Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trưa 19-08-2017:

  • Cập nhật : 19/08/2017

Mỹ tuyên bố bắn hạ ngay lập tức tên lửa Triều Tiên

Ria Novosti, dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis cho hay, Mỹ sẽ triển khai các hành động cụ thể và ngay lập tức nhằm bắn hạ tên lửa của Triều Tiên nếu tên lửa đó được phóng về phía lãnh thổ Mỹ hay bất cứ nước đồng minh nào của Washington

bo truong quoc phong my, jim mattis

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Jim Mattis

Truyên bố trên được ông Mattis đưa ra trong một cuộc họp báo tiếp sau cuộc họp "2+2" với sự tham dự của các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Mỹ và Nhật Bản.

Trả lời câu hỏi Mỹ sẽ làm gì nếu Triều Tiên phóng các tên lửa đạn đạo về phía lãnh thổ Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ, ông Mattis nói: "Chúng tôi sẽ triển khai các hành động cụ thể và ngay lập tức sẽ đánh chặn nó".

Các bộ trưởng cho biết họ đã thảo luận về việc đối phó với mối đe dọa tên lửa và hạt nhân ngày càng tăng của Triều Tiên.

Trước đó, ngày 17/8, Nhật Bản và Mỹ đã bắt đầu các cuộc thảo luận an ninh cấp cao tại Washington, tập trung vào các biện pháp kiềm chế mối đe dọa đang gia tăng mà các chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên gây ra.

Cuộc thảo luận có sự tham gia của Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono và người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và người người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera.

Ngoài trọng tâm là vấn đề Triều Tiên, 4 vị bộ trưởng được cho là sẽ thảo luận về các cách thức kiềm chế những tuyên bố chủ quyền hung hăng của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông. Bên cạnh đó, hai bên sẽ trao đổi quan điểm về các biện pháp tăng cường quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật.

Trước đó, trong cuộc gặp hôm 16/8, ông Kono và ông Onodera đã nhất trí với Cố vấn an ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster rằng đây là thời điểm để cộng đồng quốc tế gây áp lực với Triều Tiên để ép nước này từ bỏ tham vọng hạt nhân.

Trong khi đó, báo chí chính thống Triều Tiên ngày 17/8 đã lên án Hàn Quốc và Mỹ, cáo buộc những nước này đang đẩy tình hình trên Bán đảo Triều Tiên trở thành “thảm họa” bằng cách tiến hành cuộc tập trận quân sự chung chống lại Bình Nhưỡng vào cuối tháng này.

Trong một bài bình luận, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho rằng các cuộc tập trận chung Hàn – Mỹ mang tên “Người bảo vệ tự do Ulchi” sắp diễn ra sẽ “đẩy tình hình trên Bán đảo Triều Tiên lún sâu hơn vào thảm họa”.

Cuộc tập trận này sẽ diễn ra trong khi tình trạng căng thẳng trong khu vực đang leo thang. Hàn Quốc và Mỹ vẫn luôn tuyên bố cuộc tập trận về bản chất mang tính phòng vệ, còn Triều Tiên thì cho rằng đây là một cuộc tổng duyệt cho một cuộc chiến tranh hạt nhân chống Bình Nhưỡng.

Hiện Triều Tiên và Hàn Quốc về mặt kỹ thuật vẫn ở trong tình trạng chiến tranh và Triều Tiên luôn rất nhạy cảm với mọi động thái quân sự của Hàn Quốc và Mỹ.(Infonet)
------------------------

Thông điệp rõ ràng Kim Jong Un gửi Mỹ

Lo ngại về cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu từ tuần tới, Bình Nhưỡng đưa ra cho Mỹ một lựa chọn rõ ràng: Hãy xuống thang căng thẳng nếu không sẽ đối mặt với một cuộc tấn công tên lửa vào vùng biển quanh Guam.Theo CNN, trong năm qua, các chiến cơ ném bom B-1B của Mỹ đã thực hiện nhiều chuyến xuất kích từ Căn cứ Không quân Andersen ở Guam tới bán đảo Triều Tiên. Lần gần đây nhất là vào ngày 8/8.

ong kim jong un thi sat bo chi huy luc luong chien luoc cua quan doi trieu tien tai mot dia diem bi mat. (anh: kcna)

Ông Kim Jong Un thị sát Bộ Chỉ huy Lực lượng Chiến lược của Quân đội Triều Tiên tại một địa điểm bí mật. (Ảnh: KCNA)

Ngay hôm sau đó, hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên (KCNA) tuyên bố lực lượng chiến lược nước này "đang nghiên cứu kỹ lưỡng kế hoạch hành động để tạo một vòng lửa ở những khu vực xung quanh Guam". Tuyên bố này nêu cụ thể tên lửa Hwasong-12 và khẳng định các chuyến bay B-1B là nguồn cơn đe dọa.

Hai ngày sau, KCNA thậm chí đi sâu hơn khi mô tả kế hoạch phóng 4 tên lửa và đường đạn của chúng qua bầu trời Nhật. Hãng thông tấn này đồng thời tiết lộ Lực lượng Chiến lược sẽ báo cáo với ông Kim vào giữa tháng 8.

Sau tất cả, Triều Tiên đặt ra cho Mỹ một lựa chọn rõ ràng: Dừng các chuyến bay B-1B nếu không sẽ đối mặt với các vụ phóng tên lửa nguy hiểm.

Những thông điệp này thể hiện một mô hình đe dọa mới của Triều Tiên: Dọa thực hiện các vụ phóng tên lửa gây tổn hại để buộc kẻ thù phải thay đổi tư thế quân sự.

Mỹ được cho là sẽ hứng chịu thêm nhiều đe dọa kiểu này nữa từ Bình Nhưỡng, có thể là dọa các cuộc tấn công nguy hiểm hơn. Mục đích là để gây sức ép với các đồng minh của Mỹ hoặc đòi các lực lượng Mỹ phải rút đi - một thực tế còn quan trọng hơn cả việc Mỹ nhanh chóng có phản ứng cứng rắn.

Ngày 15/8, KCNA đưa tin ông Kim Jong Un đã được báo cáo về kế hoạch tấn công Guam. Đăng kèm là bức ảnh ông Kim đang nghiên cứu các bản đồ trước một bức ảnh vệ tinh chụp căn cứ Andersen.

Bản tin được đánh giá là "màn trình diễn tài năng" với ý đồ nhắc nhở Mỹ rằng mối đe dọa vẫn còn đó, vẫn nằm trên bàn làm việc. Hơn thế nữa, giờ đây nó không chỉ dừng lại ở đe dọa đáp trả đối với các chuyến bay B-1B.

Thông điệp của Triều Tiên được báo chí diễn giải rằng nước này đã đơn phương từ bỏ đe dọa tấn công Guam. Nhưng điều này chưa thật chuẩn xác.

Thực tế, Bình Nhưỡng vẫn dấn một bước nữa, khi khẳng định đang chờ phản ứng "thêm một chút" và "nếu người Mỹ cố chấp trong những hành động cực kỳ liều lĩnh nguy hiểm của họ... chúng ta sẽ đưa ra một quyết định quan trọng như đã tuyên bố...". Như vậy, rõ ràng Triều Tiên chưa từ bỏ hoàn toàn đe dọa của mình.(Vietnamnet)
---------------------------

Triều Tiên cảnh báo Mỹ, Hàn tập trận sẽ dẫn đến thảm họa

Mỹ và Hàn Quốc đang có kế hoạch tổ chức cuộc tập trận thường niên UFG vào tuần tới bất chấp cảnh báo đã được hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa ra.

KCNA cho rằng cuộc tập trận sẽ đẩy tình hình trên bán đảo Triều Tiên thành thảm họa. Theo Sputnik, Bình Nhưỡng không hề xem nhẹ lần tập trận này.

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc đã nói với các nhà chức trách Seoul có một khả năng lớn cuộc tập trận UFG (Ulchi Freedom Guardian) sẽ khiến Triều Tiên thực hiện những khiêu khích chiến lược hoặc chiến thuật nhằm phản kháng lại UFG và các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc.

binh-nhuong-canh-bao-my-han-tap-tran-2

 Hải quân Hàn Quốc trong một lần tập trận với Mỹ ngày 30/3. (Ảnh: Reuters)

Theo Sputnik, cuộc chiến ngôn từ giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch của lực lượng Mỹ tại Hàn trong việc tập huấn, liên quan đến hàng chục nghìn nhân sự Mỹ và Hàn Quốc.

Tướng Joe Dunford, chủ tịch hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và cố vấn hàng đầu của quân đội Mỹ trả lời phóng viên ngày 17/8 rằng tập trận UFG sẽ không bị đem ra bàn luận dù ở mức độ nào.

Theo ông Dunford, sự đe dọa của Triều Tiên càng khiến Mỹ cần duy trì trạng thái sẵn sàng cao độ để ứng phó trước đe dọa và các lãnh đạo Mỹ không nên hoãn tập trận.

Ông Dunford nhấn mạnh chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên là điều tồi tệ và quân sự sẽ hỗ trợ cho các nỗ lực ngoại giao, kinh tế để thuyết phục Bình Nhưỡng kết thúc chương trình tên lửa đạn đạo và phát triển vũ khí hạt nhân.

Trong khi đó ngày 16/8 Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã kêu gọi các bên hạn chế những phát ngôn và xúc tiến ngoại giao.(VTC)

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục