Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 17-09-2017

  • Cập nhật : 17/09/2017

Báo Anh "soi" tàu sân bay tự chế thứ hai Trung Quốc

Tàu sân bay tự chế thứ 2 và là tàu sân bay thứ 3 Trung Quốc đang được nghiên cứu phát triển, sẽ trang bị máy phóng điện từ, sử dụng động cơ thông thường, trang bị radar mảng pha kép gồm cả băng tần X và S.

mo hinh dao tau moi cua tau san bay tu che thu 2 trung quoc. anh: guancha.

Mô hình đảo tàu mới của tàu sân bay tự chế thứ 2 Trung Quốc. Ảnh: Guancha.

Tờ Jane's Defence Weekly Anh ngày 11/9 cho rằng vừa qua ở cơ sở nghiên cứu phát triển tàu Vũ Hán, Trung Quốc hầu như đã để lộ những bức ảnh về việc tiến hành cải tạo mô hình tàu sân bay. Điều này hầu như cho thấy công tác nghiên cứu phát triển tàu sân bay thứ 3 của Trung Quốc đang tiến hành.
Những bức ảnh trên mạng trước kia cho thấy phần trước đảo tàu ở mô hình tàu sân bay đã được nâng cao để tiện cho vận chuyển hệ thống anten của radar mảng pha. Nhìn vào hình ảnh có thể thấy tàu sân bay mới tương lai rất có thể trang bị radar mảng pha sóng ngắn kép với cả băng tần X và S.
Ngoài ra, phần chính trên đỉnh đảo tàu mô hình vừa xuất hiện cũng đã được tiến hành cải tạo, trên đó có thể là một cụm anten. Hiện nay, việc bố trí này chỉ là mang tính suy đoán, nhưng nó có lẽ bao gồm anten dùng cho thông tin siêu cao tần, liên kết dữ liệu và dẫn đường.
Điều này làm cho nó khác với tàu sân bay Type 001A. Tàu sân bay Type 001A hạ thủy vào tháng 4/2017, hiện đang tiến hành lắp ráp ở Đại Liên. Mặc dù tàu sân bay Type 001A vẫn lắp phần lớn anten và bộ cảm biến ở phần trên đảo tàu và cột buồm chính, nhưng rất có thể được trang bị radar tương tự như đã lắp ở tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của Trung Quốc.
Một cải tiến lớn khác của mô hình tàu sân bay Vũ Hán là đã dỡ bỏ phần đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu, gây phỏng đoán cho dư luận về đường băng tàu sân bay mới. 
Gần đây, có hình ảnh trên mạng cho thấy 1 máy bay nguyên mẫu J-15 đã được cải tạo dùng để cất cánh bằng máy phóng, đã được bố trí trên 1 máy phóng. 
Hiện còn chưa rõ máy phóng này sử dụng hệ thống động cơ hơi nước hay hệ thống điện từ. Hơn nữa cũng không rõ hoạt động nghiên cứu phát triển và thử nghiệm có phải đã bước vào giai đoạn phóng máy bay hay chưa.
tau san bay dong co hat nhan the he moi uss gerald ford my. anh: guancha.

Tàu sân bay động cơ hạt nhân thế hệ mới USS Gerald Ford Mỹ. Ảnh: Guancha.

Các hình ảnh xuất hiện vừa qua hoàn toàn chưa cho thấy rõ phần nửa sau của đảo tàu, nhưng không có dấu hiệu cho thấy sẽ tiến hành bất cứ cải tiến quan trọng nào để thích ứng với sự chuyển đổi sang động cơ hạt nhân của tàu sân bay. Điều này cho thấy tàu sân bay tự chế mới trong tương lai sẽ tiếp tục sử dụng động cơ truyền thống.
Dự đoán, tàu sân bay thứ 3 của Trung Quốc sẽ được tiến hành chế tạo ở nhà máy đóng tàu Giang Nam, Trường Hưng Đảo, Thượng Hải, Trung Quốc. Hiện nay, chưa có chứng cứ cho thấy công tác chế tạo đang tiến hành. 
Hơn nữa, bên ngoài dự đoán công tác chế tạo tàu sân bay thứ 3 đã bị trì hoãn, phải tiến hành sửa đổi thiết kế, sẽ sử dụng máy phóng điện từ, chứ không phải máy phóng hơi nước.
Đánh giá về tàu sân bay tự chế thứ hai, tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 11/9 dẫn lời chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt cho rằng căn cứ vào các thông tin hiện có để phán đoán, tàu sân bay tự chế thứ hai có thể đã hoàn thành thiết kế sơ bộ và bước vào giai đoạn nghiên cứu chế tạo. 
Theo Lý Kiệt, mô hình tàu sân bay xuất hiện trong các hình ảnh trên mạng cho thấy đảo tàu sẽ cao hơn, nhưng thể tích không nhỏ hơn vì phải đáp ứng nhiều chức năng cơ bản của đảo tàu. 
Nhìn vào hình ảnh sẽ thấy tàu sân bay mới tương lai có thể vẫn sử dụng động cơ thông thường, vì vậy sẽ phải lắp ống khói. Nhưng cùng với sự hoàn thiện công nghệ động cơ hạt nhân, cũng không thể loại trừ khả năng tàu sân bay tự chế thứ hai sử dụng động cơ hạt nhân.
tau san bay dau tien lieu ninh, hai quan trung quoc. anh: sohu.

Tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Sohu.

Lý Kiệt cho rằng tàu sân bay mới sẽ không áp dụng phương thức cất cánh kiểu nhảy cầu, mà là cất cánh bằng máy phóng. “Hiện không thể phán đoán là máy phóng điện từ hay máy phóng hơi nước. Mặc dù Trung Quốc đã có công nghệ liên quan đến phóng điện từ, nhưng việc ứng dụng còn cần một khoảng thời gian. Nhìn vào tình hình hiện nay, khả năng áp dụng máy phóng hơi nước là tương đối lớn”.
Theo Lý Kiệt, quy luật chế tạo tàu sân bay mới là trong thời điểm chiếc tàu sân bay trước sắp bàn giao thì mới khởi động nghiên cứu chế tạo tàu sân bay mới. Nhưng tình hình này có thể xuất hiện ngoại lệ ở Trung Quốc. Trung Quốc có 2 nhà máy chế tạo tàu sân bay, có khả năng đồng thời khởi công, vì vậy có khả năng đan xen việc nghiên cứu chế tạo 2 tàu sân bay. (Viettimes)
---------------------

NATO tăng cường an ninh đối phó tập trận Nga - Belarus

Theo Reuters ngày 15.9, nhiều thành viên NATO đã có động thái tăng cường an ninh tại khu vực biên giới trong bối cảnh Nga và Belarus tiến hành tập trận chung quy mô lớn.

nhom binh si duc thuoc nato tham gia mot cuoc thi dau ban tia o lithuania vao ngay 13.9.2017 reuters

Nhóm binh sĩ Đức thuộc NATO tham gia một cuộc thi đấu bắn tỉa ở Lithuania vào ngày 13.9.2017 REUTERS

Cuộc tập trận mang tên Zapad-2017 tại Belarus và vùng Kaliningrad (Nga), ngay sát biên giới với Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan, diễn ra từ ngày 14 - 20.9.

Đây là một trong các cuộc tập trận lớn nhất của Nga kể từ khi nước này sáp nhập vùng Crimea hồi năm 2014.

Bộ Quốc phòng Nga khẳng định động thái này hoàn toàn mang tính phòng thủ, còn Belarus khẳng định toàn bộ khoảng 12.000 binh sĩ Nga sẽ rời nước này sau khi tập trận kết thúc.

Tuy vậy, BBC dẫn lời Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố Zapad-2017 có thể là “cuộc diễn tập xâm lược” và ra lệnh tăng cường an ninh ở khu vực biên giới.

Ba Lan cũng lên tiếng cảnh báo, còn nghị sĩ Hannes Hanso của Estonia nói ông đã trao đổi với phía Belarus về tầm quan trọng chiến lược của hành lang Suwalki nằm ở biên giới Lithuania - Ba Lan và nối Belarus với vùng Kaliningrad.

Theo một số nguồn tin, NATO lo ngại Zapad-2017 là bước chuẩn bị của Nga nhằm tiến tới kiểm soát hành lang chiến lược này. (Thanhnien)
-----------------------------

Ông Duterte có thể thiết quân luật toàn Philippines

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines ngày 15-9 cho biết Tổng thống Rodrigo Duterte có thể tuyên bố thiết quân luật trên toàn Philippines vào tuần tới nếu các cuộc biểu tình chống đối chính quyền tiếp tục leo thang.

“Tổng thống nói rằng nếu lực lượng đối lập tổ chức những cuộc biểu tình trên diện rộng, khai hỏa trên đường phố, họ sẽ hủy hoại đất nước và khi đó tổng thống có thể tuyên bố thiết quân luật” - Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana kể lại cuộc thảo luận trong tuần này với ông Duterte về vấn đề các phe chống đối.

Ông Duterte có thể thiết quân luật toàn Philippines - ảnh 1
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte mặc áo chống đạn khi cùng các quan chức an ninh cấp cao tới thăm TP Marawi. Ảnh: REUTERS

Tổng thống Duterte trước đó từng cảnh báo sẽ ban hành thiết quân luật trên toàn Philippines nếu lực lượng chống đối còn tiếp tục xuống đường đấu tranh vũ trang. Tuy nhiên, ông Lorenzana cho rằng khả năng ban hành thiết quân luật là khá xa vời, vì theo ông kế hoạch biểu tình vào ngày 21-9 tới khó có thể mở rộng thành quy mô lớn như các nhà tổ chức dự kiến. “Tuy nhiên, tổng thống vẫn quan ngại tình hình có thể sẽ vượt ngoài tầm kiểm soát, do đó ông ấy mới cảnh báo sẽ ban hành thiết quân luật” - Bộ trưởng Lorenzana nói.

Các nhóm liên minh chống đối tự xưng MAT ở Philippines mới đây tuyên bố sẽ tổ chức cuộc biểu tình phản đối vào ngày 21-9 để kỷ niệm 45 năm ngày cố Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos áp đặt lệnh thiết quân luật với Philippines. Các cuộc biểu tình lớn dự kiến được tổ chức tại công viên ở thủ đô Manila để phản đối cuộc chiến chống ma túy gây nhiều tranh cãi của Tổng thống Duterte.

Chính quyền Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte từng ban hành thiết quân luật tại đảo Mindanao trong vòng 60 ngày hồi cuối tháng 5 năm nay, sau khi các nhóm phiến quân Hồi giáo đánh chiếm TP Marawi, miền Nam nước này. Theo hãng tin AFP, cuộc xung đột kéo dài giữa quân đội chính phủ và phiến quân đến nay đã khiến hơn 800 người thiệt mạng.(PLO)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 17-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 17-09-2017

    Mỹ giật mình: Trung Quốc đủ sức "chọc mù" hoặc diệt 500 vệ tinh Mỹ; Mỹ "nuốt lời" trì hoãn dỡ cấm vận, Iran thề trả đũa; Philippines sa thải toàn bộ cảnh sát một thành phố

  • Tin thế giới đáng chú ý 17-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 17-09-2017

    Nga nói tới hạt nhân khi nhắc nhở Mỹ; Nga thắng thế tại Syria, trúng đậm với 50 tỷ USD bán vũ khí; Mỹ đề nghị trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua tên lửa S-400 của Nga

Bài cùng chuyên mục