Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý tối 19-08-2017

  • Cập nhật : 19/08/2017

Giải mã "ma dược" của IS

Captagon, một loại ma túy tổng hợp được các tay súng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sử dụng, có tác dụng mạnh hơn nhiều so với nhận định ban đầu.

Các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Scripps (SRI - Mỹ) cho biết Captagon (còn gọi là fenethylline) có thành phần hóa học đặc biệt khiến nó gây ra hiệu ứng mạnh mẽ, đồng thời tác dụng nhanh hơn nhiều so với nhiều loại chất kích thích khác.

Nó được xem là ma dược giúp kích thích thần kinh, làm tăng khả năng chiến đấu của các tay súng IS.

Trong quá trình làm thí nghiệm trên loài chuột, nhóm phân tích của SRI nhận thấy có thể bào chế một loại vắc-xin để giảm nhẹ tác động của Captagon ở người.

Theo kết quả nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Nature của SRI, cấu trúc độc đáo và phương thức tác động của Captagon là nguyên nhân giải thích tại sao Captagon thường bị lạm dụng.

Loại ma túy này là sự tổng hợp giữa theophylline - loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh về đường hô hấp và amphetamine - chất kích thích.

captagon duoc to chuc nha nuoc hoi giao (is) tu xung su dung de tang kha nang chien dau cua thanh vien trong nhom. anh: reuters

Captagon được tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sử dụng để tăng khả năng chiến đấu của thành viên trong nhóm. Ảnh: REUTERS

 

Mục đích ban đầu của SRI không phải để phát triển một loại vắc-xin mà là sử dụng phương pháp tiếp cận vắc-xin để xác định nền tảng hóa học của Captagon.

Nhưng nếu cần thiết, nhóm sẽ phát triển vắc-xin để giảm nhẹ tác động của Captagon ở người.

Captagon được sử dụng phổ biến tại khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, SRI cảnh báo số người dùng loại ma dược này có khả năng mở rộng ra toàn thế giới.

Thống kê cho thấy trong số những người nghiện ma túy ở Ả Rập Saudi thì có 40% thanh thiếu niên từ 12-22 tuổi sử dụng Captagon.

Do việc sản xuất và vận chuyển Captagon khá dễ dàng nên nó trở thành nguồn thu nhập béo bở cho các nhóm phiến quân đang hoạt động tại Iraq và Syria.

Đồng lãnh đạo nhóm nghiên cứu của SRI Kim Janda cho hay Captagon được quan tâm nhiều hơn thời gian gần đây bởi tổ chức IS thường sử dụng nó để tăng cường sức chiến đấu cho thành viên của nhóm.

Ngoài nâng cao khả năng tập trung và giảm bớt lo lắng, Captagon còn biến những người sử dụng thành "xác sống di động", không biết đau đớn và mệt mỏi.(NLĐ)
---------------------

Cố vấn ông Assad: Nội chiến Syria sắp kết thúc

Cuộc nội chiến Syria kéo dài 6 năm sắp kết thúc là dự báo của bà Bouthaina Shaaban, cố vấn của Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngày 17-8.

Theo bà Shaaban, việc Syria tổ chức Hội chợ Quốc tế Damacus lần đầu tiên trong 6 năm qua “đã gửi một thông điệp cho thấy chiến tranh đã kết thúc và chúng tôi đang bắt đầu con đường tiến tới tái thiết”.

Nói trên kênh truyền hình al-Mayadeen của Lebanon, bà Shaaban cho rằng 6 năm nội chiến Syria đã làm hàng trăm ngàn người thiệt mạng “đã đến giai đoạn cuối, khi các nước thay đổi chính sách”, cắt giảm hỗ trợ phe nổi dậy.

Bà Bouthaina Shaaban, cố vấn Tổng thống Bashar al-Assad dự báo nội chiến Syria sắp kết thúc. Ảnh: REUTERS
Bà Bouthaina Shaaban, cố vấn Tổng thống Bashar al-Assad dự báo nội chiến Syria sắp kết thúc. Ảnh: REUTERS

Tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump chấm dứt sự hỗ trợ của CIA với các nhóm nổi dậy. Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh chính và lâu năm của phe nổi dậy đã chuyển ưu tiên từ lật đổ ông Assad sang kiềm chế sự bành trướng của lực lượng người Kurd gần biên giới với Thổ, cải thiện quan hệ với Nga, Iran.

Với sự giúp đỡ của không quân Nga và lực lượng dân quân do Iran bảo trợ, Syria thời gian qua đã khôi phục kiểm soát ở phần lớn phía tây đất nước. Hiện Syria đang tập trung đưa quân hướng về phía đông gần biên giới với Iraq. IS đang mất dần lãnh thổ. Dù thế phe nổi dậy vẫn còn kiểm soát một lượng lớn lãnh thổ, trong đó có tỉnh Idlib và gần thủ đô Damacus.

Bà Shaaban tuyên bố chính phủ Syria sẽ đối đầu với bất cứ lực lượng bất hợp pháp nào ở Syria, bất kể đó là người Thổ hay người Mỹ. Mỹ hiện còn lực lượng ở bắc Syria giúp lực lượng tay súng người Kurd đánh IS khỏi TP Raqqa. Ngoài ra Mỹ còn có một đơn vị đồn trú ở đông nam Syria gần biên giới với Iraq huấn luyện phe nổi dậy đánh IS.(PLO)
-----------------------

Hục hặc với Trung Quốc, Ấn Độ mua 6 trực thăng tấn công của Mỹ

Ấn Độ đã thông qua kế hoạch mua 6 chiếc trực thăng tấn công Apache nhằm tăng cường sức mạnh quân sự giữa lúc nước này có căng thẳng biên giới với Trung Quốc và Pakistan.

an do quyet dinh mua them truc thang apache de cung co suc manh quan su reuters

Ấn Độ quyết định mua thêm trực thăng Apache để củng cố sức mạnh quân sự REUTERS

Hội đồng mua sắm quốc phòng (DAC), cơ quan phê chuẩn các thương vụ mua sắm quốc phòng lớn của Ấn Độ, ngày 17.8 đã bật đèn xanh cho thương vụ mua 6 chiếc máy bay trực thăng tấn công AH-64 Apache của hãng Boeing, cùng nhiều thiết bị quân sự khác với tổng giá trị khoảng 650 triệu USD.

Theo AFP dẫn hai nguồn tin quốc phòng Ấn Độ giấu tên, việc mua sắm trên là dành riêng cho lục quân nước này.

Nguồn tin trên cho hay đây là lần đầu tiên lục quân Ấn Độ tiếp nhận các trực thăng tấn công và những chiếc Apache này có thể sẽ được triển khai dọc khu vực biên giới trên vùng cao của Ấn Độ, đặc biệt là vùng biên giới giáp với Trung Quốc.

Căng thẳng giữa hai bên tại khu vực biên giới bùng phát sau khi binh sĩ Ấn Độ ngăn cản Trung Quốc xây đường tại khu vực tranh chấp Doklam do Bhutan kiểm soát nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền.

Ấn Độ trước đó cũng đã mua 22 chiếc trực thăng Apache theo thỏa thuận mua sắm vũ khí trị giá 2,5 tỉ USD được ký với phía Mỹ vào năm 2015, theo AFP. Những chiếc trực thăng được trang bị các tên lửa đối đất Hellfire và tên lửa đối không Stinger này sẽ thay thế phi đội máy bay “già cỗi” của không quân Ấn Độ.

Được đánh giá là mẫu trực thăng chiến đấu thuộc hàng thiện chiến nhất thế giới, AH-64 Apache có thể mang 16 tên lửa Hellfire, tên lửa Hydra và 1.200 viên đạn súng máy hạng nặng, nhờ đó có thể tiêu diệt các phương tiện thiết giáp cùng nhiều mục tiêu trên bộ khác, theo tạp chí The National Interest.(Thanhnien)
------------------------

Venezuela sẵn sàng phòng vệ trước nguy cơ Mỹ tiến hành các biện pháp quân sự

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã ra chỉ thị yêu cầu quân đội nước này chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu trong trường hợp Mỹ tiến hành các biện pháp quân sự nhằm vào Venezuela.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tại cuộc họp ở Caracas ngày 8/8. Ảnh: EPA/TTXVN

Phát biểu tại lễ tuyển quân tham gia lực lượng phản ứng đặc biệt được tổ chức ngày 17/8 ở bang miền Bắc Atagua, Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Padrino Lopez khẳng định đã nhận được chỉ thị nói trên của Tổng thống Maduro nhằm chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ quốc gia Nam Mỹ này. 

Bộ trưởng Padrino cũng lên tiếng phản bác phát ngôn của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence rằng Venezuela đang đi chệch ra khỏi các nguyên tắc dân chủ. Ông Padrino nhấn mạnh các chính đảng đối lập tại Venezuela đều có mặt trong những bộ máy trực thuộc Quốc hội lập hiến ở nước này và đều có quyền đề cử các ứng cử viên thuộc đảng của mình tham gia tranh cử trong các cuộc bầu cử khu vực vào tháng 10 tới.     

Trước đó, Tổng thống Maduro cũng đã kêu gọi tổ chức các cuộc diễn tập quân sự và dân sự trong tuần tới nhằm trang bị kỹ năng để các lực lượng sẵn sàng ứng phó. Hàng loạt tuyên bố mới đây của nhà lãnh đạo Maduro được đưa ra trong bối cảnh hồi tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Nhà Trắng không loại trừ khả năng tiến hành các biện pháp quân sự ở Venezuela. Tuy nhiên, phát ngôn của Tổng thống Trump đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ các nước Mỹ Latinh. Colombia, Argentina và Chile cũng bác bỏ khả năng can thiệp quân sự vào Venezuela theo kêu gọi từ phía Mỹ. 

Venezuela đang đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng và tình trạng bạo lực leo thang căng thẳng do phe đối lập kích động kể từ tháng 4 vừa qua, khiến hơn 120 người thiệt mạng và hơn 1.400 người bị thương. Kinh tế của quốc gia Nam Mỹ này cũng đang rơi vào suy thoái với lạm phát ở mức 3 con số, trong khi lương thực và thuốc men thiếu trầm trọng.(TTXVN)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 19-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 19-08-2017

    Tại sao Trung Quốc ngán tên lửa BrahMos?, Khủng bố ở Tây Ban Nha: Australia "rùng mình" thắt chặt an ninh công cộng; Đâm chém loạn xạ tại Phần Lan; Israel mở nhà máy sản xuất tên lửa ở Ấn Độ

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 19-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 19-08-2017

    Thời báo Hoàn cầu: Cách mạng văn hóa Trung Quốc đã được “xuất khẩu” sang Mỹ; Mỹ không "giải quyết" được IS, Nga buộc phải dùng vũ lực; Philippines: Chết oan trong cuộc chiến chống ma túy;  Úc triệt phá đường dây trồng cần sa của người gốc Việt

Bài cùng chuyên mục