Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý sáng 09-10-2017

  • Cập nhật : 09/10/2017

Kết quả nếu bầu tổng thống Nga hôm nay

Tỷ lệ người Nga ủng hộ ông Putin làm Tổng thống tiếp theo ngày càng tăng, bất chấp tín nhiệm sụt giảm chút ít.

Theo kết quả thăm dò dư luận xã hội mới nhất của Quỹ “Ý kiến xã hội” Nga, 68% cử tri Nga cho rằng họ sẽ bỏ phiếu cho Tổng thống Putin nếu ông tiếp tục tranh cử vào cuộc bầu cử Tổng thống năm 2018.

Theo kế hoạch, cuộc bầu cử Tổng thống Nga tiếp theo sẽ được tổ chức vào tháng 3/2018 và các chiến dịch vận động tranh cử sẽ chính thức được khởi động từ tháng 12/2017.

tong thong putin van de ngo tuong lai tranh cu tong thong 2018.

Tổng thống Putin vẫn để ngỏ tương lai tranh cử Tổng thống 2018.

Kết quả thăm dò trên được tổ chức từ ngày 30/9- 1/10 tại 207 điểm dân cư và 73 khu vực chủ thể với sự tham gia của khoảng 3.000 người.

Những người tham gia cuộc trưng cầu dân ý đã trả lời câu hỏi về việc họ sẽ bầu cho chính trị gia nào nếu như cuộc bầu cử Tổng thống Nga được tổ chức vào ngày Chủ nhật tới.

Kết quả thăm dò cho thấy có đến 68% số người được hỏi cho biết sẽ bỏ phiếu ủng hộ cho ứng cử viên Vladimir Putin, đương kim Tổng thống Nga.

Những ứng cử viên có tỷ lệ số phiếu thấp hơn gồm:  Chủ tịch đảng Dân chủ-Tự do Nga (LDPR) Vladimir Zirinovsky (8%), Chủ tịch Đảng Cộng sản Nga Genady Ziuganov (3%), doanh nhân Mikhail Prokhorov (1%), Chủ tịch đảng Nước Nga công bằng Sergey Mironov (1%)...  1% số người được hỏi cho biết sẽ bỏ phiếu cho chính trị gia khác.

Ngoài ra, có 8% cho biết sẽ không đi bỏ phiếu và 9% gặp khó khăn khi đưa ra câu trả lời.

Hồi tháng 10/2016, có 63% số người được hỏi cho biết sẵn sàng bỏ phiếu ủng hộ Tổng thống Nga Putin, 11% sẵn sàng ủng hộ ông Zirinovsky, 5% ủng hộ Ziuganov, 1% ủng hộ Mikhail Prokhorov và Sergey Mironov.

Hiện đương kim Tổng thống Nga chưa bày tỏ về khả năng sẽ tiếp tục tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ sau hay không.

Từng chia sẻ về việc chưa đưa ra quyết định có tái tranh cử hay không bởi nếu nói ra quyết định bây giờ, những người dân Nga sẽ chẳng thể tập trung cho công việc thực sự của mình.

"Ở chỗ chúng tôi, khi chiến dịch tranh cử vừa công bố, thì ngay lập tức tất cả ngừng làm việc. Tôi đã chứng kiến tận mắt điều đó. Bởi vì ngay lập tức người ta bắt đầu suy nghĩ đến việc gì sẽ xảy ra sau bầu cử, ai sẽ làm việc ở đâu...

Làm việc là phải ngay bây giờ, mỗi người ở vị trí của mình, tích cực, mà không mất một giây tập trung với phần công việc được giao phó" - Tổng thống Putin nói.

Cho đến nay, ông vẫn là nhà lãnh đạo Nga có sự tín nhiệm của người dân đầy ấn tượng.

Các cuộc thăm dò dư luận được diễn ra hàng tuần nhằm đánh giá hiệu quả của chính phủ và của cả Tổng thống Nga.

Theo kết quả được công bố vào cuối tháng 9, con số tín nhiệm cho các hoạt động của Tổng thống Putin vẫn đạt 82,2%, giảm sút chút ít so với đầu tháng là 85,3%, theo số liệu của cơ quan điều tra dư luận của nhà nước Nga - VTSIOM.

Hiện đã có một số chính trị gia công bố ý định  tranh cử Tổng thống Nga năm 2018.

chinh tri gia doi lap aleksey navalny bi toa tuyen phat tu 20 ngay va khong duoc tham gia tranh cu nhiem ky toi.

Chính trị gia đối lập Aleksey Navalny bị Tòa tuyên phạt tù 20 ngày và không được tham gia tranh cử nhiệm kỳ tới.

Chính trị gia đối lập nổi tiếng Nga Aleksey Navalny cũng đã bộc lộ ý định sẽ tham gia tranh cử năm 2018 nhưng theo nhiều luật sư, Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga sẽ không chấp thuận tư cách ứng cử viên cho ông Navalny vì nhân vật này mới bị xử lý hình sự.

Ông Navalny là người có quan điểm chỉ trích Điện Kremlin trong hàng loạt vấn đề. Ông được cho là cản trở lớn nhất hiện tại với Đảng của Tổng thống Putin.

Bản án 20 ngày tù giam do tòa án Nga đưa ra hôm 2/10 đã buộc ông Navalny phải chấp nhận bỏ lỡ chiến dịch vận động tranh cử mà ông định tổ chức tại St. Petersburg, quê nhà của Tổng thống Putin, vào ngày 7/10. Cũng trong ngày này, hàng trăm người đã tổ chức cuộc biểu tình phản đối việc ông Putin cầm quyền liên tiếp và đòi cho phép ông Navalny được chạy đua vào Điện Kremlin.

Cảnh sát đã đảm bảo cho cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa cho tới khi những người quá khích đi xuống đường và làm cản trở giao thông cũng như đòi phá vỡ hàng rào cảnh sát.

Sau đó, khoảng 40 người đã bị bắt lại và bị phạt tiền vì gây rối trật tự công cộng.

nguoi dan bieu tinh doi ong aleksey navalny duoc tranh cu tong thong nga dung vao dip sinh nhat ong putin.

Người dân biểu tình đòi ông Aleksey Navalny được tranh cử Tổng thống Nga đúng vào dịp sinh nhật ông Putin.

Trước khi cuộc bầu cử Tổng thống Nga diễn ra vào ngày 18/3/2018 tới - trùng với ngày bán đảo Crime chính thức được sáp nhập vào chủ thể Liên bang Nga, nước Nga đặc biệt lo ngại về khả năng có sự can thiệp của nước ngoài thông qua các tổ chức phi chính phủ.

Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matviyenko ước tính, tổng số tiền từ nước ngoài chuyển vào Nga “không phải là dành cho từ thiện, hoạt động xã hội hay hỗ trợ y tế mà cho các hoạt động chính trị” rơi vào khoảng 70-100 tỉ USD trước mỗi kỳ bầu cử.

Giám đốc Trung tâm Thông tin chính trị Nga Aleksey Mukhin từng cho biết: Chính phủ Nga đã theo dõi sát hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ trên lãnh thổ Nga như Đài phát thanh “Voice of America” và “Đài Tự do” Mỹ và kênh truyền hình CNN trong thời gian chuẩn bị cho bầu cử Hạ viện Nga năm 2016.

“Trung tâm chúng tôi đã tìm thấy những dấu hiệu của sự can thiệp và đây là sự can thiệp mang tính chất nghiêm trọng”, ông Muskhin nói.

Để đảm bảo bầu cử diễn ra nghiêm túc, khách quan, Thượng viện Nga đã thành lập Ủy ban Bảo vệ chủ quyền Quốc gia vào giữa tháng 6 năm nay.

Nhiệm vụ chính của tổ chức là giám sát những nỗ lực gây ảnh hưởng tới nội bộ chính trị Nga từ các nước khác cũng như đưa ra các đề xuất để ngăn chặn các nỗ lực này. (Huy Vũ - Baodatviet.vn)
------------------------------------

Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố hủy thỏa thuận hạt nhân với Iran vào tuần tới?

CNN đưa tin theo hai quan chức cấp cao Mỹ, Tổng thống Donald Trump có kế hoạch tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran vào tuần tới.

Trong khi đó, Reuters dẫn một nguồn tin giấu tên cho hay, ông Trump có khả năng sẽ đưa ra một chiến lược mới toàn diện với Iran mang tính đối đầu hơn. Bởi chính quyền của Tổng thống Trump đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích hành động của Iran ở Trung Đông.

Trước đó, ông Trump từng gọi thỏa thuận hạt nhân với Iran được ký kết dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama vào năm 2015 là “nực cười” và “là thỏa thuận tồi tệ nhất trong lịch sử”. Ông Trump còn hoài nghi rằng liệu thỏa thuận này có phục vụ cho lợi ích an ninh của nước Mỹ. 

 tong thong my donald trump. 

 Tổng thống Mỹ Donald Trump. 

"Chúng ta sẽ không cho phép Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Chính phủ Iran ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và là nguyên nhân gây ra tình trạng bạo lực, đẫm máu, hỗn loạn ở Trung Đông. Đó là lý do tại sao chúng ta cần chấm dứt sự hung hăng và tham vọng hạt nhân của Iran. Họ đã không làm theo tinh thần của bản thỏa thuận”, Reuters dẫn lời ông Trump phát biểu trong một cuộc họp với các quan chức quân sự tại Nhà Trắng hôm 5/10. 

Nhiều người cho rằng, nếu Mỹ hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran, các cuộc đua vũ trang sẽ ngay lập tức xuất hiện đồng thời làm tình hình căng thẳng ở Trung Đông gia tăng. Một số khác thì nhận định việc gỡ bỏ lệnh trừng phạt với Iran sẽ không đảm bảo quốc gia này từ bỏ chương trình hạt nhân vĩnh viễn.

Về phần mình, chính phủ Iran đã nhiều lần khẳng định Tehran không vi phạm các điều khoản liên quan tới thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Theo thỏa thuận này, Iran đồng ý thu hẹp chương trình hạt nhân để đổi lại cộng đồng quốc tế xóa bỏ phần lớn lệnh trừng phạt quốc tế áp đặt với quốc gia này.

Trong trường hợp vào ngày 15/10 tới, ông Trump khẳng định Iran không tuân thủ thỏa thuận hạt nhân, Quốc hội Mỹ sẽ có 60 ngày để quyết định liệu có tái áp đặt lệnh trừng phạt với Tehran hay không. 

Trước viễn cảnh Washington có thể từ bỏ thỏa thuận hạt nhân vốn được Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Iran ký kết, một số đồng minh của Mỹ hiện tỏ ra vô cùng lo lắng.

Hồi tháng trước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khẳng định không có lực chọn nào khác ngoài thỏa thuận hạt nhân đã ký kết với Iran vào năm 2015.

Trong ngày 5/10, một quan chức Iran giấu tên chia sẻ với Reuters rằng nếu Mỹ hủy thỏa thuận hạt nhân, Mỹ sẽ tự đẩy mình vào thế bị cô lập bởi châu Âu vẫn ủng hộ thỏa thuận này.

Điều đáng nói, nhiều thành viên trong Quốc hội Mỹ thuộc đảng Cộng hòa cũng có tư tưởng phản đối thỏa thuận hạt nhân với Iran tương tự như Tổng thống Trump. (Infonet)
----------------------------

Trung Quốc kỷ luật nhiều quan chức cấp cao trong 5 năm chống tham nhũng

Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc đã tiến hành điều tra hơn 70.000 quan chức với cáo buộc tham nhũng; xử lí, kỷ luật nhiều quan chức cấp cao.

 

ong lenh ke hoach bi bai mien chuc pho chu tich chinh hiep thang 2/2015 va bi khai tru khoi dang cong san trung quoc thang 7/2016. anh: thx/ttxvn

Ông Lệnh Kế Hoạch bị bãi miễn chức Phó Chủ tịch Chính Hiệp tháng 2/2015 và bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 7/2016. Ảnh: THX/TTXVN

 

Sau 5 năm phát động chiến dịch chống tham nhũng theo nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII năm 2012, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) đã tiến hành điều tra hơn 70.000 quan chức từ cấp quận/huyện với cáo buộc tham nhũng, qua đó xử lí, kỷ luật nhiều trường hợp sai phạm là các quan chức cấp cao.

Đây là nội dung báo cáo của CCDC công bố ngày 7/10, nhân dịp chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX. 

Báo cáo của CCDI đã liệt kê các quan chức cấp cao bị xử lý và kỷ luật trong chiến dịch chống tham nhũng trên như cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang, cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, 2 cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương là Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng, cùng 2 cựu Phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp) là Lệnh Kế Hoạch và Tô Vinh. 

Ngoài ra, có tới 1,34 triệu đảng viên và quan chức ở các thành phố nhỏ cùng với 648.000 đảng viên và cán bộ ở các khu vực nông thôn cũng đã bị kỷ luật trong giai đoạn này. 

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã phối hợp với cộng đồng quốc tế để truy lùng những nghi phạm tham nhũng chạy trốn ra nước ngoài thông qua chiến dịch như “Lưới trời” (Sky Net) cùng nhiều chiến dịch khác.

doi tuong duong tu chau (thu 3, phai) - nghi can tham nhung bi truy na gat gao nhat cua trung quoc dau thu sau khi tro ve tu my, tai san bay quoc te bac kinh ngay 16/11/2016. anh: thx/ttxvn

Đối tượng Dương Tú Châu (thứ 3, phải) - nghi can tham nhũng bị truy nã gắt gao nhất của Trung Quốc đầu thú sau khi trở về từ Mỹ, tại sân bay quốc tế Bắc Kinh ngày 16/11/2016. Ảnh: THX/TTXVN

 

Tính tới cuối tháng 8/2017, 3.339 nghi phạm đã bị bắt giữ tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 628 cựu quan chức, và tịch thu được khoảng 9,36 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 1,41 tỷ USD). 

Cuộc thăm dò dư luận của của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy 92,9% người dân nước này hài lòng với các chiến dịch chống tham nhũng trong năm 2016, tăng 17,9 điểm phần trăm so với năm 2012.(TTXVN)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 09-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 09-10-2017

    Mỹ đang đẩy Ả rập Xê út “ngã vào lòng” Nga?; Đại sứ Mỹ nêu chiến lược cải thiện quan hệ với Nga; Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: ‘Bóng đen phương Tây’ đứng đằng sau mọi nhóm khủng bố; Mỹ kéo NATO dấn sâu vào bãi lầy Afghanistan

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 08-10-20173

    Tin thế giới đáng chú ý tối 08-10-2017

    Mỹ dùng THAAD để níu kéo Saudi Arabia?; KCNA: Mỹ cố ám sát ông Kim Jong-un hồi tháng 5; Đảng đối lập Campuchia trước sức ép giải tán

Bài cùng chuyên mục