Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý tối 23-06-2017

  • Cập nhật : 23/06/2017

Mỹ-NATO không dám gây chiến với Nga vì đâu?

Phương Tây đã gây chiến với Nga từ lâu nếu Nga không phải là cường quốc hạt nhân, ông Werner Grossmann, cựu lãnh đạo cơ quan tình báo CHDC Đức nêu nhận định trong cuộc phỏng vấn với Sputnik Deutschland.

ten lua dan dao lien luc dia cua nga

Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga

"Trong thời đại chúng ta vẫn tồn tại mối đe dọa chiến tranh, thậm chí ở châu Âu, cuộc chiến chủ yếu nhằm mục đích chống lại Nga… Nếu không vì vũ khí hạt nhân thì chiến tranh đã nổ ra rồi", ông Grossmann tuyên bố. Ông nói thêm rằng ở phương Tây trong những năm gần đây đang quan sát thấy "xu hướng bài Nga rất mạnh".

Cựu giám đốc tình báo cho rằng chính sách phòng ngự của Mátxcơva là phù hợp với tình hình hiện tại. Theo ông, Nga tuân thủ nguyên tắc: "Nếu muốn hòa bình hãy chuẩn bị cho chiến tranh".

Theo ông, mục tiêu và lợi ích của các giới cầm quyền ở phương Tây đã không hề thay đổi từ thời Chiến tranh Lạnh, vì vậy diễn ra sự quay lại của đường lối đối đầu với Mátxcơva.

"Những mối quan tâm của họ vẫn đang hướng về phía đông. Nếu Nga không được thừa kế các vũ khí Liên Xô trong đó có vũ khí hạt nhân, thì nhiều khả năng, chiến tranh đã bùng nổ", ông Grossmann nói.

Ông cũng ủng hộ việc Crimea sáp nhập với Nga, lưu ý đây không phải là sự "thôn tính". "Crimea luôn là của Nga. Nó đã trở lại trên cơ sở hợp pháp", cựu lãnh đạo tình báo phát biểu.(Viettimes)
--------------------------------

Nga “bắn cảnh cáo”, Mỹ dấn sâu vào Syria sẽ lãnh đủ

Mỹ có nhận thức đầy đủ về sức mạnh và trang thiết bị của lực lượng vũ trang Nga đang hiện diện tại Syria, đặc biệt, các hệ thống phòng thủ tên lửa. Tất nhiên, tôi không khuyên Mỹ thử thách số phận. Bởi vì chính họ có thể lãnh đủ. Nói chung, theo tôi, hành động của Bộ Quốc phòng Nga là một "phát súng cảnh báo" đối với Mỹ, quan chức Nga tuyên bố.

nga da trien khai he thong s-400 dang gom tai syria

Nga đã triển khai hệ thống S-400 đáng gờm tại Syria

Mỹ đang sa lầy trong cuộc xung đột Syria, khiến đất nước phải chịu những hậu quả nghiêm trọng mà không có bất kỳ lợi ích nào, bình luận viên The National Interest Doug Bandow đánh giá.

Tuy ông Donald Trump chưa bao giờ là chuyên gia quan hệ quốc tế, trong chiến dịch tranh cử, chương trình chính sách đối ngoại của ông Trump ít nhất có một điểm nghe có vẻ khá lành mạnh: Mỹ nên tránh tham gia vào cuộc chiến tranh vô nghĩa ở Trung Đông. Mặc dù vậy, chính quyền mới của Mỹ vẫn tiếp tục dấn sâu hơn trong cuộc xung đột Syria, National Interest nhận xét.

Triển vọng tham gia vào cuộc nội chiến trong điều nhiều nhóm giao tranh trong mọi trường hợp sẽ chẳng hay ho gì, vì nếu Mỹ tích cực can thiệp vào cuộc xung đột, sẽ có nguy cơ đụng độ với Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, tạp chí Mỹ bình luận.

Washington đang tiến hành các bước mạo hiểm khi không hề có đe dọa trực tiếp nào  lực lượng Mỹ, như trường hợp bắn rơi Syria Su-22 của chiến dịch tranh cử hôm 18/6. Sự can thiệp như vậy của Mỹ vào cuộc xung đột là cực kỳ nguy hiểm. Quốc hội Mỹ không tuyên chiến với chính phủ Syria và không hề cam kết sẽ bảo vệ các phiến quân Syria, ông Bandow lưu ý.

Washington không có lợi ích sống còn ở Syria, Mỹ cũng không thể thiết lập sự ổn định nào đó ở nước này. Những hành động thiếu suy nghĩ của Mỹ trong khu vực có nguy cơ thổi bùng cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn nhiều so với cuộc xung đột Syria hiện nay, tác giả cảnh báo.

Sau Mỹ bắn rơi chiếc máy bay Su-22 của Syria, Nga ngừng hợp tác với Mỹ trong khuôn khổ Bản ghi nhớ về ngăn ngừa sự cố trên bầu trời Syria. Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Yuri Shvytkin gọi đó là một "phát súng cảnh báo” đối với Mỹ.

"Các hành động quân sự lặp đi lặp lại của không quân Mỹ dưới chiêu bài "chống khủng bố" chống lại các lực lượng vũ trang của một quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc là vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế", Bộ quốc phòng Nga lưu ý.

Cơ quan quốc phòng Nga nhấn mạnh rằng, việc phá hủy máy bay Syria trong không phận của nước này là vi phạm vô liêm sỉ về chủ quyền của Syria.

Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Yuri Shvytkin nhận định rằng, liên minh do Mỹ lãnh đạo đã thực hiện một hành động "gây hấn" chống lại một nước có chủ quyền là Syria. Và trong trường hợp này Nga có đủ cơ sở để thực hiện hành động đáp trả.

"Các hành động của Bộ Quốc phòng Nga là hoàn toàn hợp lý, hoàn toàn đúng, bởi vì hiện nay Mỹ hành động dường như không bị trừng phạt  và chỉ làm leo thang căng thẳng, điều đó không thể chấp nhận được. Chúng ta lại một lần nữa đang phải đối mặt với một hành động gây hấn chống lại một nước có chủ quyền là Cộng hòa Ả rập Syria. Vụ việc vừa xảy ra lại một lần nữa cho thấy nguyên nhân và động cơ thực sự của việc  liên minh do Mỹ dẫn đầu đang hiện diện tại Syria. Chúng ta thấy rõ rằng, liên minh này không đấu tranh chống lại lực lượng khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" mà chỉ đơn giản phô trương sức mạnh quân sự trong khu vực", ông Yuri Shvytkin nói.

Theo ông Shvytkin, hành động của Nga sẽ buộc Mỹ phải suy nghĩ.

"Theo tôi, Mỹ có nhận thức đầy đủ về sức mạnh và trang thiết bị của lực lượng vũ trang Nga đang hiện diện trong khu vực, đặc biệt, các hệ thống phòng thủ tên lửa. Tất nhiên, tôi không khuyên Mỹ thử thách số phận. Bởi vì chính họ có thể lãnh đủ. Nói chung, theo tôi, hành động của Bộ Quốc phòng Nga là một "phát súng cảnh báo" đối với Mỹ. Xin nhắc lại rằng, vì các hành động trước đây của Mỹ không bị trừng phạt, Mỹ tiếp tục thực hiện những tội ác mới. Tôi nghĩ rằng, chúng ta sẽ đề xuất sáng kiến này tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc", ông Yuri Shvytkin nói. (Viettimes)
------------------------------

Chọc giận Nga ở Syria, Mỹ sẽ “thua cả đôi đường”

 Nếu Mỹ tiếp tục bắt nạt quân đội Syria, và làm tổn thương uy tín của Nga ở Syria, liệu Mátxcơva có còn khả năng tìm kiếm một giải pháp thù địch ở Ankara và Damascus để trút thịnh nộ lên đầu người Kurd không? trang Minh bạch quốc phòng (RCD) đặt câu hỏi.

Chiến đấu cơ Su-30SM hộ tống máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160 Nga tấn công phiến quân tại Syria
Chiến đấu cơ Su-30SM hộ tống máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160 Nga tấn công phiến quân tại Syria

Mỹ vừa bắn rơi máy bay chiến đấu Su-22 của quân đội chính phủ Syria ở Syria hôm 18/6 vì cáo buộc máy bay này "ném bom lực lượng SDF" do Mỹ hậu thuẫn.

Điều này khá gây ngạc nhiên vì  máy bay chiến đấu, pháo binh và xe tăng của Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 2015 thường xuyên đã ném bom vào lực lượng SDF. Tuy nhiên Mỹ tuyệt nhiên không một lần nào tấn công  đáp trả quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Vì lý do nào đó, danh nghĩa "tự phòng vệ tập thể của lực lượng đối tác liên minh" ở Syria chỉ áp dụng cho quân đội chính phủ Syria, chứ không áp dụng cho thế lực bên ngoài như Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuần trước, ông Erdogan cũng không biết bao nhiêu lần nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ có quyền tấn công SDF bất kỳ lúc nào mà “không cần hỏi bất kỳ ai.”

Trong một bài diễn văn, ông Erdogan lại một lần nữa gọi Lực lượng dân quân tự vệ YPG, lực lượng chủ chốt trong SDF là quân khủng bố, chỉ trích Mỹ tiến vào Raqqa với một tổ chức khủng bố, chỉ trích gói hàng viện trợ của Mỹ cho YPG và cuối cùng đe dọa sẽ trả đũa YPG nếu lực lượng này tấn công Thổ Nhĩ Kỳ. Lần cuối cùng ông Erdogan “trả đũa” YPG là vào tháng 4/2017, khi lực lượng Thổ giết chết 20 lính YPG/SDF bất chấp Mỹ phản đối.


Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã thay đổi thái độ với Nga sau vụ đảo chính hụt nhằm lật đổ ông


Lính đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ đã tới Aleppo, Syria nhằm chống lực lượng dân quân người Kurd

Ông Erdogan cũng chỉ trích căn cứ không quân Mỹ đang xây dựng ở miền bắc Syria, cảnh báo rằng Thổ Nhĩ KỲ không hề hoan nghênh sự hiện diện lâu dài của Mỹ:

"Mỹ đang xây dựng một căn cứ không quân ở Kobani và sẽ sớm triển khai máy bay ở đây. Và họ sẽ đóng đô ở đây bằng cách này", ông Erdogan phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình RTP của Bồ Đào Nha.

"Liệu mọi người có hỏi tại sao Mỹ lại làm việc này? Tại sao Mỹ lại bước vào những nơi này?", ông Erdogan cật vấn.

Cho đến nay, Nga đã là đối tác của Mỹ trong việc kiềm chế ông Erdogan. Nga được cho là đã hành động nhiều hơn Mỹ trong việc ngăn Thổ Nhĩ Kỳ không tấn công SDF. Nga cũng là bên duy nhất thúc đẩy đưa người Kurd vào bàn đàm phán hòa bình ở Geneva.


Quan hệ Nga-Thổ đã xích lại gần hơn sau vụ khủng hoảng bắn hạ Su-24. Giờ đây Mỹ ủng hộ người Kurd khiến Thổ Nhĩ Kỳ hết sức khó chịu

Bảo vệ SDF khỏi sự tấn công của chính quyền Erdogan có ý nghĩa rất lớn đối với Nga vì ba lý do sau:

Thứ nhất, các cuộc tấn công của Thổ khiến mục tiêu trấn áp cuộc nội chiến của Nga trở nên phức tạp hơn. Thứ hai, quân đội Syria và SDF đều hưởng lợi trong việc làm suy yếu lực lượng khủng bố IS. Cuối cùng, không giống Damascus, Nga không phản đối người Kurd giành quyền tự chủ và cũng không coi SDF là kẻ thù hay mối đe dọa.

Đây là điều rất đáng ca ngợi, nhưng đồng thời cũng khiến Nga rơi vào vị thế khó xử vì Nga đang làm lợi cho lực lượng mà Mỹ hậu thuẫn ở Syria, trong khi quân đội Mỹ lại ném bom, bắn hạ máy bay và đe dọa lực lượng chiến đấu do Nga hậu thuẫn (quân đội chính phủ Syria).

Dường như việc Mỹ cung cấp vũ khí và hỗ trợ tài chính cho các phiến quân Hồi giáo ở miền tây Syria chưa đủ gây đau đầu cho Nga và quân đội Syria, Lầu Năm Góc lại bắt đầu tấn công quân đội Syria ở miền đông và miền nam Syria.

Người Mỹ dường như thích tấn công quân đội Syria để "tự  vệ" theo cách giải thích của họ, cũng như ông Erdogan thích “trả đũa” SDF, nhưng điều mà cả Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đều không hiểu là nếu quân đội Syria cũng như SDF bị đẩy vào chân tường, Nga sẽ không thể đủ lực để che chắn cho SDF được nữa.

Nếu Mỹ tiếp tục bắt nạt quân đội Syria, và làm tổn thương uy tín của Nga ở Syria, liệu Mátxcơva có còn khả năng tìm kiếm một giải pháp thù địch ở Ankara và Damascus để trút giận dữ lên đầu người Kurd không?


Người Kurd đang có kế hoạch thành lập một nhà nước độc lập

Và điều gì xảy ra nếu, khi bị dồn vào chân tường, Nga kết luận rằng nước này không còn ở vị thế chọc giận Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách bảo vệ SDF khỏi chính quyền ông Erdogan nữa?

Liệu Erdogan có coi đó là tín hiệu để tiếp tục tấn công SDF một lần nữa hay không? Và nếu ông ta thực sự làm như vậy thì sao?  

Đó sẽ là một đề xuất “thua cả đôi đường” cho Mỹ. Ngăn chặn những động thái của Thổ Nhĩ Kỳ mà không có Nga sẽ khiến Thổ tiến sâu hơn vào vòng tay của Nga, trong khi đó cho phép ông Erdogan tiếp tục tấn công SDF mà không phải chịu hậu quả sẽ làm mất sự tín nhiệm của Mỹ với lực lượng người Kurd.

Xét cho cùng, RCD kết luận hành động của Mỹ chống lại chính phủ Syria có thể sẽ phản tác dụng.(Viettimes)
------------------

 

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 23-06-20172

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 23-06-2017

    Pakistan ngả về Trung Quốc trước thay đổi từ Mỹ; Israel khoe có sức mạnh không quân 'không thể tưởng tượng nổi'; Pháp có nữ Bộ trưởng Quốc phòng mới; Singapore bị xem là một phần trong 'Nhà nước Đông Á' của IS

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 23-06-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 23-06-2017

    Singapore có thể trở thành mục tiêu của IS; Chủ tịch tập đoàn SK tố cáo cựu tổng thống Park; Ấn Độ nâng cấp vũ khí cho Su-30; Mỹ tống ‘rác’ F-16 cho Ấn Độ?

Bài cùng chuyên mục