Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý 10-10-2017
- Cập nhật : 10/10/2017
Rộ tin đồn chỉ 6 ngày nữa thế giới sẽ diệt vong vì siêu sóng thần, động đất và bão lớn
Nhà nghiên cứu học thuyết tận thế Dave Meade cho rằng quá trình tận thế sẽ được khởi đầu vào ngày 15/10 bởi Niburu, hành tinh từng được dự đoán rằng sẽ lao vào Trái đất ngày 23/9 nhưng không xảy ra.
Theo Mirror, ngày tận thế của thế giới đã cận kề và những trận sóng thần, động đất, bão cực lớn sẽ bắt đầu tàn phá Trái đất từ ngày 15/10 tới. Những sự kiện khủng khiếp này sẽ kéo dài liên tục trong 7 năm cho đến khi hành tinh bị hủy diệt hoàn toàn.
Meade dự đoán, Nibiru sẽ đi qua chứ không lao vào Trái đất, nhưng sẽ mang theo hàng loạt các thảm họa tự nhiên. Ông cho rằng động đất ở Mexico, lũ lụt ở Texas và các trận siêu bão vùng biển Caribe và Florida trong năm nay đều liên quan đến hành tinh Niburu này.
Bên cạnh các thảm họa tự nhiên, Meade cho rằng tận thế cũng bao gồm sự đối đầu hạt nhân giữa Mỹ, Anh và Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên. Ngoài ra, bão Mặt trời cũng khiến mạng lưới điện toàn cầu bị tê liệt.
Theo Meade, quá trình tận thế dài 7 năm của Trái đất sẽ chứng kiến tiểu hành tinh tên là Wormwood có đường kính ít nhất 3 km, thuộc hệ thống hành tinh Niburuva chạm với Trái Đất.
Dù vậy NASA phủ nhận dự đoán này và cho rằng hành tinh Nibiru không tồn tại. "Nếu Nibiru có thật và chuẩn bị chạm đến Trái đất thì các phi hành gia đã phát hiện được chúng ít nhất 1 lần và hiện giờ chúng đã có thể nhìn thấy được bằng mắt thường", Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ khẳng định. (VTC)
------------------------------------
Philippines trưng biểu tượng Đài Loan khi nhận vũ khí Trung Quốc
Philippines hôm 9-10 đã xin lỗi Trung Quốc vì sử dụng biểu tượng của Đài Loan trong buổi lễ nhận vũ khí và đạn dược từ Bắc Kinh.
Báo South China Morning Post (SCMP) ngày 9-10 đưa tin lỗi ngoại giao nêu trên bị phát hiện sau khi loạt ảnh về sự kiện nhận vũ khí được đăng lên mạng xã hội.
Trên tấm bảng trưng trong buổi lễ, với sự tham gia của Đại sứ Trung Quốc ở Philippines Triệu Giám Hoa (Zhao Jianhua), có dòng chữ xác nhận số vũ khí nêu trên được Bộ Quốc phòng Trung Quốc cung cấp.
Tuy nhiên, bên cạnh biểu tượng của Bộ Quốc phòng Philippines (DND) lại là biểu tượng của Cơ quan Quốc phòng Đài Loan.
DND khẳng định vẫn tôn trọng triệt để chính sách "Một Trung Quốc". "Chúng tôi muốn gửi lời xin lỗi chính thức đến chính phủ và người dân Trung Quốc. Chúng tôi thật lòng hy vọng sự cố đáng tiếc này sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa 2 nước, vốn đã được cải thiện trong năm qua" – DND bày tỏ.
Philippines xin lỗi Trung Quốc vì sử dụng biểu tượng của Cơ quan Quốc phòng Đài Loan trong buổi lễ nhận vũ khí từ đại lục. Ảnh: CNS
Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila vẫn chưa bình luận về vụ việc.
Số lượng vũ khí được bàn giao vào hôm 5-10 nêu trên là lô hàng thứ hai mà Trung Quốc gửi cho Philippines sau khi Mỹ tuyên bố ngưng bán súng trường cho Manila vào năm ngoái. Số vũ khí này bao gồm 3.000 súng trường, 3 triệu đạn dược các loại và 30 súng bắn tỉa.
Philippines nhận lô hàng đầu tiên từ Trung Quốc hồi tháng 6 với hơn 3.000 súng trường, súng bắn tỉa và gần 6 triệu đạn dược các loại.
Sau một thời gian dài căng thẳng liên quan đến mâu thuẫn ở biển Đông, quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines đã được cải thiện dưới thời của Tổng thống Rodrigo Duterte.
Một lỗi tương tự từng xảy ra vào tháng 10-2001 khi Hải quân Hoàng gia Anh sử dụng cờ Đài Loan để chào đón một đội tàu của Hạm đội Trung Quốc đến thăm cảng Portsmouth.(NLĐ)
-------------------------
Mỹ giúp Nga thành thế lực mới ở Trung Đông?
Không chỉ tạo điều kiện cho Nga thể hiện tiềm lực quân sự ở Syria, Mỹ còn tự giúp các nước Trung Đông đứng cạnh Moscow.
Tự Mỹ tạo điều kiện cho Nga quay trở lại Trung Đông
Quốc vương Ả-Rập Saudi Salman bin Abdulaziz Al Saud vừa trở thành vị vua đầu tiên của quốc gia giàu dầu mỏ vùng Vịnh tới thăm chính thức Moscow từ 5-8/10.
Cùng với đó, Nga và Ả-Rập Saudi cũng tiến hành hàng loạt thỏa thuận thương mại song phương liên quan tới kinh tế, dầu khí, giao lưu văn hóa, giáo dục, thậm chí cả quốc phòng.
Trước chuyến thăm của Quốc vương Ả-Rập Saudi, hàng loạt nguyên thủ quốc gia Trung Đông như Israel, Qatar, Thổ Nhĩ Kỹ, Ai Cập và Jordan đều đã tới thăm Nga thời gian qua như một nỗ lực cam kết kéo quan hệ song phương tới gần hơn.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, nỗ lực thực sự của Quốc vương Ả-Rập Saudi lại nhấn mạnh ở chỗ tìm cách để kiềm chế sự ảnh hưởng của Iran, một đồng minh thân cận của Nga nhưng bị hầu hết quốc gia vùng Vịnh coi là kẻ thù nguy hiểm.
Hàng loạt các cuộc viếng thăm Moscow thời gian là một dấu hiệu cho thấy tầm ảnh hưởng không thể ngó lơ của Nga ở vùng Vịnh- nơi từng được cho là dấu mốc thành công của Mỹ, đặc biệt là sau thành công của Nga trong việc mang lại hòa bình ở Syria.
Ông Dennis Ross, cố vấn nhiều đời Tổng thống Mỹ và từng phụ trách tiến trình đàm phán hòa bình ở Trung Đông, lý giải: "Việc Nga can thiệp quân sự thành công ở Syria đã làm thay đổi thực tế và cán cân quyền lực ở đây. Putin đã thành công trong việc biến Nga thành một nhân tố quan trọng ở Trung Đông. Đó là lý do bạn thấy các nguyên thủ Trung Đông liên tục công du đến Moscow".
Vị cựu cố vấn cho hay, Moscow đã từng là một thế lực lớn của Trung Đông trong thời Chiến tranh lạnh và đã hỗ trợ các nước Ả Rập về mặt vũ trang để chống lại Iran. Nhưng sau khi Liên Xô tan rã, ảnh hưởng của Moscow cũng mất dần và khi Mỹ tấn công Iraq, Nga chỉ đứng ngoài cuộc và không thể làm gì khác ngoài phản đối.
Thế nhưng cục diện bắt đầu xoay chiều từ năm 2013 khi Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama quyết định không tấn công chế độ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Sự đổi chiều này đã khiến các quốc gia Trung Đông đồng tình với việc thay đổi Tổng thống Syria bị phân tán.
Cuộc chiến tại Syria khi đó đã tạo nên một lực lượng mà ngay cả Mỹ cũng không lường tới là tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Sự ra đời của khủng bố IS cũng như các mối nguy hại mà chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới nước Nga đã khiến Moscow hành động.
Tháng 10/2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cử quân đội sang để hỗ trợ và bảo vệ nhà lãnh đạo Syria cũng như định hình lại sức mạnh lực lượng tại Trung Đông.
Chiến dịch quân sự của Nga tại Syria thành công cũng như tiềm lực quân sự nổi trội đã tạo nên sức thuyết phục không thể to lớn hơn của ông Putin tại Syria.
Tiêu chuẩn kép của Mỹ khiến lòng tin ở Trung Đông bị bào mòn
Ở thời điểm đó, khi Nga đang chịu sự kìm kẹp của các biện pháp trừng phạt kinh tế từ châu Âu và Mỹ, sau đó là Thổ Nhĩ Kỳ, sự thành công trong chiến dịch tiêu diệt khủng bố của Moscow đã giúp họ có lại được sự tin tưởng trong con mắt của các quốc gia vùng Vịnh.
Nhớ lại vụ tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay ném bom Su-24 của Nga chỉ 1 tháng sau khi Moscow tham chiến tại Syria đã khiến 2 nước rơi vào tình trạng căng thẳng và áp đòn trừng phạt ngược.
Vụ bắn rơi Su-24 được cho là màn kịch mà Thổ Nhĩ Kỳ - trọng tâm Trung Đông của liên minh quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu, đã bày nên nhằm khiêu khích sự trung thành của Ankara.
Tuy nhiên, đó lại là phép thử cho thấy tầm nhìn của Nga trong việc lấy lại niềm tin nơi Tổng thống Erdogan khi hỗ trợ chống lại cuộc đảo chính ở ngay Thủ đô Ankara.
Mối quan hệ thân thiết trở lại sau đó của Nga - Thổ Nhĩ Kỳ đã phần nào giúp định hình trục ảnh hưởng của Nga tại Trung Đông, đồng thời là minh chứng rõ nhất cho "tiêu chuẩn kép" của phương Tây mà Ankara có thể nhìn ra.
Thổ Nhĩ Kỳ là một trong 4 quốc gia nuôi dưỡng âm mưu bá chủ Trung Đông bên cạnh Iraq, Iran và Ả-Rập Saudi.
Sự biến chuyển của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như cách Nga cân bằng ảnh hưởng của Iran để tạo trục xoay mới gồm Nga- Thổ Nhĩ Kỳ- Iran đã khiến liên minh này đứng độc lập trên một vùng ảnh hưởng rộng lớn tại Trung Đông.
Thêm vào đó, sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran, quốc gia thân thiện với Nga, đã phát triển từ sau khi thỏa thuận hạt nhân được ký kết. Chính quyền Mỹ khi đó cho rằng, với thỏa thuận này, Iran sẽ tiết chế hành động của mình trong việc tăng cường mối đe dọa các quốc gia láng giềng. Nhưng điều đó không xảy ra.
Tổng thống Donald Trump mới đây đã thể hiện ý định khôi phục ảnh hưởng ở Trung Đông khi bày tỏ rõ ràng sự đối đầu với Iran cũng như rút khỏi thỏa thuận hạt nhân. Nhưng có lẽ đã quá muộn!
Cùng với sự ảnh hưởng của Iran tại Syria, Ả-Rập Saudi đã bày tỏ mong muốn hợp tác bằng chuyến thăm của Quốc vương khi tới Nga.
Chuyến thăm Nga của Quốc vương Ả-Rập Saudi tới Nga đã cho thấy tầm quan trọng của Moscow đối với quốc gia này, bất chấp nỗ lực của ông Donald Trump khi chọn Ả-Rập Saudi là điểm đến đầu tiên của chuyến công du trên cương vị là Tổng thống nước Mỹ.
Thêm một ví dụ nữa, cuộc khủng hoảng ngoại giao ở Qatar cũng là một trong những biểu hiện khiến các nước Trung Đông phải lựa chọn hợp tác với Nga.
Washington dù đặt căn cứ quân sự và liên tục thúc đẩy thương vụ mua bán vũ khí với Qatar nhưng luôn kêu gọi Ả-Rập Saudi và Qatar nỗ lực giải quyết ngoại giao khi quốc gia này bị cô lập. Và Qatar đã phải cậy nhờ Nga.
Ngoài ra, Nga cũng có ảnh hưởng tới hàng loạt các quốc gia Trung Đông khác.
Theo ông Andrey Kortunov -Tổng giám đốc của Hội đồng các vấn đề Quốc tế Nga (một nhóm nghiên cứu được thành lập bởi điện Kremlin), mặc dù từ chối yêu cầu lập vùng đệm của Israel nhưng Nga lại có thỏa thuận cho phép Israel được quyền không kích Hezbollah ở Syria.
Bên cạnh đó, Nga còn tham gia cùng Ai Cập làm trung gian hòa giải cuộc xung đột nội bộ Palestine kéo dài hơn thập kỷ giữa Fatah ở Bờ Tây và Hamas ở Gaza. Ông Putin còn mời cả các phe phái Lybia đối đầu sang Moscow sau khi một loạt nỗ lực đàm phán hòa bình của các quốc gia khác lần lượt thất bại.
Nga cũng đã trở thành nhà đầu tư hàng đầu ở vùng đất giàu dầu mỏ của người Kurd ở Iraq và là một trong số ít ỏi cường quốc không lên án việc trưng cầu dân ý đòi độc lập của cộng đồng người Kurd tại đó.
Dẫu cuộc chạy đua về kinh tế ở Trung Đông nghiêng hẳn về phía Mỹ bởi GDP của Mỹ gấp 13 lần Nga, nhưng theo như Đại sứ Nga ở Syria năm 1989-1994 Alexander Zotov, đó không phải lúc nào cũng là yếu tố quyết định.
Như Tổng thống Nga Vladimir Putin mới tuyên bố gần đây, Nga trở thành điểm đến của nhiều quốc gia trên thế giới và sống sót tốt trong trừng phạt là bởi không gắn kèm lợi ích kinh tế với đòi hỏi chính trị.
Chẳng phải tự nhiên mà Moscow đã và đang có được lợi thế thực sự nếu không muốn nói là ông chủ mới ở Trng Đông. Chiến thuật nóng từ cái đầu lạnh của người lãnh đạo cũng như sai lầm mang đầy âm mưu của chính quyền phương Tây đã thực mời Nga tham dự, từ đó, giành ưu thế trong bàn cờ Trung Đông. (Huy Vũ - Baodatviet.vn)
-----------------------------
Thổ Nhĩ Kỳ bắt tay với Iran: Kịch bản mới?
Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã hình thành một liên minh mới nhằm mục đích kiềm chế, ngăn chặn các hoạt động quân sự của Israel ở khu vực Trung Đông.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Iran, ông Amir Khatami đã tuyên bố rằng, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ là hai quốc gia có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình khu vực Trung Đông.
Liên minh Thổ Nhĩ Kỳ và Iran sẽ ngăn chặn mưu đồ chia rẽ các nước trong khu vực Trung Đông của Mỹ và Israel.
Từ trước đến nay Israel luôn được coi là một thế lực ảnh hưởng rất lớn đến khu vực này. Dưới sự hỗ trợ của Mỹ, Israel được trang bị đầy đủ cho các lực lượng của mình nhằm thực hiện các ý đồ ở Trung Đông.
Vì vậy liên minh Thổ Nhĩ Kỳ-Iran được tạo ra nhằm ngăn chặn những kịch bản mới của Israel, hướng tới duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.
“Mỹ và Israel đã bắt đầu chiến lược chia rẽ các nước trong khu vực sau thất bại của kịch bản Daesh, nhưng Iran và Thổ Nhĩ Kỳ là hai nước quan trọng trong khu vực và có ảnh hưởng đến các nước khác, vì vậy họ không cho phép Mỹ và Israel thực hiện được mưu đồ này”, Tham mưu trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Hulusi Akar tuyên bố trong cuộc gặp ở Tehran.
Ông Khatami lưu ý thêm rằng: “Trong những năm gần đây những sự kiện xảy ra trong khu vực đều phục vụ lợi ích cho chế độ Do thái và đã làm ảnh hưởng đến tình hình khu vực cũng như thế giới và làm cho tình hình ở Palestine ngày càng xấu hơn”.
Ông nhấn mạnh rằng, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng độc lập của các nước trong khu vực là một trong những chính sách của Iran.
Vì vậy, hình thành liên minh hợp tác giữa Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và có thể thêm Iraq là biện pháp hữu hiệu có thể góp phần thiết lập sự ổn định và an ninh trong khu vực này, vị Bộ trưởng này cho biết thêm. Ông cũng tuyên bố rằng, Iran coi trọng chính sách đối ngoại hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông cũng đồng ý với hành động của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc hỗ trợ giúp đỡ quân đội Syria và Iraq trong việc bảo vệ toàn vệ lãnh thổ của 2 nước này và phản đối bất kỳ nước nào có hành động xâm lược, lấn chiếm biên giới.
Tất cả những thông báo này dường như sẽ là tin tốt đối với người dân khu vực Trung Đông. Nếu liên minh hai quốc gia có tiềm lực quốc phòng mạnh mẽ này liên minh với nhau sẽ đủ khả năng ngăn chặn mưu đồ của Israel cũng như lực lượng ủng hộ Mỹ. Sự có mặt của liên minh này hứa hẹn giúp tình hình khu vực giảm căng thẳng và ổn định hơn.
Bộ trưởng Khatami không ngần ngại tuyên bố rằng, chiến lược chia rẽ các nước trong khu vực sẽ được Mỹ và Israel tiến hành thực hiện nhằm thay thế cho tổ chức khủng bố IS bị đánh bại hoàn toàn.
Trước thông tin này một số người ở Syria và Iraq, bao gồm cả các nhà lãnh đạo, đã nghi ngờ và không hoàn toàn tin tưởng vào Iran cũng như Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc biệt họ cho rằng, ông Erdogan là một “đối tác nguy hiểm”, ông này sẵn sàng quay lưng nếu lợi ích của họ bị ảnh hưởng.
Mặc dù vậy, việc liên minh mới giữa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập nhằm chống lại liên minh của Mỹ với Israel và các lực lượng ủng hộ Mỹ - đây là điều đáng mong đợi đối với người dân khu vực Trung Đông.
Trước đó trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria, Iran đã và đang tăng cường lực lượng ở các quốc gia Ả Rập, đặc biệt là ở Syria, điều này khiến Mỹ rất lo lắng.
Iran cùng với lực lượng ủng hộ họ được coi là kẻ thù của Mỹ và Israel.
Vì vậy việc quân đội Iran tăng cường hiện diện ở Syria đồng thời hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh quân đội Syria đang đứng trước cơ hội giành thắng lợi trước khủng bố IS khiến Israel và Mỹ đứng ngồi không yên.(Baodatviet)