Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý chiều 23-06-2017
- Cập nhật : 23/06/2017
Pakistan ngả về Trung Quốc trước thay đổi từ Mỹ
Theo Đài NBC News ngày 19.6, một số nguồn thạo tin giấu tên đến từ quân đội và cộng đồng tình báo Pakistan cho biết Trung Quốc đang cân nhắc thiết lập một căn cứ hải quân tại cảng tây nam của Pakistan là Gwadar.
Được biết, Islamabad đang cần một “đối trọng” đương đầu với Ấn Độ, theo trang tin Asia Times dẫn lời một quan chức ngoại giao Pakistan tên Khan. “Trước đây là Mỹ và Ả Rập Xê Út…Hiện giờ là Trung Quốc”, ông này cho biết.
Vào cuối tuần trước, một nhóm tàu hải quân thuộc Hạm đội Đông Hải đã đến Pakistan, và theo trang tin The Express Tribune, nhóm tàu này tham gia các hoạt động huấn luyện chung với hải quân Pakistan.
Lo ngại về viễn cảnh căn cứ hải quân Trung Quốc mọc lên tại Pakistan cũng đã được thể hiện trong báo cáo cho Quốc hội Mỹ gần đây của Lầu Năm Góc, với tựa đề “Những phát triển về quân đội và an ninh ở Trung Quốc”.
Báo cáo ghi nhận Bắc Kinh có thể mở rộng sự hiện diện hải quân tại các nước “như Pakistan” và quân đội Mỹ nhận thấy “sự gia tăng về năng lực và vị thế đồn trú của quân đội Trung Quốc tại các khu vực sát biên giới với Ấn Độ”.
Lầu Năm Góc kết luận rằng các động thái trên có thể tạo nên thách thức dài hạn cho các lợi ích của Mỹ tại khu vực.
Cảng Gwadar, nơi được cho là có thể trở thành địa điểm phát triển căn cứ hải quân Trung QuốcGOOGLE MAPS
Tín hiệu cứng rắn từ Mỹ
Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc sẽ tăng sức ép buộc Pakistan loại trừ các tay súng đang ẩn náu tại nước này để tiến hành các vụ tấn công vào Afghanistan, Reuters ngày 21.6 dẫn lời 2 quan chức Mỹ cho biết.
Những phản ứng Washington có thể tung ra bao gồm mở rộng các chiến dịch không kích bằng máy bay không người lái ở Pakistan, giảm một số gói viện trợ cho Pakistan, và có thể dần dần đẩy Islamabad khỏi vị trí đồng minh chủ chốt không thuộc NATO đối với Mỹ.
Nhưng một số quan chức Mỹ khác tỏ ra hoài nghi về triển vọng thành công của cách tiếp cận cứng rắn này.
Theo họ, những nỗ lực trước đó của Lầu Năm Góc nhằm cắt đứt trợ giúp của Pakistan cho các nhóm phiến quân đã thất bại. Hậu quả là những năm gần đây Mỹ càng xích lại gần Ấn Độ, làm hỏng các cơ hội đạt được đột phá trong quan hệ với Islamabad.
Giới chức Mỹ cho hay về mặt tổng quát, họ muốn nhận được sự hợp tác sâu rộng hơn với Pakistan chứ không phải làm đổ vỡ quan hệ, trong bối cảnh Washington đang kết thúc quá trình đánh giá lại chiến lược dẫn dắt cuộc chiến kéo dài 16 năm tại Afghanistan, dự kiến vào giữa tháng 7. (Thanhnien)
------------------------------------
Israel khoe có sức mạnh không quân 'không thể tưởng tượng nổi'
Một quan chức Israel tuyên bố không quân nước này đã mạnh hơn thời xung đột với Lebanon năm 2006 và có thể tấn công Hezbollah với "sức mạnh không tưởng".
Kênh RT (Nga) dẫn lời Thiếu tướng Amir Eshel, Tư lệnh Không quân Israel phát biểu tại Hội nghị an ninh thường niên Herzliya lần thứ 17: “Điều mà lực lượng không quân Israel thực hiện tại cuộc chiến tranh Lebanon trong 34 ngày thì đến nay chúng tôi chỉ cần 48-60 giờ”.
“Đây là sức mạnh tiềm năng không thể tưởng tượng nổi về quy mô, khác biệt rất nhiều với những gì chúng ta từng được thấy trong quá khứ và mạnh hơn những gì mọi người dự báo”, ông Eshel nói.
Thiếu tướng Eshel còn khẳng định rằng Israel hiện nay có thể không kích phong trào Hồi giáo Hezbollah, vốn bị coi là kẻ thù không đội trời chung với Israel, với sức mạnh lớn gấp 4 đến 5 lần so với cách đây một thập niên.
Lần cuối Israel đối đầu với Hezbollah là vào năm 2006. Trong cuộc xung đột đó, đã xảy ra một cuộc tấn công rocket trong lãnh thổ Israel và nước này đã mở tấn công trên bộ và không kích vào Lebanon. Các nhà lãnh đạo Israel nhận xét rằng, kể từ đó đến nay Hezbollah đã xây dựng và nâng cấp tầm bắn rocket của lực lượng này đạt khả năng tấn công vào sâu bên trong lãnh thổ Israel.
Truyền thông địa phương dẫn lời ông Eshel: “Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều để đảm bảo rằng trước bất cứ cuộc xung đột nào trong tương lai, Israel sẽ có không lực nhanh hơn trong quá khứ”.
Số thương vong chính xác từ cuộc xung đột năm 2006 vẫn chưa rõ ràng thì có ước tính rằng có khoảng 1.200 người Lebanon thiệt mạng.
Ông Eshel nói: “Chúng tôi đang làm bất cứ điều gì có thể để giảm tổn thất tới dân thường trong bất cứ cuộc chiến nào và Israel muốn hướng đến không có thương vong. Nhưng tôi không thể lừa dối chính mình, trong mọi cuộc chiến luôn có người dân bị thương tổn”.
Thiếu tướng Eshel đồng thời cảnh báo người dân Lebanon rời khỏi nhà họ ngay khi có xung đột nổ ra để tránh thiệt mạng hoặc bị thương cùng với các tay súng Hezbollah, những kẻ có thể sống hoặc lẩn trốn giữa họ.
Cũng tại hội nghị an ninh trên, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Israel Ehpraim Sneh đã gợi ý quân đội nước này nên không kích Iran nếu chiến tranh xảy ra.
Ngày 20/6, cũng tại hội nghị Herzliya, Tổng tham mưu trưởng Israel Gadi Eisenkot nhấn mạnh rằng Hezbollah vẫn là mối đe dọa chính của Israel.
Truyền thông địa phương dẫn lời Trung tướng Gadi Eisenkot nói: “Chúng tôi biết rằng Hezbollah đã triển khai lực lượng rất tốt. Họ xuất hiện ở 240 thị trấn và hầu như mỗi căn nhà đều có từ 3-4 tay súng Hezbollah”.
Ông Eisenkot cũng cho rằng hàng nghìn địa điểm dưới lòng đất và hàng chục nghìn rocket của Hezbollah là mối đe dọa trực tiếp tới Israel. Ông Gadi Eisenkot đồng thời cáo buộc Iran đang làm bất ổn toàn khu vực.
RT cho biết có nhiều cáo buộc rằng Israel tiến hành không kích tại Syria từ năm 2011 nhắm vào Hezbollah, tuy nhiên Tel Aviv luôn phủ nhận điều này.
Đến giữa tháng 3, Israel xác nhận rằng chiến đấu cơ nước này đã tiến hành không kích gần Palmyra. Để đáp trả lại, lực lượng phòng không Syria đã phóng tên lửa vào những chiến đấu cơ này. (Baotintuc)
-------------------------------
Pháp có nữ Bộ trưởng Quốc phòng mới
Ngày 21/6, Tổng Giám đốc công ty đường sắt SNCF Florence Parly đã được chỉ định làm Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, thay thế người tiền nhiệm vừa từ chức vì bê bối.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp vừa từ nhiệm nhiệm Sylvie Goulard (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng mới được bổ nhiệm Florence Parly (phải) tại lễ chuyển giao quyền lực ở Paris ngày 21/6. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Parly, 54 tuổi, là Thứ trưởng Tài chính dưới thời Thủ tướng Lionel Jospin giai đoạn 2000-2002.
Quyết định bổ nhiệm bà Parly được đưa ra sau khi người tiền nhiệm Sylvie Goulard của đảng Phong trào Dân chủ (MoDem) liên minh với đảng Nền Cộng hòa Tiến bước (LREM) theo đường lối ôn hòa của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từ chức, trong bối cảnh diễn ra một cuộc điều tra về sử dụng công quỹ sai mục đích.(TTXVN)
-------------
Singapore bị xem là một phần trong 'Nhà nước Đông Á' của IS
Các đối tượng ủng hộ nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria đã xác định Singapore là một phần của "Nhà nước Đông Á", động thái được các nhà phân tích cho là có khả năng khuyến khích các tay súng nước ngoài gây ra các vụ tấn công tại đây.
Singapore đã bắt một cảnh sát có kế hoạch tham chiến tại Syria. Ảnh: tnp.sg
Trong bài viết của mình được Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam công bố tuần trước, nhà phân tích cấp cao Jasminder Singh cho rằng Singapore nằm trong số các nước và vùng lãnh thổ bị truyền thông xã hội coi là một phần của "Nhà nước Đông Á". Các nước và vùng lãnh thổ còn lại trong danh sách này gồm Malaysia, Indonesia, Philippines, miền Nam Thái Lan, Myanmar và Nhật Bản.
Ông Singh nói với tờ The Straits Times rằng "đối với các tay súng nước ngoài đang tràn vào khu vực này, điều này khơi gợi cho họ ý tưởng về cái mà họ sẽ tham gia và các mục tiêu là gì".
Các nhà phân tích an ninh khác cũng nhận định điều này có khả năng sẽ khuyến khích các cá nhân tự cực đoan hóa gây ra các vụ tấn công tại đây nếu họ không thể đến được Trung Đông để tham chiến.
Nhận định được đưa ra trong bối cảnh mối đe dọa khủng bố mà Singapore phải đối mặt đang ở mức cao nhất trong những năm qua và nước này đang chứng kiến sự gia tăng mạnh số lượng cá nhân tự cực đoan hóa. Hôm 20/6, giới chức Singapore thông báo đã bắt giữ một cảnh sát giao thông do người này bị nhiễm tư tưởng cực đoan từ năm 2012 và có ý định tham chiến tại Syria.
Bên cạnh đó, một đồng nghiệp của Khairul đã bị áp đặt lệnh hạn chế đi lại do biết về kế hoạch của Khairul nhưng không thông báo với nhà chức trách. Tuần trước, Singapore cũng đã bắt giữ một phụ nữ đầu tiên tại nước này bị nghi có tư tưởng cực đoan.(TTXVN)