Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
"Những lời kêu gọi Mỹ rời khỏi Afghanistan bắt đầu xuất hiện trong thời gian gần đây. George Bush bắt đầu chiến tranh này, Barack Obama đã lừa dối và không kết thúc nó, hiện nay Donald Trump bên chiếc máng vỡ. Mỹ là siêu cường quốc thua cuộc", chính trị gia viết trong Twitter.
Trước đó phiến quân Taliban đã gửi một bức thư ngỏ tới người đứng đầu Nhà Trắng yêu cầu rút toàn bộ quân khỏi nước này.
Tờ USA Today đã cũng viết có tham chiếu đến nhà thành lập công ty quân sự tư nhân Blackwater Erik Prince rằng Nhà Trắng xem xét kế hoạch giao cho nhà thầu tư nhân đảm trách phần lớn chiến dịch của Mỹ tại Afghanistan. Theo báo Mỹ, kế hoạch đang được xem xét nghiêm túc bất chấp những lo ngại cố vấn an ninh quốc gia Herbert McMaster cho Tổng thống Donald Trump và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.
Trong một động thái khác, cựu đại sứ Nga tại Afghanistan, hiện đang là Vụ trưởng Vụ châu Á II thuộc Bộ Ngoại giao Nga và đặc phái viên Tổng thống Nga phụ trách vấn đề Afghanistan Zamir Kabulov tuyên bố rằng, việc IS đang tăng cường vị thế của mình ở Afghanistan tạo ra nguy cơ lây lan tình hình bất ổn ở Trung Á.
Ông Kabulov nhấn mạnh, nếu chính phủ Afghanistan và Mỹ không thể giải quyết mối đe dọa IS trong nước này, Nga sẽ buộc phải sử dụng vũ lực tại đây.
Tuyên bố này phải được hiểu như thế nào? Liệu Nga lại một lần nữa sẽ đưa quân vào Afghanistan? Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà phân tích quân sự Atiqullah Amarkhel, tướng Không quân Afghanistan về hưu, cho biết:
"Những tuyên bố về việc Nga sẽ áp dụng vũ lực ở Afghanistan chỉ là những lời cảnh báo ngoại giao. Matxcơva sẽ không dùng đến các giải pháp quân sự cho đến khi IS tấn công vào biên giới các nước Trung Á giáp với Nga. Nguyên nhân chính khiến Nga lo ngại về việc IS đang tăng cường vị thế của mình ở Afghanistan, đặc biệt tại ở khu vực phía Bắc, là mối nguy cơ lây lan tình hình bất ổn ở Trung Á.
Nga đang tham gia vào cuộc chiến ở Syria để bảo vệ chính phủ hợp pháp của ông Bashar al-Assad, cũng như để bảo vệ vị thế của Matxcơva trong khu vực và trên thế giới. Song, đối với Nga, Afghanistan không kém phần quan trọng so với Syria. Đối với Nga, sự hiện diện của bất kỳ nhóm khủng bố ở Trung Á là mối nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, và chắc là Nga không thể bỏ qua sự hiện diện của Taliban và IS ở Trung Á, mà Matxcơva xem xét lãnh thổ này như khu vực ảnh hưởng của mình. Về mặt này, việc tăng cường vị thế của IS ở Afghanistan và sự yếu đuối của Chính phủ đoàn kết dân tộc có thể khiến Matxcơva can thiệp quân sự".
Tướng Atiqullah Amarkhel nhấn mạnh:
"Cuộc chiến ở Afghanistan đang mở rộng, ngoài Taliban và IS tham gia cuộc chiến có cả những nhóm khủng bố khác. Trong khi đó, mối quan hệ Nga- Mỹ đang xấu đi. Không loại trừ khả năng, Mỹ có thể sử dụng những nhóm Hồi giáo cực đoan để gây ra sự mất ổn định trong các nướcTrung Á để tăng cường áp lực đối với Nga. Vì thế, Nga đang chú ý theo dõi tình hình".
Trong khi đó, tờ USA Today đã đưa tin dựa theo lời Erik Prince, người sáng lập tập đoàn quân sự tư nhân Blackwater: Nhà Trắng đang xem xét kế hoạch chuyển trách nhiệm về đa số hoạt động quân sự của Mỹ tại Afghanistan cho các công ty tư nhân. Bao gồm cả việc đào tạo quân đội Afghanistan. Bình luận về kế hoạch này, nhà ngoại giao Nga Zamir Kabulov lưu ý rằng, gửi các công ty quân sự tư nhân đến Afghanistan để thay thế cho đội quân bình thường sẽ không giải quyết được vấn đề. Và nói chung, theo ý kiến của ông:
"Nếu quân đội Mỹ không thể làm gì được, hãy để họ rút khỏi Afghanistan. Chiến dịch của Mỹ tại Afghanistan bị thất bại. Trên thực tế Afghanistan đã trở thành một lồng ấp toàn cầu của chủ nghĩa khủng bố quốc tế", ông Zamir Kabulov nói trong một cuộc phỏng vấn với Izvestia.(Viettimes)
----------------------------
Philippines: Chết oan trong cuộc chiến chống ma túy
Cảnh sát Philippines hôm 18-8 đối mặt sức ép lớn sau khi một học sinh trung học 17 tuổi bị giết trong làn sóng trấn áp tội phạm ma túy mới nhất.Theo những cảnh quay được phát sóng trên truyền hình, Kian Loyd Delos Santos bị 2 người đàn ông áp giải tới một địa điểm thuộc quận Caloocan, Tây Bắc thủ đô Manila - nơi cậu bị bắn chết sau đó. Đài ABS-CBN dẫn lời các nhân chứng cho biết học sinh này không mang vũ khí. Tuy nhiên, cảnh sát tại hiện trường đưa cho em một khẩu súng, bắt em nổ súng và chạy. Báo cáo của cảnh sát kết luận Santos bị bắn chết vì "nổ súng vào lực lượng an ninh".
Vụ việc gây tranh cãi trên buộc Cảnh sát trưởng quốc gia Philippines Ronald dela Rosa lên tiếng trấn an dư luận. Ông Dela Rosa tuyên bố nếu Santos không thực hiện bất kỳ hành vi đe dọa nào, những cảnh sát bắn cậu học sinh này vào tối 16-8 (giờ địa phương) sẽ phải chịu trách nhiệm. Cảnh sát trưởng Manila Oscar Albayalde thông báo thêm 3 cảnh sát liên quan tới vụ việc đã bị đình chỉ để chờ điều tra.
Santos là một trong 80 người thiệt mạng trong chiến dịch trấn áp tội phạm ma túy mới nhất do chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte phát động trong tuần này. Reuters đưa tin cảnh sát đã tiêu diệt ít nhất 13 người ở thủ đô Manila tối 17-8. Trước đó, 67 người khác cũng thiệt mạng và hơn 200 người bị bắt ở Manila và một số tỉnh lân cận.
Tổng thống Duterte hôm 17-8 tiếp tục ủng hộ mạnh tay với tội phạm ma túy khi tuyên bố không chỉ "ân xá những cảnh sát bắn chết nghi phạm mà còn thăng chức cho họ". Tuy nhiên, Phó Tổng thống Leni Robredo và một số thượng nghị sĩ chỉ trích chiến dịch đẫm máu nói trên. Thượng nghị sĩ Francis Pangilinan nhấn mạnh việc giết người nghèo và người không có quyền hành không phải là giải pháp cho vấn nạn ma túy.(NLĐ)
---------------------------
Úc triệt phá đường dây trồng cần sa của người gốc Việt
Cảnh sát Úc vừa triệt phá một đường dây trồng cần sa trong nhà của các băng đảng gốc Việt tại thành phố Brisbane, bang Queensland.
Nhìn từ bên ngoài, các căn nhà trồng cần sa trông không có gì bất thường hay khác biệt - Ảnh chụp màn hình
Theo thông tin của cảnh sát Úc, các băng đảng gốc Việt thường trà trộn vào những nơi có đông người gốc Việt sinh sống để dễ bề hoạt động.
Chúng thường thuê lại các căn nhà của người Việt ở những vùng ngoại ô như Heathwood, Forest Lake, Inala, Springfield, Doolandella và Sunnybank.
“Giá xin thuê thường rất tốt, ngang bằng hoặc hơn hẳn giá thị trường nên chúng thường thuê được rất dễ”, thanh tra cảnh sát Lance Vercoe nói với Yahoo News sau vụ triệt phá điểm trồng cần sa vào ngày 16-8.
Thuê xong thì chúng tổ chức hệ thống tưới tiêu và đèn để trồng và thu hoạch lá cần sa ngay trong các ngôi nhà bình thường này.
Điều khiến cảnh sát Úc quan ngại là lợi nhuận thu được từ việc bán lá cần sa sẽ được dùng để mua các loại ma túy nặng đô hơn (như ma túy đá) và đắt tiền hơn từ nước ngoài. Cách thức này sẽ làm tăng nạn nghiện ngập tại Úc.
Cảnh sát Brisbane cho biết các băng đảng gốc Việt này tổ chức hoạt động rất tinh vi và phức tạp. Ngay cả những người sống trong khu dân cư đó cũng không hề hay biết điều gì đang diễn ra bên trong các căn nhà đó. Mọi thứ chỉ vỡ lẽ khi cảnh sát ập vào kiểm tra và bắt giữ.
Tại một điểm, cảnh sát phát hiện 170 cây cần sa đã được trồng bằng cách này. Ước tính giá trị thị trường lên tới khoảng 850.000 USD.
Cảnh sát cũng phát hiện một vườn ươm, hệ thống chiếu sáng và tưới tiêu được đặt ngay bên trong các căn nhà được thuê.
Một nghi phạm khai nhận để có thể giúp hệ thống đèn chiếu sáng hoạt động suốt 24 giờ liền mà không bị nghi ngờ, nhóm này đã tìm cách câu dẫn từ mạng lưới điện một cách trái phép.
“Không thể tưởng tượng được bên trong lại có những thứ đó. Thật đáng sợ”, một người dân sống gần căn nhà trồng cần sa cho biết.(Tuoitre)