Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 18-09-2017

  • Cập nhật : 18/09/2017

Tại sao Ấn Độ không thể "học bài" Trung Quốc

Sau khi lên cầm quyền, Thủ tướng Narendra Modi đề ra chiến lược Made in India, được báo Mỹ cho là đang sao chép mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, nhưng mô hình này... không còn phù hợp.

thu tuong narendra modi dua ra chien luoc "make in india". anh: quartz.

Thủ tướng Narendra Modi đưa ra chiến lược "Make in India". Ảnh: Quartz.

Tờ Quartz Mỹ ngày 14/9 đăng bài viết của tác giả Shyam Saran cho rằng khi nhìn vào chiến lược phát triển hiện nay của Ấn Độ trong đó có chiến lược "Sản xuất tại Ấn Độ" (Made in India) thì sẽ phát hiện Ấn Độ thực sự đang sao chép mô hình tăng trưởng của Trung Quốc, nhưng cách làm này rất khó thành công.
Kỷ lục tăng trưởng ngoạn mục của Trung Quốc được xem như là sự thành công của mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa trên đầu tư và xuất khẩu của một số nền kinh tế Đông Á trước đây, cốt lõi là ngành chế tạo với chi phí thấp và tập trung sức lao động. 
Chiến lược này còn dựa trên một giả định lành mạnh trong cung ứng năng lượng và các nguồn lực. Nhưng, sau cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu trong các năm 2007 - 2008, kinh tế toàn cầu xuất hiện sự chuyển đổi cơ cấu to lớn, giả định lành mạnh này đã không còn tồn tại.
Trung Quốc sở dĩ có thể trở thành một trung tâm ngành chế tạo chi phí thấp và nước xuất khẩu dẫn trước là do họ được lợi từ nhân tố kinh tế quốc tế có lợi tương đối dài hạn. 
Các thị trường tiêu thụ chính như Mỹ, EU và Nhật Bản tương đối cởi mở và mở rộng. Tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu bình quân hàng năm trên 6%, vượt xa tốc độ tăng GDP toàn cầu. 
Hơn nữa, hơn một nửa hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc được sản xuất bởi các công ty con 100% vốn của công ty đa quốc gia hoặc công ty liên doanh giữa Trung Quốc với các đối tác nước ngoài.
Gần đây, Trung Quốc ngày càng hòa nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các công ty đa quốc gia như Apple, Microsoft. Mức độ tham gia của Ấn Độ trong những chuỗi cung ứng này tương đối yếu. 
Trong giai đoạn trước đây, các công ty nước ngoài đầu tư tại Trung Quốc là do họ coi Trung Quốc như là một nơi gia công với chi phí thấp, các sản phẩm được sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ ở thị trường phương Tây, chứ không phải là thị trường Trung Quốc.
thu tuong nhat ban shinzo abe vua tien hanh chuyen tham an do. nhat ban vua khoi cong xay dung du an duong sat cao toc tai an do. anh: india today.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa tiến hành chuyến thăm Ấn Độ. Nhật Bản vừa khởi công xây dựng dự án đường sắt cao tốc tại Ấn Độ. Ảnh: India Today.

Sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thị phần xuất khẩu của họ ở thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản tăng mạnh. Nhưng môi trường kinh tế quốc tế - một cực hỗ trợ kinh tế Trung Quốc tăng trưởng - đã không còn nữa. 
Cho dù những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính sẽ bị loại bỏ hoàn toàn, kinh tế toàn cầu được khôi phục đầy đủ, thì môi trường này cũng không có nhiều khả năng xuất hiện trở lại. 
Có một số động lực dài hạn hơn đang phát huy tác dụng, những động lực này có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế và thương mại toàn cầu, có thể làm cho chiến lược chủ yếu dựa trên đầu tư và xuất khẩu của Ấn Độ không thể đạt được hiệu quả dự kiến. 
Tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu đã chậm lại đến mức ngang với tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu. Vì vậy, tất cả những điều này đều làm cho Ấn Độ ở trong một thị trường toàn cầu không còn tăng trưởng mạnh như trước.
Có quan điểm cho rằng Ấn Độ muốn đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế thì phải tìm cách trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng chuỗi cung ứng chủ yếu của toàn cầu và khu vực lấy Trung Quốc làm trung tâm đã hội nhập rất cao, rất khó tham gia vào, đặc biệt là khi Ấn Độ còn tồn tại vấn đề trên các phương diện như hạ tầng cơ sở, logistics và chất lượng.(Viettimes)
---------------------------------

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ thiếu hụt sỹ quan nghiêm trọng?

Sau cuộc đảo chính quân sự bất thành, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã đẩy mạnh công tác thanh lọc lực lượng. Hậu quả của động thái này là việc Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang thiếu hụt nghiêm trọng số lượng sỹ quan trong các lực lượng hải quân và không quân.

tong thong tho nhi ky erdogan

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Thông tin trên do tờ Financial Times đưa ra. Theo đó, việc chính quyền Tổng thống Erdogan tăng cường thanh lọc lực lượng sau đảo chính quân sự, Không quân và Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đang lâm vào cảnh thiếu hụt nghiêm trọng sỹ quan. Chính quyền buộc phải sử dụng đến lực lượng dự bị và điều này đang làm ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động dân sự vì ngành chịu tổn thất đầu tiên là hàng không dân dụng.

Trước đó, hồi tháng 7/2016, các quân nhân trong lực lượng Không quân Thổ Nhĩ Kỳ là các thành viên tích cực nhất của cuộc đảo chính quân sự. Trong số hàng chục nghìn người bị bắt vì tham gia và bị nghi ngờ có dính líu đến đảo chính có hàng trăm phi công quân sự. Theo hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, số lượng tướng lĩnh trong Không quân Thổ Nhĩ Kỳ sau đảo chính đã giảm gần một nửa, từ 72 xuống còn 42. Trong khi đó, số lượng tướng lĩnh và đô đốc trong lực lượng Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ giảm tương ứng từ 198 xuống còn 111 và từ 54 xuống còn 23.

Tổng cộng đã có 1.752 phi công quân sự bị bắt giữ hoặc sa thải. “Việc thiếu hụt phi công trong Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã lên đến đỉnh điểm”- chuyên gia phân tích Metin Gurjan của tạp chí Al-Monitor nhận định với Financial Times.

Tình hình này khiến không chỉ chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ mà cả các nước đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO cũng hết sức quan ngại (Thổ Nhĩ Kỳ có số lượng binh sỹ nhiều thứ hai trong số các nước NATO). Hiện Thổ Nhĩ Kỳ thiếu hụt không chỉ các phi công mà cả các kỹ sư hàng không, các sỹ quan chỉ huy, nhất là chỉ huy cấp phi đội.

Để giải quyết vấn đề này, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng một vài biện pháp. Thời hạn tối thiểu phục vụ trong quân đội của các phi công đã nâng lên thành 18 năm. Ngoài ra, Ankara còn đề nghị NATO giúp đỡ trong việc hỗ trợ kỹ sư hàng không. Tuy nhiên, Financial Times cho biết hiện Thổ Nhĩ Kỳ chưa nhận được sự trợ giúp này.

Động thái chính để giải quyết vấn đề trên là việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã ký sắc lệnh yêu cầu lực lượng phi công dự bị quay trở lại phục vụ quân đội. Từ năm 2012, thời hạn phục vụ quân đội bắt buộc đối với các phi công đã giảm từ 15 năm xuống còn 13 năm nên đã có hàng trăm phi công phải đi kiếm việc khác. Rất nhiều người trong số này đã tìm thấy công việc tại các hãng hàng không dân dụng.

Để khuyến khích lực lượng phi công dự bị quay trở lại quân đội, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cam kết không chỉ bằng mức lương ổn định mà còn bằng các ưu đãi khác. Đây được coi là sự đền bù cho việc các phi công bỏ việc ở các hãng hàng không thương mại. Ngoài ra, các hãng hàng không buộc phải tiếp nhận số phi công này quay trở lại làm việc sau khi họ hết hạn phục vụ Không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Những người từ chối quay trở lại quân đội dù đã được đãi ngộ sẽ bị chính quyền tước giấy phép bay trong vòng vài năm.

quan doi tho nhi ky

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cũng cảnh báo sẽ xem xét đến lượng phi công đang nỗ lực tìm kiếm công việc ở nước ngoài. Theo sắc lệnh trên, phi công buộc phải có mặt tại đơn vị trong vòng 15 ngày sau khi nhận được giấy triệu tập. Trong thời hạn này, phi công sẽ khó có thể tìm kiếm được việc làm ngay trong Thổ Nhĩ Kỳ chứ chưa nói đến tìm việc ở nước ngoài.

Tuy nhiên, các chuyên gia do Financial Times phỏng vấn cho rằng các biện pháp nghiêm khắc này chưa chắc sẽ có thể khôi phục lại khả năng sẵn sàng chiến đấu đã mất của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ. “Chưa chắc các biện pháp khắc nghiệt này sẽ giải quyết được vấn đề. Việc khôi phục các kinh nghiệm đã mất sẽ phải mất nhiều năm trời”- chuyên gia Aron Stein của Atlantic Council nhận định với Financial Times.

Được biết, cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu ngày 15/7/2016 nhằm lật đổ chế độ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Tuy nhiên, chính quyền đã phản ứng rất nhanh và đảo chính thất bại. Ít nhất 264 người đã bị giết chết, trong đó có 173 thường dân, 67 nhân viên an ninh chính phủ, 24 người đảo chính và hơn 1.390 người bị thương.

Chính quyền Tổng thống Erdogan sau đó đã tăng cường truy nã những người dính líu đảo chính và tiến hành chiến dịch quy mô lớn thanh lọc lực lượng quân đội, giáo viên.

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc giáo sỹ Gullen đang sinh sống lưu vong tại Mỹ là chủ mưu cuộc đảo chính này và đề nghị Mỹ dẫn độ giáo sỹ này về nước. Tuy nhiên, yêu cầu này đã bị Mỹ từ chối và đây là một trong các nguyên nhân chính khiến quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng căng thẳng giai đoạn cuối nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.(Infonet)
--------------------

Con trai Bin Laden lên giọng đối đầu Tổng thống Syria Assad

Con trai của trùm khủng bố Osama bin Laden đã lên tiếng kêu gọi người Hồi giáo trên khắp thế giới đứng về phiến quân nổi dậy tại Syria để đối đầu với Tổng thống nước này là Bashar al-Assad.

Trong đoạn băng không rõ thời điểm ghi âm được phát trên hệ thống tuyên truyền của Al-Qaeda ngày 14/9, Hamza bin Laden nói: “Chính nghĩa của Syria cũng là chính nghĩa của toàn bộ cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới”.

hamza bin laden, con trai cua trum khung bo osama bin laden. anh: telegraph

Hamza bin Laden, con trai của trùm khủng bố Osama bin Laden. Ảnh: Telegraph

 

Hamza bin Laden đề nghị người Hồi giáo trên thế giới hỗ trợ lực lượng nổi dậy tại Syria để chống lại chính phủ của ông Assad và người Hồi giáo theo dòng Shiite.

Theo hãng thông tấn AFP (Pháp), Hamza giữ vai trò kẻ tuyên truyền cho Al-Qaeda kể từ khi lực lượng đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt cha hắn - Osama bin Laden, hồi tháng 5/2011 tại Pakistan.

Mỹ đã bổ sung Hamza bin Laden vào “danh sách đen” khủng bố trong tháng 1 năm nay. Phía Mỹ tiết lộ, Hamza bin Laden sinh năm 1989, tại thành phố Jeddah, thuộc Saudi Arabia. Mẹ Hamza bin Laden là Khairiah Sabar- một trong 3 người vợ của Osama bin Laden.

Năm 2016, các chuyên gia bắt đầu chú ý tới vai trò ngày càng đi lên của Hamza bin Laden trong Al-Qaeda. Bộ Ngoại giao Mỹ đã coi Hamza bin Laden là “tên khủng bố bị chỉ định trừng phạt đặc biệt toàn cầu” do vậy tất cả các tài sản của hắn ở những khu vực thuộc Mỹ đều bị đóng băng.

Trong một đoạn ghi âm khác công bố trong tháng 8, Hamza bin Laden cũng xúi giục các phần tử ủng hộ tại Saudi Arabia lật đổ người đứng đầu quốc gia này. 

Các chuyên gia phân tích rằng, nhiều khả năng Hamza bin Laden đang chuẩn bị lên nắm quyền lãnh đạo Al-Qaeda và hắn sẽ lợi dụng thất bại của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria và Iraq để thống nhất phong trào Hồi giáo cực đoan toàn cầu dưới trướng của Al-Qaeda.

Học giả Thomas Joscelyn chuyên nghiên cứu về Al-Qaeda tại Quỹ Quốc phòng Dân chủ có trụ sở ở New York (Mỹ), lo ngại rằng Al-Qaeda hiện nay đang trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. “IS là tổ chức muốn đâm vào cổ bạn nhưng Al-Qaeda lại nhắm vào tấn công lưng của bạn”, ông Joscelyn phát biểu trên chương trình truyền hình Australia 60 Minutes.(Baotintuc)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 18-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 18-09-2017

    Nga mạnh lên trông thấy, Mỹ-NATO choáng váng; Nga đề xuất đưa lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine; Cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ lần đến Facebook

  • Tin thế giới đáng chú ý 18-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 18-09-2017

    CIA đòi được tăng quyền diệt khủng bố; Đông Timor chặn 10 tàu Trung Quốc săn bắt “hàng ngàn con cá mập”; Bangladesh cảnh báo Myanmar về hậu quả khó lường

Bài cùng chuyên mục