Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 23-06-2017

  • Cập nhật : 23/06/2017

Singapore có thể trở thành mục tiêu của IS

Các chuyên gia nhận định Singapore nằm trong số các nước và vùng lãnh thổ bị IS  coi là một phần của "tỉnh Đông Á".

singapore co the tro thanh muc tieu tan cong cua nha nuoc hoi giao. anh minh hoa: afp.

Singapore có thể trở thành mục tiêu tấn công của Nhà nước Hồi giáo. Ảnh minh họa: AFP.

 

Những kẻ ủng hộ phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) coi Singapore là một phần của "tỉnh Đông Á" thuộc "đế chế Hồi giáo" này, Straits Times ngày 22/6 dẫn lời Jasminder Singh, chuyên gia thuộc trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Singapore.

IS cho rằng "tỉnh Đông Á" của phiến quân bao gồm các quốc gia Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, miền nam Thái Lan, Myanmar và Nhật Bản. "Việc này sẽ gợi ý cho các tay súng nước ngoài nên làm gì, nhắm vào đâu khi kéo đến khu vực", ông Singh nói.

Nhiều chuyên gia an ninh khác cũng nhận định động thái này của IS có thể thúc đẩy các con sói đơn độc tiến hành những vụ tấn công tại Singapore nếu không đến được Trung Đông.

Nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh Singapore phải đối mặt mối đe dọa khủng bố đáng báo động nhất trong những năm gần đây, với số lượng các cá nhân tự cực đoan hóa gia tăng mạnh.

Bộ Nội vụ Singapore (MHA) hôm 20/6 thông báo bắt giữ hai cảnh sát do có liên quan đến chủ nghĩa khủng bố theo luật An ninh nội địa (ISA). Tuần trước, MHA cũng đã bắt giữ một phụ nữ đang có kế hoạch dẫn con đến Syria để chiến đấu cho IS.(Vnexpress)
-------------------------

Chủ tịch tập đoàn SK tố cáo cựu tổng thống Park

 Chủ tịch tập đoàn lớn thứ hai của Hàn Quốc đã làm chứng trước tòa và xác nhận từng đóng góp tiền bạc với mong muốn được ưu đãi chính sách từ chính quyền.

chu tich tap doan sk chey tae won - anh: reuters

Chủ tịch tập đoàn SK Chey Tae Won - Ảnh: Reuters

Theo báo Korea Herald, Chủ tịch tập đoàn SK Chey Tae Won đã thừa nhận những cáo buộc của các công tố viên rằng Tổng thống Hàn Quốc bị phế truất Park Geun Hye đã đòi các khoản hối lộ từ nhiều doanh nghiệp để đổi lấy những ưu đãi về chính sách.

Ông Chey đã trở thành doanh nhân đầu tiên đứng ra làm chứng tại phiên xét xử được gọi là “phiên tòa thế kỷ” tại Hàn Quốc.

Chủ tịch của tập đoàn lớn thứ hai tại Hàn Quốc (sau tập đoàn Samsung) là một trong 7 nhà tài phiệt mà cựu Tổng thống Park đã bí mật gặp gỡ hồi tháng 2-2016 gần Nhà Xanh tức Phủ Tổng thống Hàn Quốc.

Tại phiên tòa ngày 22-6, Chủ tịch SK thú nhận khi gặp bà Park, ông đã tìm cách thúc đẩy chính phủ phê duyệt một dự án mua bán và sáp nhập, cấp phép kinh doanh cửa hàng miễn thuế.

Trong cuộc gặp ngày 16-2-2016 đó, ông Chey cũng gợi ý với vị lãnh đạo Nhà Xanh sớm trả tự do cho Chey Jae Won, em trai của ông và cũng là Phó Chủ tịch tập đoàn SK, đang bị giam giữ khi đó vì tội biển thủ. Tại tòa, ông Chey thừa nhận không nêu lại vấn đề này nữa khi không thấy bà Park thể hiện phản ứng nào về vấn đề này.

Ông Chey Tae Won đã được ân xá và ra tù từ năm 2015 trong vụ liên quan cáo buộc biển thủ. Người em trai Chey Jae Won đã được trả tự do hồi năm ngoái nhưng từng bị loại khỏi danh sách ân xá của tổng thống ban hành vào tháng 8-2016.

Khi bị công tố viên thẩm vấn ngày hôm nay, ông Chey Tae Won thừa nhận rằng bà Park đã “bày tỏ cảm ơn” đối với khoản tiền 11,1 tỉ won (tương đương 9,7 triệu USD) mà SK quyên góp, và yêu cầu tiếp tục hợp tác cho hai quỹ phi lợi nhuận Mir và K-sport.

Các quỹ này được cho là do Choi Soon Sil, bạn thân của bà Park, điều hành.

Sau khi SK đóng góp khoản tiền trên, một trong những trợ lý cấp cao của cựu Tổng thống Park là Ahn Jong Beom đã yêu cầu tập đoàn SK quyên thêm 8,9 tỉ won cho một trong hai quỹ trên. Tuy nhiên, SK đã từ chối và đề nghị ưu đãi chính sách cho tập đoàn này cũng bị bác.

chu tich tap doan sk chey tae won ra toa lam chung ngay 22-6 tai seoul - anh: afp

Chủ tịch tập đoàn SK Chey Tae Won ra tòa làm chứng ngày 22-6 tại Seoul - Ảnh: AFP

Trong khi đó, bà Park bác bỏ những cáo buộc trên, khẳng định các công ty tự nguyện đóng góp vào hai quỹ mà bà nói rằng được lập ra nhằm phát triển văn hóa và thể thao.

Về phần mình, lãnh đạo tập đoàn Samsung Lee Jae Yong cũng chối bỏ việc đòi hỏi những ưu đãi chính sách khi gặp bà Park, nói rằng Samsung là nạn nhân bị “tống tiền”.

Theo hãng tin AFP, cựu Tổng thống Park cùng với bà bạn thân Choi Soon Sil đang bị giam giữ và xét xử với cáo buộc nhận hoặc tìm cách nhận hối lộ hàng triệu USD từ nhiều tập đoàn lớn.

Nếu bị buộc tội tham nhũng, bà Park phải đối mặt với mức án thấp nhất là 10 năm tù và nặng nhất là chung thân. (Tuoitre)
---------------------

Ấn Độ nâng cấp vũ khí cho Su-30

Không quân Ấn Độ lên kế hoạch nâng cấp năng lực tác chiến của dòng chiến đấu cơ Sukhoi-30MKI, bổ sung các tên lửa tầm xa và trang bị khả năng phát hiện mục tiêu tối tân.

Sau khi thay thế dần các dòng chiến đấu cơ MiG, bao gồm MiG-21 và MiG-27, Su-30MKI sẽ trở thành chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Ấn Độ (IAF), chịu trách nhiệm bảo vệ biên giới phía Đông giáp Trung Quốc và phía Tây giáp Pakistan.

Nhằm bảo đảm Su-30MKI có thể đáp ứng nhu cầu này, IAF quyết định thảo luận vấn đề nâng cấp với nhà sản xuất Sukhoi Aviation Corporation ở Nga, đơn vị cung cấp máy bay chiến đấu cho Ấn Độ vào cuối thập niên 1990.

“Chúng tôi đang tìm cách cải thiện năng lực của máy bay bằng cách trang bị thêm nhiều vũ khí mạnh hơn nữa, bao gồm các tên lửa không đối không có tầm bắn lên đến 120 km, như tên lửa Meteor được lắp cho các chiến đấu cơ Rafale”, theo trang tin India Today Group dẫn các nguồn thạo tin.

Dựa trên các kế hoạch đang triển khai, Su-30MKI còn được cải tiến để mang theo các dòng tên lửa nặng hơn, cho phép đáp ứng các chiến dịch đặc biệt.

Ấn Độ nâng cấp vũ khí cho Su-30 - ảnh 1

Hiện chiến đấu cơ tuyến đầu của IAF đã được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh Brah-Mos có tầm bắn tối đa 300 km.

Bên cạnh đó, lực lượng Ấn Độ cũng dự định hoàn thiện năng lực phát hiện mục tiêu với radar tối tân như dòng AESA, cho phép các phi công IAF dõi theo các máy bay địch và khoanh vùng mục tiêu hiệu quả hơn với tầm quét xa hơn.

IAF đã mua tổng cổng 272 chiếc Su-30MKI theo từng đợt giao hàng khác nhau và phân bổ cho 12 phi đội trên toàn quốc.(Thanhnien)
-------------------------

Mỹ tống ‘rác’ F-16 cho Ấn Độ?

Nhà thầu quân sự Mỹ Lockheed Martin và tập đoàn đa quốc gia Tata Group của Ấn Độ vừa hoàn tất thỏa thuận chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất chiến đấu cơ F-16 về quốc gia Nam Á.

Thỏa thuận trên đã được ký kết trước khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Washington theo lời mời của Tổng thống Mỹ Donald Trump từ ngày 25.6.

Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự lên tiếng cáo buộc phía Lockheed đang biến Ấn Độ thành bãi đáp cho chiến đấu cơ đã lỗi thời.

Thỏa thuận ra sao?

Ấn Độ sẽ có thể “sản xuất, vận hành và xuất khẩu dòng chiến đấu cơ đa nhiệm F-16 Block 70”, theo tuyên bố chung trên website của Lockheed Martin.

“F-16 Block 70, phiên bản sản xuất kế tiếp của dòng máy bay chiến đấu Mỹ, sẽ là phiên bản F-16 duy nhất được ra lò trong thời gian tới. Vì vậy, Ấn Độ sẽ trở thành công xưởng tương lai của dòng máy bay này trên toàn thế giới”, theo Đài BBC dẫn thông tin từ Lockheed Martin.

dai dien lockheed martin va tata group ky ket thoa thuan tai phaplockheed martin

Đại diện Lockheed Martin và tata Group ký kết thỏa thuận tại PhápLOCKHEED MARTIN

Đối với nhiều người, thỏa thuận mới được xem là cú thúc cho nỗ lực “Made in India” do Thủ tướng Modi khởi xướng.

Lockheed và Tata dự kiến sẽ giành chiến thắng trong cuộc đấu thầu chính thức trước khi khởi động quy trình sản xuất chung.

Nhu cầu từ Ấn Độ

Ấn Độ cần thay thế hơn 200 chiếc MiG già cỗi đã quá hạn sử dụng từ lâu, theo giới chuyên gia.

Các dòng MiG do Nga cung cấp đang đối mặt với chỉ trích lâu nay vì gặp trục trặc khi bay, cũng như nhiều vụ rơi máy bay làm tổn thất hàng loạt phi công Ấn Độ.

Phía Nga đổ lỗi cho chính quyền New Delhi đã không đảm bảo khâu bảo trì, đẩy các chiến đấu cơ vào tình trạng hoạt động kém hiệu quả.

mot chiec mig-27 roi tai khu dan cu an do vao nam 2016afp

Một chiếc MiG-27 rơi tại khu dân cư Ấn Độ vào năm 2016AFP

Trong nỗ lực đa dạng hóa sự lựa chọn, Ấn Độ quyết định chuyển sang mua máy bay chiến đấu Rafale của Pháp và kế đến là F-16 của Mỹ.

Tranh cãi về F-16

Tuy nhiên, một số các nhà phân tích ở Ấn Độ đang nêu lên câu hỏi liệu Tata Group có phải là con cờ để Lockheed Martin trút gánh nặng công nghệ cũ cho Ấn Độ.

“Ấn Độ trở thành bãi rác cho hệ thống vũ khí lỗi thời?” theo dòng tweet trên tài khoản Twitter của chuyên gia quân sự Brahma Chellaney.

Chuyên gia về mảng quốc phòng Rahul Bedi tỏ ý đồng tình với ý kiến của ông Chellaney.

“Dòng F-16 được phát triển vào thập niên 1970 đã đạt đến ngưỡng cực hạn của hiện đại hóa. Không quân Mỹ đang loại bỏ dần các chiến đấu cơ này trong những tháng tới bằng F-35 tối tân hơn”, theo Đài BBC dẫn lời ông Bedi.

Bên cạnh đó, các nhà quan sát cũng lo ngại về lịch trình sản xuất F-16, cho rằng có thể mất cả thập niên trước khi có được một chiếc F-16 “Made in India”.(Thanhnien)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 23-06-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 23-06-2017

    Venezuela chấp nhận đối thoại cấp cao với Mỹ; Ngoại giao tiêm kích Mỹ - Nga: Quá nhanh, quá nguy hiểm; Tổng thống Philippines muốn dùng bom rải thảm diệt phiến quân; Trump định xây tường pin Mặt trời ở biên giới Mexico

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 22-06-20173

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 22-06-2017

    Đại sứ Nga bị triệu tập vụ Su-27 “ép” JAS-39 Thụy Điển; Liên tiếp tập trận chung, Nga - Trung muốn chứng minh điều gì?; Kế hoạch cải thiện quan hệ với Nga của Mỹ có gì mới?; Hải quân Mỹ sắp có thêm 13 tàu ngầm tấn công lớp Virginia

Bài cùng chuyên mục