Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý tối 09-10-2017

  • Cập nhật : 09/10/2017

B1-B của Mỹ không theo kịp thiên nga trắng Tu-160

Tu-160 di chuyển nhanh hơn và có thể bay trên những quãng đường dài hơn B-1B của Mỹ.

Sputnik dẫn nguồn tin từ trang Focus cho biết, các máy bay siêu âm Tu-160 của Nga không chỉ bay nhanh hơn máy bay ném bom B1-B của Hoa Kỳ mà còn có thể bay ở các cự li xa hơn. Trong tương lai khoảng 50 máy bay Tu-160 mới được nâng cấp sẽ rời nhà máy sản xuất tại Nga.

Tu-160 là máy bay ném bom chiến lược siêu âm. Trọng lượng của Tu-160 đạt 275 tấn khiến nó trở thành máy bay chiến đấu nặng nhất trên thế giới. Máy bay được đặt biệt danh là "Thiên nga trắng" bởi màu sơn và hình dáng thanh nhã.

Ở góc độ nhất định, có thể so sánh Tu-160 với máy bay ném bom B1-B của Mỹ. Tuy nhiên, Tu-160 di chuyển nhanh hơn và có thể bay trên những quãng đường dài hơn. Khác B1-B, trong trường hợp chiến tranh Tu-160 cũng có thể mang theo vũ khí hạt nhân.

tu-160 cua nga hon han b1-b cua my.

Tu-160 của Nga hơn hẳn B1-B của Mỹ.

 

Năm 2015, trong khuôn khổ hoạt động quân sự của Nga ở Syria Tu-160 đã thực hiện chuyến bay chiến đấu đầu tiên. Các máy bay ném bom phóng tên lửa hành trình vào cơ sở nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

“Thiên Nga trắng” Tu-160 được phát triển dưới thời Liên Xô có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân trong trường hợp xảy ra chiến tranh thế giới thứ 3.

Đặc biệt mặc dù sự xuất hiện của tên lửa hành trình với đầu đạn hạt nhân trên boong, nhưng Tu-160 vẫn có khả năng xuyên qua hệ thống phòng thủ của địch ở độ cao rất thấp một cách dễ dàng, lúc này các hệ thống radar của địch hoàn toàn bị vô hiệu hóa.

Đối với B-1B chúng liên tục bị chỉ trích trong suốt quá trình hoạt động như bánh răng dùng để hạ cánh của máy bay bị nứt, động cơ của máy bay bị rò rỉ nhiên liệu trong một số trường hợp rơi luôn khỏi máy bay, còi báo động đông cơ kêu gào thảm thiết mặc dù không có chuyện gì xảy ra…

Tuy B-1B được cho là máy bay có khả năng tàng hình nhưng một số chuyên gia vẫn cho rằng, bất kỳ radar tốt nào có thể theo dõi được chúng.

Đáng chú ý hơn nữa, mặc dù khối lượng lớn hơn B-1B của Mỹ (275 tấn so với 216 tấn) nhưng Tu-160 có khả năng tăng tốc độ nhanh và có thể đạt tới 2,05 Mach, trong khi đó B-1B của Mỹ chỉ có 1,25 Mach.

Việc không thể mang theo vũ khí hạt nhân khiến B-1B của Mỹ không thể cạnh tranh song phẳng với Tu-160 của Nga. Đặc biệt Tu-160 còn có khả năng thực hiện các cuộc tấn công bằng vũ khí chiến thuật, thực tế này đã được chứng minh ở chiến trường Syria.

Quân đội Nga đã sử dụng loại tên lửa hành trình mới Kh-101, loại tên lửa này ưu việt hơn hẳn những phiên bản tiền nhiệm của nó Kh-55 và Kh-555, cuộc tấn công này khiến cả thế giới ngỡ ngàng. (Baodatviet)
---------------------------

Phiến quân ở Myanmar để ngỏ khả năng đàm phán hòa bình

Các phiến quân Hồi giáo Rohingya cho biết sẵn sàng hưởng ứng mọi động thái hòa bình từ chính quyền Myanmar dù tuyên bố ngừng bắn họ đưa ra tháng trước gần kết thúc.

Phiến quân ở Myanmar để ngỏ khả năng đàm phán hòa bình - Ảnh 1.

Một người lính quân đội Myanmar đứng gác gần Maungdaw, phía bắc bang Rakhine, Myanmar - Ảnh: REUTERS

Đội quân cứu thế Arakan Rohingya (ARSA) không cho biết họ sẽ hành động như thế nào sau khi lệnh ngừng bắn kết thúc vào nửa đêm 9-10, nhưng nhóm phiến quân này "xác nhận sẽ chấm dứt làn sóng bạo lực và áp bức" nhắm vào người Rohingya.

"Ở bất kỳ thời điểm nào, nếu Chính phủ Myanmar muốn hòa bình thì ARSA sẽ chào đón chiều hướng này và ngược lại" - ARSA tuyên bố. Hãng tin Reuters cho biết người phát ngôn của Chính phủ Myanmar vẫn chưa đưa ra bình luận nào về tuyên bố trên của ARSA.

Trước đó hôm 10-9, khi ARSA tuyên bố một tháng ngừng bắn của nhóm phiến quân Hồi giáo này tại bang Rakhine, một người phát ngôn của chính quyền Myanmar đã nói rằng: "Chúng tôi không có chính sách đàm phán với khủng bố".

Nhóm phiến quân này đã phát động các cuộc tấn công tổng hợp vào khoảng 30 chốt an ninh và một doanh trại quân đội chính phủ ngày 25-8 với sự giúp đỡ của hàng trăm người dân Rohingya bất bình với chính quyền.

Đáp lại, quân đội Myanmar đã tiến hành một cuộc càn quét khắp bang miền bắc Rakhine, buộc hơn nửa triệu người dân Rohingya chạy trốn sang Bangladesh trong khi LHQ lên tiếng cho rằng đây là một cuộc "thanh lọc sắc tộc".

Chính quyền Myanmar đã phản đối cáo buộc của LHQ, cho rằng hầu hết trong số 500 người chết trong trận càn là "các phần tử khủng bố" đã tấn công dân làng và đốt làng trước đó.

Nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi, người từng đoạt giải Nobel Hòa bình cho các hoạt động đấu tranh vì nhân quyền ở đất nước mình, đã phải đối mặt với những lời chỉ trích gay gắt từ thế giới vì không làm được gì để cải thiện tình hình khiến hàng ngàn người dân đang phải đi tị nạn đầy thống khổ.(Tuoitre)
-----------------------

Nga bán S-400 cho Saudi Arabia chống đồng minh Iran?

Theo giới quan chức lãnh đạo Nga, một đồng minh của Mỹ là Saudi Arabia muốn mua các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumph của Nga.

Nga bán S-400 cho Saudi Arabia

Tờ Kommersant của Nga dẫn các nguồn tin từ giới quan chức quân sự Nga cho biết, nước này đã chuẩn bị một gói hợp đồng hợp tác kỹ thuật quân sự hơn ba tỉ dollars cho chuyến thăm Moscow của ông Salman bin Abdul Aziz Al Saud - Quốc vương Saudi Arabia.

Được biết, đây là chuyến thăm chính thức Liên bang Nga đầu tiên của ông Salman bin Abdul Aziz Al Saud. Nhà Vua Saudi Arabia nhấn mạnh rằng, ông rất vui mừng được đến thăm Nga và bày tỏ hy vọng rằng, chuyến thăm của mình sẽ góp phần vào sự phát triển hợp tác "vì thịnh vượng và phúc lợi của hai đất nước và dân tộc", góp phần “tăng cường an ninh và hòa bình trên thế giới".

Trong chuyến thăm này, các quan chức hai bên đã đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng, đặc biệt là việc Saudi Arabia quyết định đầu tư vào khoảng 25 dự án của Nga, với đủ loại lĩnh vực như: Ngành sản xuất hàng tiêu dùng, nông nghiệp, tài sản, cơ sở hạ tầng, dầu khí...

Nguồn tin của Kommersant cho biết, trong gói hợp đồng lớn này có một hợp đồng con đáng chú ý là việc Saudi Arabia muốn mua vài tiểu đoàn tên lửa phòng không tối tân nhất của Nga là S-400 Triumph, hiện đang được coi là vũ khí phòng không số 1 thế giới.

sau tho nhi ky, nga se ban s-400 cho dong minh khac cua my la saudi arabia de doi pho voi iran?

Sau Thổ Nhĩ Kỳ, Nga sẽ bán S-400 cho đồng minh khác của Mỹ là Saudi Arabia để đối phó với Iran?

 

Dự kiến, ngày 5 tháng 10 Quốc vương Saudi Arabia đã bàn bạc với Tổng thống Nga Vladimir Putin về vấn đề này. Nếu kết quả là tích cực, các văn kiện có thể được ký kết trong cuộc họp của Ủy ban liên chính phủ Nga-Saudi về hợp tác quân sự-kỹ thuật vào cuối tháng 10.

Được biết, trước khi đạt được thỏa thuận vũ khí hơn 3 tỷ USD với Nga, vào tháng 6 năm nay, Hoa Kỳ và Saudi Arabia đã thỏa thuận hợp đồng vũ khí khổng lộ trị giá hơn 100 tỷ dollars Mỹ.

Tờ báo nhắc rằng Nga đã nỗ lực xâm nhập thị trường vũ khí của Saudi Arabia suốt mười năm qua nhưng thành tựu đạt được không lớn, nhiều cuộc thảo luận đã được tổ chức nhưng chưa có hợp đồng nào được ký. Do đó, chuyến thăm này và những thỏa thuận được ký kết sẽ là bước ngoặt mới quan trọng đối với hợp tác quân sự giữa hai nước.

Theo đại diện của Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới (TSAMTO) có trụ sở ở Moscow, khả năng đạt được hợp đồng bán các hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Saudi Arabia là rất cao.

Theo đó, nếu Riyadh thực sự muốn mua S-400, Nga sẽ ký hợp đồng một trăm phần trăm tạm ứng, và sau các hệ thống S-400 được bàn giao đầy đủ cho Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ, hợp đồng với Saudi Arabia mới được thực hiện - đại diện của TSAMTO nói.

Vị chuyên gia của TSAMTO nhấn mạnh rằng, Nga không gặp khó khăn gì để thúc đẩy xuất khẩu hệ thống S-400 bởi hiện nay đã có khoảng chục nước đang chờ đàm phán mua S-400.

Được biết, hệ thống phòng không S-400 của Nga hiện được coi là hệ thống phòng không hàng đầu thế giới. Hệ thống này có thể đánh chặn máy bay ném bom chiến lược, máy bay chiến đấu chiến thuật; tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và đặc biệt là các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5.

Việc Nga bán hệ thống S-400 cho Saudi Arabia - một đồng minh của Mỹ - được giới chuyên gia quân sự cho là “một cú sốc”, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ cũng bất ngờ ký hợp đồng mua các hệ thống phòng không này.

Trong khi vực Trung Đông, Saudi Arabia không ưa gì Israel nhưng do cả 2 nước đều là đồng minh quan trọng nhất của Mỹ nên nguy cơ chiến tranh giữa hai nước hiện nay là hầu như không bao giờ xảy ra. Do đó, việc nước này mua S-400 được coi là chủ yếu để đối phó với Iran.

.Trong thời gian qua, mặc dù chịu sự cấm vận ngặt ngèo của Liên Hiệp Quốc nhưng Iran vẫn có những bước tiến vượt bậc về công nghệ hàng không.Nước này đã nỗ lực chế tạo loạt máy bay chiến đấu quốc nội như Saeqeh (Thunderbolt) và Azarakhsh (Lightening), có ngoại hình tương đối giống nhau, chỉ phân biệt bởi 1 cánh đuôi đứng (Azarakhsh) và 2 cánh đuôi đứng (Saeqeh). Mặc dù hai loại máy bay này được coi là bản nhái máy bay F-5 của Mỹ nhưng tính năng của chúng có thể so sánh với MiG-29 của Nga.

may bay tang hinh qaher-313 cua iran dang buoc vao giai doan thu nghiem mat dat

Máy bay tàng hình Qaher-313 của Iran đang bước vào giai đoạn thử nghiệm mặt đất

 

Vào năm 2012, Tổ hợp công nghiệp - quốc phòng Iran còn khiến cả thế giới kinh ngạc khi tuyên bố đang phát triển cho Lực lượng Không quân Iran (IRIAF) loại máy bay tiêm kích tối tân cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL), điều mà mới chỉ có vài nước trên thế giới làm được.

Sau đó, vào tháng 2/2013, Iran đã gây chấn động thế giới khi tuyên bố đã nghiên cứu, thiết kế thành công và cho ra mắt máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới nhất “Kẻ chinh phục” (Qaher-313), được xếp vào loại máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 5 cỡ nhỏ, giống F-35 của Mỹ.

Vào năm 2016, những hình ảnh rò rỉ ở thực địa đã cho thấy, chiếc tiêm kích tàng hình này của Iran đã phát triển đến giai đoạn nguyên mẫu thực và năm 2017 nó đã tiến hành thử nghiệm mặt đất. Điều này chứng tỏ, các kỹ sư Iran đủ khả năng chế tạo những chiến đấu cơ hiện đại, xếp vào dạng hàng đầu thế giới.

Năm 2017, còn xuất hiện thông tin là Nga đã bí mật cung cấp công nghệ sản xuất máy bay chiến đấu tối tân Su-30SM cho Tehran để nước này hoàn thiện chương trình phát triển máy bay chiến đấu của mình.

Với sự hỗ trợ của Nga, các mục tiêu của Iran là hoàn toàn khả thi, nước này sẽ sở hữu một lực lượng không quân vào dạng hùng mạnh nhất Trung Đông, đủ khả năng thách thức cả 2 đối thủ chính của họ, đồng thời cũng là 2 cường quốc không quân trong khu vực là Israel và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, nếu bán S-400 cho Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ thì có thể nói rằng, Nga đã cung cấp “khiên” cho bạn bè của Mỹ để đối phó với “giáo” của đồng minh của mình là Iran. Điều này rõ ràng là có thể khiến chính quyền Tehran không hài lòng; tuy nhiên đây cũng là rất bình thường với chính sách “cào bằng quan hệ” của Nga.

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 09-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 09-10-2017

    Tiết lộ sự thật bất ngờ về ‘cỗ máy chiến tranh’ của Mỹ; Vũ khí laser: Chìa khóa của Mỹ để thống trị thế giới; Tên lửa chống tăng Spike sẽ đánh bại Kornet tại Việt Nam? ; Sức mạnh của vũ khí quân sự Nga đứng đầu thế giới?

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 09-10-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 09-10-2017

    Thị trưởng Mexico bị bắn chết trước cửa nhà riêng; Nga khoe tàu tên lửa nhỏ thế hệ mới trang bị khủng; Một phụ nữ thổ dân chạy đua chức tổng thống Mexico

Bài cùng chuyên mục