Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 10-10-2017

  • Cập nhật : 10/10/2017

Thách thức với tham vọng sở hữu tàu ngầm hạt nhân của Hàn Quốc

Chi phí khổng lồ để mua sắm hoặc đóng mới có thể ngăn cản Hàn Quốc sở hữu ba tàu ngầm hạt nhân đối phó Triều Tiên.

Thách thức với tham vọng sở hữu tàu ngầm hạt nhân của Hàn Quốc

Hàn Quốc muốn sở hữu tàu ngầm hạt nhân như hải quân Mỹ. Ảnh minh họa: USNI.

Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đang xem xét việc mua một số tàu ngầm hạt nhân để đối phó với hạm đội hơn 70 tàu ngầm các loại của Triều Tiên, trong đó nhiều chiếc mang được tên lửa đạn đạo. Nếu được thông qua, kế hoạch này sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh cho hải quân Hàn Quốc, vốn đang vận hành 18 tàu ngầm thông thường, theo National Interest.

Lò phản ứng hạt nhân cho phép tàu ngầm dạng này có thể hoạt động liên tục nhiều tháng dưới lòng biển, thay vì phải nổi lên lấy không khí chỉ sau vài ngày hoạt động hoặc trở về cảng để tiếp liệu như tàu ngầm thông thường. Điều đó giúp tăng khả năng theo dõi và phản ứng trước các vụ phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm của Triều Tiên.

Thách thức lớn nhất với chính quyền Hàn Quốc là chi phí bỏ ra không hề rẻ. Phương án đầu tiên là mua mới hoặc thuê lại tàu ngầm hạt nhân từ Mỹ, nhưng tính khả thi không cao vì Mỹ chưa bao giờ bán tàu ngầm hạt nhân cho nước khác. Ngay cả khi Washington đồng ý, Seoul vẫn sẽ phải giải quyết bài toán ngân sách khổng lồ cho dự án này.

Hải quân Mỹ đang tìm cách giảm chi phí đóng tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia xuống còn 2,24 tỷ USD/chiếc, đồng thời rút ngắn thời gian đóng mới chỉ còn 60 tháng. Một tàu ngầm Virginia xuất khẩu cho đồng minh như Hàn Quốc sẽ có giá không dưới 2,5 tỷ USD, chưa kể số tiền đầu tư cho trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phục vụ nó. Seoul sẽ phải trả tối thiểu 7,5 tỷ USD cho ba tàu ngầm hạt nhân, cùng nhiều tỷ USD để mua vũ khí và hỗ trợ kỹ thuật hậu cần từ Washington.

Giải pháp khả quan hơn là Hàn Quốc tự chế tạo tàu ngầm hạt nhân trong nước. Seoul từng có nhiều kinh nghiệm đóng tàu ngầm diesel - điện cũng như chế tạo lò phản ứng hạt nhân. Vào đầu những năm 2000, nước này được cho là đã bắt đầu nghiên cứu việc thu nhỏ lò phản ứng hạt nhân để đưa lên tàu ngầm. "Cơ quan năng lượng nguyên tử Hàn Quốc đã hoàn thành thiết kế cơ bản của lò phản ứng có thể sử dụng cho tàu ngầm hồi năm 2004", một chuyên gia Hàn Quốc trong dự án này cho biết.

thach-thuc-voi-tham-vong-so-huu-tau-ngam-hat-nhan-cua-han-quoc-1

Seoul chỉ có kinh nghiệm trong đóng tàu ngầm thông thường. Ảnh:Naval Technology.

Tuy nhiên, giải pháp đóng tàu ngầm hạt nhân nội địa cũng sẽ khiến Seoul tiêu tốn nhiều tiền của. Nước Anh từng dự kiến bỏ ra 13,3 tỷ USD để đóng 7 tàu ngầm hạt nhân lớp Astute, tương đương gần hai tỷ USD/chiếc. Tuy vậy, chi phí chế tạo chiếc đầu tiên trong lớp này đã vượt qua mức 2,6 tỷ USD, bất chấp việc Anh có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đóng tàu ngầm hạt nhân.

Hải quân Brazil cũng mất tối thiểu 2,4 tỷ USD để sản xuất một tàu ngầm hạt nhân với sự hỗ trợ từ hãng đóng tàu DCNS của Pháp, trong đó riêng lò phản ứng đã có giá tới 1,5 tỷ USD. Những con số này cho thấy Hàn Quốc không thể chi ít hơn ba tỷ USD cho tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của mình, khiến tổng chi phí cho ba chiếc sẽ rơi vào khoảng 7-9 tỷ USD.

Chi phí đầu tư quá lớn và thời gian chờ đợi kéo dài khiến nhiều chuyên gia đặt dấu hỏi về tính khả thi của dự án sở hữu tàu ngầm hạt nhân này. Hàn Quốc có thể dùng số tiền đó để mua thêm nhiều tàu ngầm diesel - điện nhằm tạo thế cân bằng với hạm đội tàu ngầm Triều Tiên.

Sự phát triển của công nghệ cũng giúp việc phát hiện và theo dõi tàu ngầm trở nên dễ dàng nhiều. Các máy bay săn ngầm như P-8A Poseidon và lá chắn tên lửa đạn đạo là phương án mua sắm có hiệu quả hơn đối với Seoul. Những lựa chọn này là cũng không làm gia tăng lo ngại về sự phổ biến vũ khí hạt nhân tại châu Á, đồng thời tránh vi phạm chính sách phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Sở hữu ba tàu ngầm hạt nhân sẽ tăng đáng kể sức mạnh răn đe cho hải quân Hàn Quốc. Tuy nhiên, chi phí khổng lồ cho dự án cũng như lo ngại về phổ biến vũ khí hạt nhân ở châu Á khiến dự án này khó trở thành hiện thực trong tương lai gần, chuyên gia quân sự Zachary Kech nhận định. (Vnexpress)
----------------------------

Phát ngôn viên Hoa Kỳ tuyên bố sốc

Mỹ cho rằng Nga sẽ không thể giành chiến thắng trước khủng bố IS và điều này chỉ có thể do Mỹ và liên minh của họ thực hiện được.

Mặc dù tình hình ở Syria đang nghiên hẳn về phía quân đội Syria và Nga, tuy nhiên phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, ông Eric Pehon không tin khủng bố IS sẽ bị tiêu diệt cùng với các nhóm đối lập.Ông cho rằng, các hoạt động của quân đội chính phủ Syria dưới sự giúp đỡ tích cực của Lực lượng hàng không vũ trụ Nga sẽ không đánh bại hoàn toàn các nhóm khủng bố “Nhà nước Hồi giáo IS” và các nhóm đối lập khác.

quan doi my o syria ung ho nguoi kurd cung nhu cac nhom doi lap chong lai quan doi chinh phu syria khien tinh hinh khu vuc cang tro nen phuc tap hon.

Quân đội Mỹ ở Syria ủng hộ người Kurd cũng như các nhóm đối lập chống lại quân đội chính phủ Syria khiến tình hình khu vực càng trở nên phức tạp hơn.

“Những kết quả mà họ tuyên bố không đúng với tình hình thực tế. Những nỗ lực của của quân đội chinh phủ, Nga và Iran không đủ khả năng giành chiến thắng hoàn toàn trước khủng bố IS, thậm chí ngay cả khi chúng bị mất hoàn toàn lãnh thổ chiếm đóng”, ông Eric Pehon tuyên bố.

Vị phát ngôn viên của Lầu Năm Góc còn nói thêm rằng, hiện tại cũng như trước đây, cuộc chiến chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoạn ở Trung Đông chỉ được quyết định bởi các lực lượng của liên minh chống khủng bố do Washington đứng đầu.

Có nghĩa rằng, chỉ có quân đội Mỹ mới là lực lượng làm cho các nhóm khủng bố ở Syria “diệt vong” được hay không.

Phát biểu này của ông Eric Pehon ngay lập tức thu hút sự quan tâm của truyền thông thế giới.

Một số chuyên gia ngay lập tức đưa ra dẫn chứng chứng minh sự có mặt của lực lượng quân đội Nga đã làm thay đổi tình hình theo hướng tích cực ở khu vực này.

Ví dụ, kể từ khi tham gia vào chiến dịch này năm 2015, dưới sự hỗ trợ của quân đội Nga, quân đội Syria đã giải phóng gần 90% các vùng lãnh thổ, kết quả này đạt được chỉ sau 2 năm Nga chính thức tham gia vào cuộc chiến này.

Trong khi đó Mỹ và đồng minh của họ đã tham gia cuộc chiến vào năm 2011, tuy nhiên kết quả mà họ đạt được không có gì đáng kể, thậm chí còn khiến tổ chức khủng bố IS ngày càng lớn mạnh hơn.

Điều này có thể thấy rằng, khủng bố IS có bị tiêu diệt hay không chỉ có thể phụ thuộc vào Nga và chắc chắn không thể dựa vào Mỹ.

Thậm chí nhiều nguồn tin còn cho biết rằng, việc Mỹ có mặt ở Syria chỉ làm cho khủng bố mạnh hơn. Rất nhiều nguồn tin đã cáo buộc Mỹ và liên minh của họ hỗ trợ cho các tổ chức khủng bố nhằm ngăn cản sự thành công của Nga.

Điều này đã và đang khiến quân đội Syria và Nga gặp khó khăn trong việc tập trung vào tiêu diệt khủng bố IS cũng như các nhóm cực đoan.

Trong khi Lực lượng hàng không vũ trụ Nga đang tích cực hỗ trợ quân đội chinh phủ Syria nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến này thì Mỹ cùng với lực lượng mà họ hỗ trợ tìm mọi cách ngăn cản thành công của Nga.

Gần đây nhất Mỹ đã ủng hộ các nhóm cực đoan ở các khu vực đã được giải phóng nhằm làm cho tình hình các khu vực trở nên căng thẳng và buộc quân đội Syria phải phân tán lực lượng.

Những hành động này của Mỹ đã và đang tạo điều kiện cho khủng bố IS tồn tại và nếu không thể giành chiến thắng trước tổ chức khủng bố này thế giới sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Về phía Nga, chuyên gia quân sự Boris Rozhin trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Liên bang FAN đã tuyên bố rằng, chắc chắn Nga sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ quân đội Syria cho tới khi giải phóng hoàn toàn khủng bố IS cho dù có bị Mỹ và các lực lượng khác ngăn cản.

Ông cũng nhấn mạnh rằng, nếu Mỹ không hỗ trợ khủng bố IS hoặc Mỹ hợp tác với Nga thì khủng bố IS có thể đã bị tiêu diệt từ trước. (Baodatviet)
--------------------------

Mỹ trang bị USS Washington chuyên trị tàu ngầm Nga

Ngày 7/10, Hải quân Mỹ đã đưa vào trang bị USS Washington - chiếc tàu ngầm được thiết kế đặc biệt để đối đầu với lớp tàu Yasen của Nga.

Theo Dailypress, ngày 7/10, tàu ngầm tấn công chạy năng lượng hạt nhân USS Washington đã chính thức được đưa vào trang bị trong hạm đội tàu ngầm của Hải quân Mỹ trong buổi lễ long trọng được tổ chức tại căn cứ hải quân ở bang Virginia.

Hải quân Mỹ cho biết, tàu USS Washington được khởi đóng từ tháng 9/2011, USS Washington là tàu ngầm thứ 14 của lớp Virginia và là tàu ngầm thứ 4 của lớp Virginia Block III. Kinh phí đóng tàu ngầm này ước tính vào khoảng 2,6 tỷ USD.

my dua tau ngam uss washington vao trang bi.

Mỹ đưa tàu ngầm USS Washington vào trang bị.

Điểm đặc biệt của USS Washington so với những chiếc tàu cùng lớp đóng trước đó là con tàu này được thiết kế lại nhiều hạng mục khác nhau để có thể tăng sức mạnh và giúp chiếc tàu ngầm này đủ sức đối phó với tàu Yassen của Hải quân Nga.

Giám đốc Điều hành của Chương trình phát triển tàu ngầm, Thiếu tướng Hải quân Michael Jabali, thuộc Hải quân Mỹ nói rằng tàu ngầm Yasen là một bước tiến to lớn, đi trước thời đại của Nga.

Theo quan điểm của ông, Mỹ không chỉ phải đáp trả thích hợp mà còn phải đạt được ưu thế trong việc chế tạo ra tàu ngầm có tiếng ồn rất thấp và có thể tàng hình như vậy mới có thể theo kịp và vượt qua Nga. Bắt đầu từ chiếc USS Washington thuộc lớp Virginia sẽ được Mỹ thay đổi đáng kể.

Trong số những thay đổi mới được ứng dụng cho USS Washington phải kể đến đó là lớp phủ cách âm mới, một số cải tiến cơ cấu dẫn động, bộ máy và bộ định vị thủy âm mới. Với bộ định vị sóng âm mới này trên tàu ngầm sẽ làm tăng khả năng phát hiện các tàu của địch.

Ngoài ra, USS Washington còn được lắp động cơ đã được cải tiến. Nếu cải tiến kỹ thuật trên USS Washington thành công, họ sẽ sử dụng chúng trên các tàu ngầm tương lai thuộc lớp Virginia, cũng như trên tàu ngầm tên lửa (tàu ngầm được trang bị tên lửa) mới dùng để thay thế 18 tàu ngầm loại Ohio.

Theo Tạp chí National Interest, ngoài sự lạc hậu về kỹ thuật của Mỹ, vấn đề hiện taị là tình trạng thiếu tàu ngầm tấn công. Chỉ huy của Hải quân Mỹ nói rằng, số lượng tối thiểu tàu ngầm tấn công cần có 48 tàu ngầm.

Bây giờ các hạm đội tàu ngầm Mỹ có tất cả 53 tàu ngầm tấn công, nhưng trừ những cái đã củ và cái mới đang được đóng tới năm 2029, họ chỉ có 41 tàu ngầm. Trong chính sách tài chính hiện hành của Quốc hội Mỹ thì thanh toán bù vào sự thâm hụt này thêm nữa là điều không thể.

Mỹ cần phải xây dựng các tàu ngầm tấn công nhiều hơn nhưng cũng phải đảm bảo số lượng tiền tối thiểu cần thiết. Điều này có nghĩa rằng Quốc hội cần phải tăng chi phí xây dựng tàu ngầm?(Baodatviet)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 10-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 10-10-2017

    Việt Nam nâng cấp ZU-23-2 diệt mục tiêu tầm xa; Hải quân Việt Nam đưa 2 tàu Molniya mới vào trang bị; Ấn Độ đưa Akash lên biên giới răn đe Trung Quốc; Việt Nam có thể tự nâng cấp T-62 mạnh hơn cả T-72

  • Tin thế giới đáng chú ý 10-10-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 10-10-2017

    Rộ tin đồn chỉ 6 ngày nữa thế giới sẽ diệt vong vì siêu sóng thần, động đất và bão lớn; Philippines trưng biểu tượng Đài Loan khi nhận vũ khí Trung Quốc; Mỹ giúp Nga thành thế lực mới ở Trung Đông?; Thổ Nhĩ Kỳ bắt tay với Iran: Kịch bản mới?

Bài cùng chuyên mục