Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý tối 18-08-2017

  • Cập nhật : 18/08/2017

Máy bay Nhật, Mỹ tập trận gần đảo tranh chấp ở Hoa Đông

Các chiến đấu cơ Nhật Bản F-15J và máy bay ném bom Mỹ B-1B tiến hành tập trận chung gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

hai may bay nem bom my b-1b reuters

Hai máy bay ném bom Mỹ B-1B REUTERS

Không quân Mỹ (USAF) và Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) đã tiến hành cuộc tập trận chung gần quần đảo tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản vào ngày 15.8, Reuters dẫn lại thông báo của Lực lượng không quân Thái Bình Dương của Mỹ ngày 16.8 cho biết.

“Những chuyến huấn luyện chúng với phía Nhật Bản thể hiện tình đoàn kết và quyết tâm của chúng tôi và đồng minh trong việc duy trì hòa bình và an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, theo thông báo.

Hai máy bay ném bom chiến lược B-1B từ căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam phối hợp với hai chiến đấu cơ F-15J tham gia sứ mạng huấn luyện chung gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Chiến đấu cơ F-15J do tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản) sản xuất và đây là phiên bản của chiếc F-15 của hãng McDonnell Douglas (Mỹ). Nhật Bản hiện sở hữu 215 máy bay F-15J.

Trong khi đó, Mỹ tăng cường điều động 2 chiếc B-1B từ Guam tham gia tuần tra và tập trận thường xuyên ở Đông Á. Máy bay ném bom này tham gia huấn luyện với Nhật Bản và Hàn Quốc sau khi Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đọa hồi 28.7.(Thanhnien)
-----------------------------

Cạnh tranh khốc liệt ở khu vực Balkan: Nga-Mỹ bước vào thế đối đầu mới về địa chính trị

Trong khi Mỹ bắt đầu xây dựng các cơ sở quân sự ở Ukraine và Moldova, thì Nga cũng tổ chức Hội thao quân sự quốc tế “Armi 2017” để minh chứng khả năng kết hợp lợi ích quân sự chung của các nước đối tác và các đồng minh khác nhau.

“Báo Độc Lập” (Nga) vừa đăng bài viết cho biết Lầu Năm Góc đang bắt đầu xây dựng trung tâm quản lý hàng hải tại Ukraine nhằm củng cố sự hiện diện của Mỹ ở các khu vực khác của Ukraine, cũng như ở Moldova và Gruzia. Trong khi Nga cũng đang tăng cường vị thế của mình, không chỉ ở trong không gian hậu Xô Viết mà còn ở cả khu vực Balkan. 

thuy thu ukraine lam nhiem vu tren tau slavutych o vinh sevastopol nam 2014. anh: afp/ttxvn

Thủy thủ Ukraine làm nhiệm vụ trên tàu Slavutych ở vịnh Sevastopol năm 2014. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Theo bài viết, trong khi các chuyên gia và giới truyền thông hồi tuần trước thảo luận sôi nổi về việc Mỹ bắt đầu xây dựng các cơ sở quân sự ở Ukraine và Moldova, thì Nga đã tổ chức Hội thao quân sự quốc tế “Armi 2017” để minh chứng khả năng kết hợp lợi ích quân sự chung của các nước đối tác và các đồng minh khác nhau. 

Nếu nói đến các hoạt động của Mỹ ở châu Âu và trong không gian hậu Xô Viết, cần lưu ý rằng có tới hơn 25.000 binh sĩ Ukraine và 14 quốc gia đối tác sẽ tham gia cuộc tập trận quốc tế mang tên “Rapid Trident 2017”. Cuộc tập trận này sẽ diễn ra vào đầu tháng 9/2017 tại tỉnh Lvov (Ukraine) với lực lượng chính là các lực lượng của Mỹ. 

Ngoài ra, cũng tại địa điểm này, trong vài ngày tới cũng sẽ khai mạc trung tâm mô phỏng các trang thiết bị do Mỹ hỗ trợ có diện tích 35.000 m2. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Stepan Poltorak, đây sẽ là một trong những trung tâm hiện đại bậc nhất ở châu Âu. 

Trung tâm này được xây dựng nhằm huấn luyện lực lượng đặc nhiệm tại Ukraine. Ngoài ra, một trung tâm tương tự cũng được Mỹ hỗ trợ thành lập ở Moldova. Còn ở Gruzia, trong thời gian tới, Lầu Năm Góc dự định ký kết với giới chính quyền Tbilisi “Chương trình quốc phòng sẵn sàng Gruzia”, bao gồm các chương trình huấn luyện binh sỹ Gruzia với mục đích “đẩy lùi Liên bang Nga” do các chuyên gia quân đội Mỹ đảm nhiệm. 

Theo bài viết, Ukraine và Gruzia sẽ tiếp tục cần đến các chuyên gia quân sự của các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để tăng cường khả năng quốc phòng của mình với mục đích chống lại Nga. Đối với Moldova, việc này sẽ diễn ra khó khăn hơn bởi Tổng thống Igor Dodon có cái nhìn khác về Moskva và dự định trong tương lai sẽ hình thành một mô hình chính phủ tương tự như của Nga. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một thực tế, cho tới hiện nay, 3 quốc gia thuộc không gian hậu Xô Viết này vẫn đang nằm dưới sự ảnh hưởng của Mỹ và NATO và tiến hành các hành động thù địch với Nga. 

Trung tướng Yury Netkachev cho rằng Nga đáp trả không chỉ bằng việc củng cố biên giới của mình ở hướng chiến lược Tây Nam, mà còn gia tăng sự ảnh hưởng. Ví dụ như việc Nga mời Iran và Venezuela, các quốc gia bị Mỹ coi là mối đe dọa, tham gia Hội thao quân sự quốc tế “Armi 2017”. 

Nếu xét theo hướng này, Serbia cũng là đối tác của Nga. Trước đây, Azerbaijan đã gia nhập vào khối GUAM (gồm Gruzia, Ukraine, Azerbaijan và Moldova), nhưng hiện họ là bạn và đối tác của Nga. Chính vì vậy, ở Baku cũng đã diễn ra một phần của “Armi 2017”. 

Vị chuyên gia quân sự này cũng cho biết ở giai đoạn cuối của “Armi 2017”, có sự hiện diện của bộ trưởng quốc phòng một loạt các quốc gia, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Serbia Aleksandr Vulina, người vừa mới nhậm chức chỉ hơn 1 tháng trước. Mới đây, ông Vulina đã tuyên bố rằng Serbia “không gia nhập NATO, cho tới khi nào ông còn là Bộ trưởng Quốc phòng và Aleksandr Vutrin còn là Tổng thống”. 

Như vậy, với tuyên bố này, Bộ trưởng Quốc phòng Serbia đã mở ra triển vọng hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự giữa Nga và Serbia. 

Ông Vilina tuyên bố: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc tập trận chung. Và tiếp tục có chính sách quân sự trung lập... Serbia được nhận món quà là 6 chiếc máy bay Mig-29, 30 xe tăng T-72B3 và nhiều xe chiến đấu bộ binh từ Nga”. Bộ trưởng Quốc phòng Serbia không loại trừ khả năng quân đội Serbia sẽ điều các xe tăng này (T-72B3) để tham gia Hội thao xe tăng vào năm tới. (TTXVN)
--------------------------

Chính quyền Tổng thống Trump ‘không thể đồng ý’ bán F-35 cho Đài Loan

Giới chức Mỹ vừa nhấn mạnh rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump không thể đồng ý bán chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới F-35 cho Đài Loan, và kêu gọi Đài Bắc xem xét nhu cầu phòng thủ một cách thực tế.

chien dau co tang hinh f-35b cua quan doan thuy quan luc chien my trong mot lan dien tap reuters

Chiến đấu cơ tàng hình F-35B của Quân đoàn thủy quân lục chiến Mỹ trong một lần diễn tập REUTERS

Khẳng định trên do một nguồn tin ở Đài Loan vừa tiết lộ, theo báo Taipei Times ngày 17.8. Nguồn tin nói rằng tại cuộc đối thoại quốc phòng ở Hawaii hồi tuần rồi, phía Mỹ khẳng định toàn bộ gói vũ khí bán cho Đài Loan được chính quyền Tổng thống Trump phê chuẩn là những khí tài hoặc thiết bị được đề xuất từ thời chính quyền Tổng thống Barack Obama.

Tham dự cuộc đối thoại có Giám đốc về vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Mathew Pottinger và quyền trợ lý bộ trưởng Quốc phòng David Helvey. Còn phía Đài Loan có Phó tổng thư ký Hội đồng An ninh Trần Văn Chánh và Phó trưởng Cơ quan Phòng vệ Bồ Trạch Xuân.

Tại cuộc đối thoại, giới chức Mỹ nhấn mạnh rằng tuy có thể dễ dàng mua tên lửa và đạn dược nằm trong kho của Mỹ, nhưng Đài Loan rất khó có thể mua những loại khí tài mới như F-35, theo nguồn tin. Dù vậy, ông Trần cho giới chức Mỹ hay Đài Loan vẫn sẽ gửi thư yêu cầu mua F-35.

Cũng theo nguồn tin, phía Đài Loan còn yêu cầu Mỹ bắt đầu chia sẻ thông tin tình báo và hỗ trợ chương trình đóng tàu ngầm nội địa của đảo này.(Thanhnien)
---------------------------------

Nguy cơ tấn công đường sắt châu Âu, Mỹ

Giới an ninh nhiều nước phương Tây đang tăng cường các biện pháp bảo vệ hệ thống đường sắt sau khi tờ Inspire, tạp chí tuyên truyền của al-Qaeda, đăng bài kích động lực lượng trung thành tiến hành tấn công.

mot ga tau dien ngam dong duc tai new york, my. anh minh hoa reuters

Một ga tàu điện ngầm đông đúc tại New York, Mỹ. Ảnh minh họa REUTERS

Bài viết mang tên "Chiến dịch làm trật đường ray tàu" chỉ dẫn những cách thức cụ thể để tấn công trong các toa tàu hoặc tại nhà ga, làm trật đường ray bằng một công cụ tự chế.

Al-Qaeda tuyên bố tấn công tàu sẽ kích động sự sợ hãi và gây nhiều thiệt hại vì lượng lớn hàng hóa và hành khách được vận chuyển bằng hình thức này. Đồng thời, kẻ tấn công có thể lặp lại hành động nhiều lần vì không phải “tử vì đạo” như các vụ đánh bom tự sát.

Cơ quan An toàn giao thông Mỹ (TSA) cho biết đã liên lạc với giới hữu quan để đề phòng mọi nguy cơ.

Sở Cảnh sát New York (Mỹ) cũng khẳng định lực lượng an ninh nhiều lớp của đơn vị này đủ sức bảo vệ các hệ thống giao thông, theo Fox News.(Thanhnien)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 18-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 18-08-2017

    Xuất hiện nhóm phiến quân mới và trẻ tuổi ở Thái Lan; Campuchia lập lữ đoàn can thiệp đóng sát biên giới Lào; Nhật Bản, Mỹ hội đàm an ninh '2+2'; Tấn công khủng bố bằng xe tải ở Barcelona

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 18-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 18-08-2017

    Trung Quốc tăng hợp tác với láng giềng của Ấn Độ; Dân số Mỹ và Trung Quốc khác nhau chỗ nào?; Tướng Trung Quốc chỉ trích Mỹ 'sai lầm' ở Biển Đông; Thảm sát trong nhà tù khiến 1/3 số tù nhân thiệt mạng

Bài cùng chuyên mục