗ trợ chống tự tử còn khá thấp.

Một cuộc khảo sát năm 2016 của Bộ Y tế Nhật Bản cho thấy chỉ có 6,9% số người được hỏi biết vệ dịch vụ tư vấn sức khỏe tâm thần, 5% biết về tuần lễ ngăn nạn tự tử do chính phủ khởi xướng vào tháng 9. Ngoài ra, có tới 23,6% người trưởng thành được hỏi nghiêm túc cân nhắc đến việc tự tử.(Tuoitre)
--------------------------------

Trung Quốc tập trận thay duyệt binh nhân ngày thành lập quân đội?

Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 25.7 dẫn lời các nguồn tin tiết lộ Bắc Kinh sẽ tiến hành tập trận quy mô lớn thay cho cuộc duyệt binh nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).

binh si trung quoc trong mot cuoc duyet binh o thu do bac kinh reuters

Binh sĩ Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh ở thủ đô Bắc Kinh REUTERS

“Trung Quốc sẽ không tổ chức duyệt binh tại quảng trường Thiên An Môn vào ngày 1.8 nhân kỷ niệm thành lập PLA, thay vào đó là cuộc tập trận quy mô lớn tại căn cứ huấn luyện Chu Nhật Hòa ở Khu tự trị Nội Mông Cổ, cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 400 km về phía tây bắc“, tờ South China Morning Post dẫn lời một nguồn thạo tin về quân đội Trung Quốc tiết lộ.

Nguồn tin cho hay Chủ tịch Tập Cận Bình kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương đích thân thị sát cuộc tập trận từ trung tâm chỉ huy tại đây.

“Cuộc tập trận toàn diện sẽ kiểm tra năng lực của PLA trong việc phối hợp tác chiến giữa các lực lượng bộ binh, không quân và đơn vị tên lửa mới thành lập, cùng những đơn vị chiến lược khác, kết hợp với vũ khí công nghệ cao”, theo nguồn tin.

Cũng theo nguồn tin này, một phi đội máy bay tàng hình thế hệ đầu tiên của Trung Quốc, J-20 (được đưa vào sử dụng kể từ tháng 3.2017) sẽ tham gia tập trận và tất cả đơn vị tham gia sẽ tận dụng cơ hội này để phô diễn những vũ khí tối tân.

Một vị tướng về hưu họ Hứa cho rằng cuộc tập trận bắn đạn thật với những tình huống giả lập đối đầu thật sự có thể là một phần trong chương trình mừng ngày thành lập quân đội.

Truyền thông nước ngoài cũng loan tin về cuộc tập trận, nhưng Bộ Quốc phòng Trung Quốc từ chối bình luận. Kể từ năm 2012, quân đội Trung Quốc tổ chức tập trận thường niên với sự tham gia hàng ngàn binh sĩ tại căn cứ Chu Nhật Hòa, rộng 1.066 km2.
-------------------------

Thông điệp từ tên lửa Iskander-M Nga gửi tới Trung Quốc

Việc triển khai các lữ đoàn tên lửa Iskander-M sát biên giới cho thấy Moscow ngày càng bất an trước sức mạnh quân sự đang lên của Bắc Kinh.

 Tổ hợp tên lửa Iskander-M diễn tập bắn đạn thật.

Truyền thông Nga đầu tháng 7 cho biết Lữ đoàn tên lửa số 3 mới thành lập thuộc Quân đoàn 29, Quân khu miền Đông trở thành đơn vị thứ tư được biên chế hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K720 Iskander-M, thay thế cho tên lửa đạn đạo 9K79-1 Tochka-U đời cũ. Giới chuyên gia đánh giá việc tăng cường tên lửa Iskander-M cho 4 lữ đoàn thuộc Quân khu miền Đông là thông điệp rõ ràng mà Nga dành cho Trung Quốc, theo Diplomat.

Guy Plopsky, chuyên gia nghiên cứu chiến lược tại Đại học Tamkang, Đài Loan, cho rằng các lữ đoàn tên lửa đạn đạo thuộc Quân khu miền Đông Nga có nhiệm vụ chủ yếu là tăng cường khả năng răn đe hạt nhân và thông thường nhằm vào Trung Quốc.

Với tầm bắn 400-500 km, tên lửa Iskander-M đặt tại Quân khu miền Đông chỉ có thể bắn tới đảo Hokkaido, không có khả năng đe dọa các căn cứ quân sự chủ chốt của Mỹ tại Nhật Bản, hay Hệ thống Phòng thủ Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) đặt ở Hàn Quốc.

Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Nga không còn triển khai các lữ đoàn tên lửa đồn trú sát Nhật Bản. Hai lữ đoàn Iskander-M ở vùng Viễn Đông đều được bố trí ở những khu vực có chung đường biên giới với Trung Quốc và Triều Tiên. Điều này cho thấy nhiệm vụ chủ yếu của họ là kiềm chế Bắc Kinh, cũng như ứng phó với các tình huống bất ngờ trên bán đảo Triều Tiên.

Vị trí đóng quân của hai lữ đoàn còn lại dường như chỉ tập trung vào Trung Quốc. Lữ đoàn tên lửa số 103 đóng quân tại nước Cộng hòa Buryatia thuộc Nga có chung đường biên giới với Mông Cổ, trong khi Lữ đoàn số 3 đóng quân ở vùng Zabaykalsky giáp khu vực Nội Mông của Trung Quốc.

thong-diep-tu-ten-lua-iskander-m-nga-gui-toi-trung-quoc

Địa điểm bố trí các lữ đoàn Iskander-M của Nga. Ảnh: Diplomat.

Động thái triển khai 4 lữ đoàn Iskander-M tại khu vực này cho thấy Moscow tỏ ra bất an trước sức mạnh quân sự gia tăng của Bắc Kinh. "Cuộc tập trận quy mô lớn với sự tham gia của 100.000 quân mang tên Vostok 2014 ở Quân khu miền Đông là bằng chứng rõ ràng cho thấy Nga tiếp tục coi Trung Quốc là mối đe dọa tiềm tàng", tiến sĩ Roger N. McDermott, chuyên gia nghiên cứu quân sự Á-Âu, nhận định.

Do mối lo ngại này, việc bố trí tên lửa đạn đạo Iskander-M ở khu vực sát Bộ tư lệnh Chiến lược khu miền bắc Trung Quốc là bước đi hợp lý của Nga. Với khả năng mang theo nhiều đầu đạn, Iskander-M sẽ là lựa chọn hiệu quả khi đối phó với bộ binh và thiết giáp số lượng lớn của đối phương.

Tên lửa Iskander-M có độ chính xác rất cao, điều đã được kiểm chứng trong các cuộc diễn tập bắn đạn thật hồi năm 2014 và 2016. Nga hiểu rằng khả năng tấn công chính xác sẽ đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch quân sự tương lai.

Tổ hợp Iskander-M cũng có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, tăng cường khả năng răn đe của Nga, ngăn chặn đối phương có hành vi thù địch. Do ưu thế vũ khí thông thường của Moscow đang suy giảm so với Bắc Kinh, vũ khí hạt nhân, đặc biệt là các hệ thống phi chiến lược như Iskander-M, sẽ đóng vai trò ngày càng lớn trong việc răn đe đối thủ tiềm tàng, chuyên gia Plopsky nhấn mạnh.(Vnexpress)
-------------------------

Khủng hoảng vùng Vịnh: Qatar nhận thêm trừng phạt

Bốn nước vùng Vịnh do Saudi Arabia dẫn đầu đã bổ sung thêm 9 đơn vị và 9 cá nhân vào danh sách cấm vì liên quan đến việc ủng hộ khủng bố của Qatar.

tong thong ai cap abdel fattah al-sisi - anh: reuters

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi - Ảnh: Reuters

Hãng thông tấn nhà nước Saudi SPA cho biết nhóm mới bổ sung vào danh sách cấm bao gồm những đơn vị ở Libya và Yemen và những cá nhân ở Qatar, Yemen và Kuwait.

Các nước Ả rập cho rằng những đơn vị và cá nhân trên có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với gới hữu trách Qatar.

Nhóm bốn nước Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Ai Cập và Bahrain cáo buộc một số trong các đơn vị và cá nhân trên giữ vai trò gây quỹ hỗ trợ cho nhóm phiến quân Mặt trận Nusra và các nhóm dân quân khác ở Syria. Số còn lại là những người đã đóng góp và ủng hộ lực lượng khủng bố Al Qaeda.

Trước đó, theo hãng tin Reuters, bốn quốc gia này đã cô lập và cách ly Qatar bằng cách cắt tất cả các mối quan hệ ngoại giao và giao thương với Doha vào đầu tháng 6.

Sau đó các nước do Saudi dẫn đầu đã liệt kê hàng chục đơn vị và cá nhân liên quan đến Qatar vào danh sách đen.

Hôm 24-7, tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi cũng đã tuyên bố chính quyền Cairo sẽ tiếp tục phong tỏa Qatar bất chấp các nỗ lực quốc tế nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tồi tệ này.

"Ai Cập sẽ giữ nguyên quyết định của mình và sẽ không thay đổi về vấn đề này. Sự kiên trì, lập trường của chúng tôi và của khối này tự bản thân chính là áp lực dành cho Qatar" - ông al-Sisi khẳng định.

Cuối tuần trước, quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad al-Thani tuyên bố Doha sẵn sàng đối thoại nhưng bất kỳ giải pháp nào cũng phải tôn trọng chủ quyền của Qatar.

Trong khi đó bốn quốc gia Ả rập muốn Qatar cắt giảm quan hệ với Iran, đóng cửa căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ Qatar và đóng cửa đài truyền hình Al Jazeera mà các nước này cho là cực đoan.

Kuwait đang đứng ra làm trung gian để tìm một giải pháp hòa giải giữa các nước Ả rập và Qatar trong khi Mỹ, Đức và Pháp kêu gọi đối thoại giữa các bên liên quan.

Ngày 24-7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng tuyên bố Matxcơva sẵn sàng nỗ lực làm trung gian hòa giải cho cuộc khủng hoảng tại vùng Vịnh nếu nhận được yêu cầu. 

Theo ông Lavrov, hiện Matxcơva đang tiếp xúc với tất cả các bên trong cuộc xung đột này và mong giải quyết khủng hoảng trên cơ sở tính đến những lo ngại của nhau, tìm được những giải pháp mà các bên cùng chấp nhận được.

Cùng ngày, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đã rời Qatar, kết thúc chuyến thăm vùng Vịnh trong nỗ lực hòa giải căng thẳng, nhưng không đạt được đột phá nào.

Ankara là đồng minh mạnh nhất của Qatar trong cuộc tranh cãi ngoại giao hiện nay và đã thông qua một đạo luật điều binh sĩ tới căn cứ của mình tại Doha như một dấu hiệu khẳng định sẽ sát cánh bên Qatar trong mọi hoàn cảnh.(Tuoitre)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 25-07-20172

    Tin thế giới đáng chú ý tối 25-07-2017

    Máy bay quân sự Anh-Mỹ suýt đâm nhau do kiểm lưu nghe điện thoại; Quân đội Thái Lan giám sát nhóm ủng hộ bà Yingluck; Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ chớ nuôi ảo tưởng về căng thẳng biên giới; Liên đoàn Ả Rập vạch lằn ranh đỏ với Israel

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 25-07-20173

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 25-07-2017

    Trung Quốc tuyên bố 'bảo vệ chủ quyền bằng mọi giá' ở biên giới Ấn Độ; Uy tín tân tổng thống Pháp giảm sút; Cựu bí thư Trùng Khánh bị cáo buộc 'vi phạm kỷ luật nghiêm trọng'; Hải quân Mỹ tiếp nhận siêu tàu sân bay

Bài cùng chuyên mục