Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 09-10-2017

  • Cập nhật : 09/10/2017

Tiết lộ sự thật bất ngờ về ‘cỗ máy chiến tranh’ của Mỹ

Tuy được mệnh danh là một trong những quốc gia sở hữu lực lượng quân sự hùng mạnh nhất thế giới, song Mỹ vẫn đang phải chật vật giải quyết các vấn đề liên quan đến trang thiết bị lỗi thời, thiếu thốn.

Máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer. Ảnh: Reuters/US Air Force

Trong bản báo cáo “Chỉ số Sức mạnh quân sự Mỹ” 2018, Viện nghiên cứu Heritage Foundation đã đánh giá năng lực chiến đấu của Lục quân, Hải quân, Không quân, Thủy quân lục chiến và lực lượng vũ khí hạt nhân trên mức thang 5 điểm, từ “rất yếu” tới “rất mạnh”.

Trang thiết bị Lục quân tuy vẫn đang được bảo trì tốt song càng ngày càng lỗi thời, và điều này sẽ tạo ra khó khăn về lâu dài, khi ngân sách dùng cho việc thu mua trang thiết bị mới bị cắt giảm. 

Chính sách cắt giảm trong thời chính quyền cựu Tổng thống Obama đã làm quy mô lực lượng này nhỏ hơn và cũng ít có sự chuẩn bị hơn trước, với chỉ 1/3 lữ đoàn chiến đấu (BCT) ở vị trí sẵn sàng điều động. Lực lượng này cũng phải đối mặt với tình trạng thiết hụt vũ khí hạng nặng như tên lửa Patriot và Hellfire.

Trong khi đó, tổng số 276 tàu chiến của Hải quân Mỹ bị đánh giá là không đủ năng lực duy trì sự hiện diện trên toàn cầu, tình trạng sẵn sàng chiến đấu cũng gặp trở ngại vì đào tạo huấn luyện yếu kém. 

Để minh họa cho tình trạng này, viện nghiên cứu đã đưa ví dụ về 3 vụ tai nạn trong năm nay khi các tàu Mỹ va chạm với các tàu hàng, khiến 17 thủy thủ thiệt mạng.

Chuyên gia Dakota Wood trả lời tạp chí Defense News: "... chúng tôi không đưa ra kết luận vì cuộc điều tra vẫn chưa xong. Tuy nhiên các sự vụ ám chỉ sự thiếu hụt trong công tác chú ý căn bản và kỹ năng quản lý tàu”. Điều này đã khiến cho các chuyên gia thuộc viện nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu tác chiến của hải quân Mỹ ở mức “rất yếu”.

Về lực lượng không quân, rất nhiều máy bay trong biên chế đã cũ kĩ và lỗi thời. Chuyên gia Wood giải thích: “Trong số 36 đội bay, chỉ có 4 đội được đánh giá là có khả năng thực hiện nhiệm vụ toàn diện, nên phi công có đủ số giờ để luyện bay, gồm bay cao, bay thấp và bay trong vùng không phận còn tranh cãi”.

Lực lượng Thủy quân lục chiến cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt máy bay đáng tin cậy, khi chỉ có 41% máy bay cánh xoay và cánh cố định có thể bay được. Điều này đã khiến thang độ đánh giá mức độ sẵn sàng của lực lượng này ở mức “yếu”.

Cuối cùng, kho vũ khí hạt nhân của Mỹ được đánh giá cao hơn các lực lượng khác trong quân đội, song vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Trong khi Mỹ vẫn sở hữu đủ sức mạnh hỏa lực hạt nhân để gây tổn hại các đối thủ, thì phần lớn kho dự trữ vũ khí xuất hiện từ thời Chiến tranh Lạnh và vẫn chưa được nâng cấp cũng như hiện đại hóa.

Các nhà khoa học – từng tham gia phát triển vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh – giờ cũng đã già yếu và nghỉ hưu, nên năng lực hạt nhân giờ được đặt vào tay những thế hệ non trẻ với ít kinh nghiệm. 

Không chỉ có vậy, Mỹ cũng không được phép tiến hành thử vũ khí hạt nhân, điều đó có thể tạo ra một bước cản trở nếu như vấn đề kỹ thuật nảy sinh. (Baotintuc)
-----------------------

Vũ khí laser: Chìa khóa của Mỹ để thống trị thế giới

Thử nghiệm thành công loại vũ khí laser và dần đưa vào trang bị, khả năng chiến đấu của quân đội Mỹ được tăng cường và tiếp tục thống trị thế giới.

Vào tháng 8/2017 ở New Mexico Mỹ đã tiến hành thử nghiệm một mẫu súng laser mới nhất với tên gọi Athena (tên vị thần của Hy Lạp tượng trưng cho sức mạnh về trí tuệ và cũng là vị thần chiến tranh chính nghĩa).

quan doi my dang tung buoc trang bi loai vu khi laser cho cac luc luong voi tham vong thong tri the gioi.

Quân đội Mỹ đang từng bước trang bị loại vũ khí laser cho các lực lượng với tham vọng thống trị thế giới.

Theo một số chuyên gia, kết quả của cuộc thử nghiệm này rất ấn tượng. Sản phẩm mới này của công ty Lockheed Martin đã vượt qua cuộc thử nghiệm và cho thấy sức mạnh ghế gớm, đó là hệ thống vũ khí laser với công suất 30 kilowatt.

Các chuyên gia cho biết rằng, hiện nay các hệ thống phòng thủ được nhiều nước trên thế giới tập trung phát triển vì vậy tạo ra loại vũ khí khiến chúng không thể phát hiện là xu hướng trong tương lai.

Khi hoạt động chùm tia laser sẽ gần như vô hình trước các hệ thống phòng thủ và gần như không thể ngăn chặn chúng.

Vì vậy hệ thống vũ khí laser mới sẽ dễ dàng tiêu diệt được mục tiêu bay hoặc tối thiểu gây hỏng hóc nặng ảnh hưởng tới khả năng chiến đấu của mục tiêu.

Theo tuyên bố chính thức của đại diện công ty Lockheed Martin, nguyên mẫu này chỉ là thành công bước đầu, các chuyên gia của họ sẽ tiếp tục cải thiện cho đến khi đạt đến trạng thái hoàn hảo.

Nên nhớ rằng, đây chỉ là một ví dụ loại vũ khí laser gần đây của Mỹ, quốc gia đang xây dựng tiềm năng về vũ khí sử dụng năng lượng cao.

Trước đó vào tháng 4/2017 họ cũng đã giới thiệu nguyên mẫu xe thiết giáp Stryker Infantry Carrier Vehicle, được trang bị hệ thống Mobile High Energy Laser (MEHEL), cho phép tiêu diệt thiết bị bay không người lái (UAV) một cách dễ dàng.

Sau đó vào tháng 6 năm nay, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tiến hành đặt hàng loại trực thăng với trang bị vũ khí laser. Chiếc trực thăng AH-64 Apache được trang bị loại súng này do công ty Raytheon, cho phép tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 1,4 km.

Chuyên gia quân sự Sarah Sicard cho biết: “Hiện nay công nghệ của Mỹ có khả năng bảo vệ trước các loại tên lửa nhỏ, đạn pháo, đạn súng cối, UAV nhỏ, máy bay cường kích nhỏ và các thiết bị vận tải quân sự hạng nhẹ ở khoảng cách một dặm”.

Tuy nhiên các phiên bản thế hệ sau sẽ ngày càng được nâng cao và loại vũ khí này sẽ tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách xa hơn”.

Ông cũng cho biết rằng, quân đội Hoa Kỳ hiện đang xem xét và lựa chọn phương án lắp đặt loại vũ khí laser nào.

Bộ chỉ huy Tác chiến đặc biệt thuộc Không quân Mỹ (AFSOC) đang xem xét khả năng trang bị cho máy bay AC-130J Ghostrider vũ khí laser, có khả năng phá hủy hoặc tiêu diệt các hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống điện, cũng như cơ sở hạ tầng của đối phương.

Các công việc liên quan đến quá trình thực hiện đều đang diễn ra theo kế hoạch và trong tương lai không xa chúng sẽ trở thành chìa khóa để thống trị thế giới, chuyên gia Sarah Sicard kết luận.

Không chỉ có Mỹ, Nga cũng đang nghiên cứu và phát triển loại vũ khí này. Tuy nhiên trong lĩnh vực này tốc độ phát triển của Nga khiêm tốn hơn so với Mỹ, mặc dù họ được thừa hưởng thành tựu về công nghệ này từ Liên Xô vào nhưng năm 1970. (Baodatviet)
------------------------

Tên lửa chống tăng Spike sẽ đánh bại Kornet tại Việt Nam?

Với ưu điểm "phóng và quên" đi kèm chế độ "Top Attack", tên lửa chống tăng Spike của Israel đang đứng trước cơ hội lớn được Việt Nam lựa chọn.

Tờ tin tức quân sự VPK của Nga từng cho hay, Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm đến tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) Spike NLOS do Israel sản xuất.

Với tầm bắn 25 km, phạm vi của Spike NLOS vượt xa các tên lửa chống tăng do Mỹ, Nga hay châu Âu chế tạo.

Khả năng Việt Nam và Israel tiến tới hợp đồng đặt mua vũ khí tối tân trên là rất khả thi do mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước đang không ngừng phát triển, Tel Aviv đã bán cho Hà Nội rất nhiều sản phẩm quốc phòng công nghệ cao như tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER-SR/MR, hay hệ thống pháo phản lực dẫn đường EXTRA, AccuLAR...

Theo đánh giá, nếu tên lửa Spike NLOS (phiên bản trang bị trên xe cơ giới) được Quân đội nhân dân Việt Nam đưa vào biên chế thì sẽ còn mở đường cho các biến thể mang vác của Spike có mặt tại "dải đất hình chữ S".

ten lua chong tang spike-lr do israel san xuat

Tên lửa chống tăng Spike-LR do Israel sản xuất

 

Trong quá trình hiện đại hóa Lục quân, Việt Nam rất cần một loại ATGM tiên tiến có chức năng phóng và quên đồng thời thực hiện được đòn tấn công "đột nóc" vào đúng vị trí hiểm yếu nhất của xe tăng, thiết giáp.

Các loại ATGM do đối tác truyền thống là Nga sản xuất mặc dù có giá thành rẻ nhưng tỏ ra lạc hậu một thế hệ so với sản phẩm của Israel, chúng vẫn áp dụng cơ chế dẫn đường bán tự động, buộc trắc thủ phải liên tục dẫn hướng cho đạn đến khi chạm mục tiêu, gây nguy cơ bắn trượt hoặc thậm chí là thương vong vì bị đối phương phản kích lại.

ten lua chong tang at-14 kornet cua nga

Tên lửa chống tăng AT-14 Kornet của Nga

Tên lửa Spike phiên bản MR hoặc LR của Israel đã khắc phục triệt để nhược điểm này, đây là loại đạn công nghệ cao có chức năng tương tự như FGM-148 Javelin của Mỹ.

Sau trắc thủ khi khóa mục tiêu và khai hỏa, quả đạn sẽ vẽ một đường cầu vồng tuyệt đẹp trước khi lao thẳng vào nóc xe tăng, thiết giáp, khiến đối phương không có cơ hội chống đỡ.

Spike còn có ưu điểm khác là nó cho phép diệt chiến xa ở thế chính diện, điều mà loại ATGM lái bán tự động như Konet rất khó làm, vì khi phải đối đầu với giáp trước của xe tăng thì sức xuyên 1.200 mm (lý thuyết) của nó tỏ ra vẫn chưa đủ để tạo nên xác suất 100%.

Bên cạnh đó, yếu tố nữa khiến Spike trở nên hấp dẫn chính là Israel luôn sẵn sàng chuyển giao công nghệ sản xuất, điều gần như không thể đối với Nga. Hiện tại tên lửa Spike đang được chế tạo tại rất nhiều quốc gia, khiến nó trở thành một trong những loại ATGM phổ biến nhất thế giới.

Nếu có được công nghệ sản xuất Spike, Việt Nam sẽ chủ động hơn trong việc đảm bảo hậu cần kỹ thuật trong thời chiến ở trường hợp phải đụng độ một kẻ địch có lực lượng tăng thiết giáp hùng hậu. 

Rõ ràng với những ưu điểm trên, tên lửa chống tăng Spike đang nắm giữ lợi thế lớn trong cuộc đua với AT-14 Kornet do Nga sản xuất. (Baodatviet)
------------------------

Sức mạnh của vũ khí quân sự Nga đứng đầu thế giới?

Nhờ thực tế chiến đấu ở Syria, các loại vũ khí, thiết bị quân sự của Nga được hiệu chỉnh và đạt trạng thái hoàn hảo với độ chính xác rất cao.

  • Cú đúp của Nga: Thất bại chiến lược của Mỹ ở Syria
  • Mỹ thừa nhận sức mạnh Terminator Nga

Cuộc chiến tranh ở Syria đã trở thành một thao trường thử nghiệm các thiết bị quân sự của Nga. Theo thống kê mới nhất của tờ Armflot, ngành chông nghiệp quốc phòng của Nga đã cho thử nghiệm khoảng 600 hệ thống chiến đấu khác nhau.Các chuyên gia, nhà thiết kế và các kỹ sư đã theo dõi và quan sát quá trình hoạt động của chúng, sau đó tiến hành hoàn thiện chúng đạt trạng thái hoàn hảo.

tau chien nga phong ten lua hanh trinh chinh xac vao vi tri khung bo is la mot trong nhung thanh cong duoc ca the gioi thua nhan.

Tàu chiến Nga phóng tên lửa hành trình chính xác vào vị trí khủng bố IS là một trong những thành công được cả thế giới thừa nhận.

Trong lĩnh vực hàng không quân sự, các máy bay mới của Nga nhận được nhiều lời khen ở Syria. Trong số này có mẫu máy bay hứa hẹn nhất đó là chiếc máy bay tiêm kích đa năng thế hệ thứ 4 ++ Su-35S, chúng có khả năng thực hiện lượn vòng trong mặt phẳng ngang mà không bị mất độ cao và tốc độ.

Khả năng chiến đấu thực tế được các chuyên gia đánh giá không thua kém chiếc F-22 Raptor của Mỹ và thậm chí hơn hẳn trong việc tấn công các mục tiêu trên đất liền. Đặc biệt qua quá trình chiến đấu ở Syria máy bay này đã chứng minh khả năng hoạt động hiệu quả của các đài vô tuyến điện tử dùng để trinh sát và chống nhiễu.

Các cuộc tấn công chính xác vào mục tiêu chính là thành công của trực thăng tấn công Ka-52 Alligator và Mi-28N “Thợ săn đêm”. Các trực thăng mới này có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và tiêu diệt các loại xe thiết giáp có độ dày lớp thép lên tới 900 mm.

Các loại pháo kích từ mặt đất không đe dọa đến chiếc trực thăng vì chúng được bọc thép. Ngoài ra chúng có hệ thống ổn định khi bị bắn.

Đặc biệt vào ban đêm, các thiết bị quân sự rất khó để tìm thấy loại trực thăng này, vì vậy chúng dễ dàng thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ. Thậm chí những trực thăng này cũng có khả năng bắn hạ các tên lửa và các mục tiêu bay.

Những chiếc xe bọc thép của quân nổi dậy, khủng bố đã bị phá hủy bởi hệ thống tên lửa “Kornet” với khả năng đâm xuyên giáp vào sâu 1400 mm. Với uy lực này, không có gì còn nguyên vẹn khi bị trúng đòn tấn công này.

Tổ hợp tên lửa này ngắm và theo dõi mục tiêu nhờ hệ thống laser dẫn đường ở khoảng cách hơn 10 km. So sánh với các tính năng kỹ thuật của các hệ thống tương tự của Mỹ, hệ thống của Nga vượt trội hơn hẳn.

Thực tế chiến đấu ở chiến trường Syria cho thấy, hệ thống bảo vệ chủ động của xe tăng không phát huy hiệu quả trước các cuộc tấn công của hệ thống "Kornet". Hệ thống bảo vệ này bị vô hiệu hóa bằng cách phóng cùng lúc 2 tên lửa vào một lúc.

Ngoài ra, hệ thống pháo phản lực bắn loạt “Solyurek” cũng chứng minh sức mạnh hủy diệt của nó. Chúng có thể bắn tiêu diệt mục tiêu trong khu vực rộng 40 nghìn mét vuông.

Tất cả các mục tiêu trong phạm vi gần 7 km không thoát khỏi hệ thống pháo phản lực này. Các chuyên gia quân sự Mỹ nói rằng, đây là một trong những vũ khí nguy hiểm nhất của Nga.

Trên biển, các tàu chiến được trang bị tên lửa hành trình “Kalibr” đã được sử dụng để bắn vào các căn cứ quân sự và trạm thông tin liên lạc của bọn khủng bố. Những tên lửa có thể được giữ ở độ cao thấp dưới 3 km và tầm bay đến 2500 km tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác gần như tuyệt đối.

Dòng tên lửa này của Nga được đánh giá hơn hẳn dòng tên lửa của Mỹ và đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các nước trên thế giới.

Đối với loại tên lửa hành trình tầm xa, trong thời gian tham gia chiến dịch này Nga cũng đã tiến hành thử nghiệm thành công loại tên lửa với độ chính xác rất cao Kh-101.

Được phóng từ các máy bay tầm xa như Tu-160, Tu-95MS, Tu-22M3, các tên lửa tiêu diệt mục tiêu với độ sai lệch không quá 5 m mặc dù mục tiêu ở khoảng cách lên tới 6000 km.

Nhờ hoạt động hiệu quả của các loại vũ khí, trang bị này đã giúp quân đội Syria giành thế chủ động trên chiến trường và tiến tới giải phóng hoàn toàn đất nước.

Ngoài ra cũng thông qua hoạt động này Nga đã và đang đưa các sản phẩm của ngành công nghiệp nước này phổ biến trên toàn thế giới.

Theo người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nga, những gì mà các lực lượng quân đội Nga đã đạt được đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ chủ chốt mà Tổng thống Vladimir Putin đặt ra ngay từ khi bắt đầu chiến dịch tại Syria. 

Ông Shoigu nhấn mạnh, đây là chiến thắng của không chỉ quân đội mà còn có ý nghĩa chính trị cực kỳ quan trọng đối với nước Nga. (Baodatviet)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 09-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 09-10-2017

    Thị trưởng Mexico bị bắn chết trước cửa nhà riêng; Nga khoe tàu tên lửa nhỏ thế hệ mới trang bị khủng; Một phụ nữ thổ dân chạy đua chức tổng thống Mexico

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 09-10-20173

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 09-10-2017

    Kết quả nếu bầu tổng thống Nga hôm nay; Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố hủy thỏa thuận hạt nhân với Iran vào tuần tới?; Trung Quốc kỷ luật nhiều quan chức cấp cao trong 5 năm chống tham nhũng

Bài cùng chuyên mục