Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý sáng 08-11-2017
- Cập nhật : 08/11/2017
Mỹ tham vọng chế tạo vũ khí laser cho tiêm kích
Mỹ có thể cho thử nghiệm loại tiêm kích trang bị vũ khí laser vào năm 2021 sau khi tập đoàn Lockheed Martin đạt được hợp đồng trị giá 26,3 triệu USD.
Hợp đồng nói trên sẽ phục vụ mục đích thiết kế, phát triển và sản xuất hệ thống laser năng lượng cao dành cho máy bay chiến đấu.
Tập đoàn Lockheed Martin đang tìm cách phát triển loại laser sợi quang năng lượng cao có thể trở thành vũ khí trang bị cho tiêm kích Mỹ trong tương lai.
Dựa trên hợp đồng trị giá 26,3 triệu USD với Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Mỹ (AFRL), Lockheed Martin sẽ thiết kế và sản xuất hệ thống vũ khí laser dành cho máy bay với kế hoạch đưa nó ra thử nghiệm vào năm 2021.
Trước đó, hệ thống tương tự trên mặt đất đã được thử nghiệm thành công. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết việc chế tạo tia laser dành cho nền tảng nhỏ hơn và hoạt động trên không sẽ là một thách thức không nhỏ.
Hợp đồng ký kết giữa AFRL và Lockheed Martin là một phần của chương trình phát triển 3 hệ thống phụ: bộ phận tạo ra tia laser nhắm tới mục tiêu; bộ phận gắn trên máy bay để làm nguội tia laser; tia laser năng lượng cao.
Hệ thống vũ khí laser mới sẽ cho phép tiêm kích loại bỏ mục tiêu ngay trên không, khác với những hệ thống trước đó vốn đặt trên tàu chiến hoặc xe quân sự.
Ông Rob Afzal, chuyên gia về các hệ thống laser của Lockheed Martin, cho biết: "Chúng tôi đã chứng minh được khả năng sử dụng năng lượng định hướng để chống lại các mối đe dọa từ mặt đất và chờ đợi những cuộc thử nghiệm trong tương lai đối với nền tảng trên không."
Các công nghệ này đã sẵn sàng đưa vào thử nghiệm, sản xuất và trang bị cho máy bay, xe quân sự và tàu chiến - ông Afzal nói thêm.
Vào tháng 9, Lockheed Martin công bố đoạn video ghi lại cuộc thử nghiệm hệ thống vũ khí laser "Athena", qua đó hé lộ cách hệ thống này tiêu diệt mục tiêu bằng tia năng lượng vô hình.
"Athena" là hệ thống hoạt động trên mặt đất, có thể được trang bị trên xe tăng và các xe quân sự khác. Tuy nhiên, một ngày nào đó, nó thậm chí có thể được tích hợp trên máy bay, trực thăng và tàu chiến.(NLĐ)
----------------------
Nhật Bản muốn cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam
Thông tin được đưa ra tại cuộc gặp giữa Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono ngày 7.11.
Theo phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật Toshihide Ando, Ngoại trưởng Nhật Taro Kono và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc gặp khoảng 45 phút vào ngày 7.11, nhân dịp ông Kono đến Việt Nam dự đợt hội nghị APEC.
Ngoại trưởng Nhật chia sẻ quan điểm về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, đồng thời đánh giá cao đóng góp của Việt Nam trong vấn đề này. Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Kono bày tỏ mong muốn đẩy mạnh hợp tác an ninh biển, bao gồm việc cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam. Hai bên thống nhất tổ chức cuộc họp Ủy ban hợp tác Việt - Nhật vào năm tới tại Hà Nội, cũng như đề cập các vấn đề thỏa thuận TPP và Biển Đông.
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, hai bên bày tỏ hài lòng trước sự phát triển nhanh chóng và thực chất của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản thời gian qua, khẳng định cùng phối hợp chặt chẽ để tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Nhật vào năm 2018.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cảm ơn chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp đối với những thiệt hại do lũ lụt, sạt lở đất gây ra ở khu vực miền bắc vào tháng 10 và thiệt hại do cơn bão số 12 gây ra cho các tỉnh miền Trung.
Ngoại trưởng Kono nhấn mạnh Nhật Bản coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng trong triển khai chính sách đối ngoại khu vực; khẳng định hỗ trợ mạnh mẽ giúp Việt Nam phát triển trong thời gian tới, trong đó có việc tiếp tục cung cấp ODA và hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao.
Hai bên đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông; nhất trí tăng cường hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, nhất là LHQ, ASEAN, APEC, ASEM.
Ngoại trưởng Kono đánh giá cao nỗ lực, sáng kiến cũng như vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam trong việc tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC và năm APEC 2017. Ông khẳng định Nhật Bản sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để bảo đảm thành công cho Tuần lễ cấp cao APEC 2017 cũng như nâng cao vai trò, vị thế của APEC vì hòa bình và thịnh vượng của khu vực và thế giới.
Cũng trong ngày 7.11, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp ông Philipp Roesler, Giám đốc Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).
Theo Bộ Ngoại giao, Phó thủ tướng đánh giá cao WEF và cá nhân ông Philipp Roesler đã tích cực ủng hộ và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam và các hội nghị liên quan của Tuần lễ cấp cao APEC 2017 cũng như việc hai bên phối hợp triển khai Thỏa thuận hợp tác giữa WEF và chính phủ Việt Nam.
Giám đốc WEF Philipp Roesler nhấn mạnh luôn dành tình cảm đặc biệt cho Việt Nam, cho biết WEF sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn chính sách cũng như hỗ trợ Việt Nam kết nối với các tập đoàn hàng đầu thế giới là thành viên WEF.(Thanhnien)
---------------------
Iran và Saudi, UAE chuẩn bị chiến tranh vùng Vịnh?
Giới chức lãnh đạo các nước vùng Vịnh một bên là Iran, bên kia là Saudi Arabia đang cáo buộc lẫn nhau âm thầm chuẩn bị cho chiến tranh.
Iran thay đổi hàng loạt nhân sự Quân đội
Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel Al Jubeir hôm 6 tháng 11 cáo buộc Iran về một "hành động chiến tranh" liên quan đến vụ tấn công bằng tên lửa Yemeni Houthi của Iran vào sân bay quốc tế tại thủ đô Riyadh của nước này ngày 04/11.
Ngày 5/11, lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei bí mật ra lệnh tiến hành một cuộc cải tổ đáng kể trong các tư lệnh tối cao của Lục quân và Hải quân Iran.
Chuẩn tướng Mohammad Hossein Dadras được bổ nhiệm làm Phó Tổng tham mưu trưởng, với trọng trách được giao là phải tăng cường công tác tình báo và chuẩn bị cho các hoạt động chiến đấu của Quân đội. Vị tướng này nguyên là Tư lệnh lực lượng Lục quân Iran.
Trong một thông báo riêng, ông Khamenei đã thăng chức cho Chuẩn Đô đốc Hossein Khanzadi lên làm Tư lệnh lực lượng Hải quân, thay thế Đô đốc Habibollah Sayyari, người được bổ nhiệm lên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội, chỉ huy các hoạt động tác chiến.
Các nguồn tin quân sự của DEBKAfile cho biết thêm, Tướng Sayari đã trải qua 10 năm phát triển lí luận tác chiến của lực lượng Hải quân và Vệ binh Cách mạng Iran ở vùng Vịnh, trong đó, ông nhấn mạnh vai trò của các lực lượng đặc nhiệm, đặc biệt là thủy quân lục chiến của hải quân và đặc nhiệm của lục quân.
Vị tướng này là người chịu trách nhiệm về ý tưởng chiến thuật của các lực lượng hải-không quân Iran quấy nhiễu tàu chiến và máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ đang hoạt động tại Vịnh.
Tướng Sayari đã để lại những chức năng này cho Đô đốc Khanzadi, sau khi ông được thăng lên chức vụ cao hơn, chịu trách nhiệm cho toàn bộ các hoạt động tác chiến của các lực lượng vũ trang Iran.
Nhà lãnh đạo tinh thần tối cao Ayatollah Ali Khamenei nhấn mạnh rằng, tất cả các cuộc hẹn này đã được sự đề xuất và chấp thuận bởi của Tư lệnh quân đội Iran, Thiếu tướng Abdolrahim Mousavi.
Sự thay đổi lớn trong cơ cấu lãnh đạo các Quân, Binh chủng trong Quân đội Iran diễn ra vào thời điểm căng thẳng giữa Saudi Arabia với Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) với Iran. Đặc biệt là tình hình căng thẳng giữa hai bên trong tuần này đã tăng lên đến cấp độ chiến tranh.
Iran và các nước vùng Vịnh tố nhau chuẩn bị chiến tranh
Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia là ông Adel Jubeir đã buộc tội Iran đang chuẩn bị cho "chiến tranh" và khẳng định rằng, Vương quốc Saudi Arabia có quyền “tự bảo vệ mình” trước những hành động gây hấn của người láng giềng bên kia vịnh Ba Tư (vịnh Persian).
Ông Jubeir nhấn mạnh, người Iran không thể can thiệp vào công việc của các nước trong khu vực và hành động tự do, không tuân thủ luật lệ quốc tế. Không còn nghi ngờ gì nữa, tên lửa và tàu tuần tra của Iran đã tới Yemen để cung cấp cho lực lượng phiến quân người Shiite Houthis.
Vị lãnh đạo ngành ngoại giao Saudi Arabia nhấn mạnh rằng, Iran đang tiến hành các cuộc chiến tranh ủy nhiệm thông qua các đại diện của họ là lực lượng vũ trang người Shiite Hezbollah ở Lebanon và Al Houthis ở Yemen; can thiệp vào công việc nội bộ của các nước này.
Ông Jubair nói thêm rằng, Vương quốc này muốn tránh chiến tranh với Iran bằng mọi giá, nhưng nếu Iran vẫn tiếp tục vi phạm "mọi luật lệ và các quy tắc quốc tế", đối đầu quân sự trực tiếp với các quốc gia láng giềng thân thiện vùng Vịnh thì chính quyền Riyadh sẽ không cam chịu khoanh tay.
Theo chiều ngược lại, Iran đã nhiều lần tuyên bố là các nước quân chủ vùng Vịnh đang âm thầm chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chống lại Tehran, nhằm ngăn chặn nước này tiến hành chính sách đối ngoại vì an ninh, hòa bình, ổn định và thịnh vượng của Trung Đông.
Việc nước này giúp đỡ nhà lãnh đạo Syria Bashar al-Assad và các lực lượng vũ trang khác trong khu vực là nhằm chống lại các thế lực khủng bố, mang lại hòa bình và ổn định cho khu vực Trung Đông.
Giới chức lãnh đạo Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã thẳng thừng tuyên bố là Quân đội nước này có đủ thực lực và quyết tâm đánh bại tất cả các âm mưu bao vây, gây chiến của các quốc gia thù địch, nhằm ngăn chặn nước này trở thành một cường quốc khu vực và thế giới.
Các chuyên gia quân sự nước ngoài từ lâu đã đề cập về các bước đi bí mật đang được tiến hành ở Iran và các nước vùng Vịnh như Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Saudi Arabia… để chuẩn bị cho chiến tranh, gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định ở Trung Đông.(baodatviet)
-------------------------
Lá chắn tên lửa Mỹ chỉ đứng nhìn RS-28 xâm nhập?
Cổng thông tin Hamshahri của Iran khẳng định tên lửa đạo đạo liên lục địa RS-28 mà Nga đang phát triển là loại tên lửa mạnh nhất thế giới hiện nay.
Trong thời gian gần đây xuất hiện thông tin cho rằng lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga đã tiến hành thử nghiệm tên lửa chiến lược thế hệ thứ 5 RS-28 thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia trên thế giới.Tuy nhiên đại diện phía Nga chưa xác nhận thông tin này.
Sau khi thông tin này xuất hiện một loạt các thông tin về dự án phát triển RS-28 đã xuất hiện trên mặt báo. Đặc biệt cổng thông tin Hamshahri tuyên bố rằng, tên lửa đạn đạo liên lục địa này của Nga là loại tên lửa “mạnh nhất” trong số các tên lửa hiện có trên thế giới vào thời điểm này.
Cổng thông tin Hamshahri cho biết rằng, tên lửa đạn đạo liên lục địa “Sarmat” có khả năng xuyên thủng mọi lá chắn hạt nhân và mọi hệ thống phòng thủ tên lửa.
Tên lửa siêu mạnh mới này của Nga theo kế hoạch sẽ được chuyển giao cho lực lượng vũ trang từ năm 2018.
Tên lửa có trọng lượng 100 tấn và có thể hoạt động nhờ sử dụng nhiên liệu lỏng. Chúng được phóng từ các bệ phóng hoặc từ các ống phóng trong hệ thống phóng dưới mặt đất.
Sarmat có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân đến 10 tấn. Ngoài ra tên lửa “thông minh” này có tốc độ siêu âm cũng như có quỹ đạo bay khó xác định và thậm chí có thể điều khiển hướng bay của chúng.
Sarmat có thể tiêu diệt mục tiêu trên lãnh thổ Hoa Kỳ không chỉ theo con đường ngắn nhất mà còn có thể theo đường vòng qua Nam Cực và Bắc Cực.
Các chuyên gia ước tính sức công phá của nó đủ để san bằng lãnh thổ của bang Texas, Mỹ hoặc chúng có thể phá hủy hoàn toàn phần đất liền lãnh thổ Pháp.
Nguồn nhiên liệu đủ để chúng bay từ Nam Cực đến Bắc Cực, do đó chúng có thể bay hơn 11 nghìn kilômet. Quỹ đạo bay, tốc độ và độ cao của RS-28 khi bay có thể thay đổi liên tục.
Công suất của động cơ tên lửa này gần bằng với công suất của tên lửa không gian hay của một tàu vũ trụ. Phần chiến đấu của tên lửa có thể mang theo 10 đầu đạn loại nặng 1 tấn hoặc 15 đầu đạn nhỏ loại 750 kg và một số loại đầu đạn khác.
Khi phát nổ sức công phá của nó tương đương với một vụ nổ của 40 megaton TNT. Sức mạnh này lớn hơn khoảng 2 nghìn lần vụ nổ bom hạt nhân mà Mỹ sử dụng vào năm 1945 trong cuộc không kích ở Hiroshima và Nagasaki.
Với những tính năng kỹ thuật đặc biệt này khiến chúng gần như như không thể bị phát hiện bởi bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có trên thế giới. Một điều đặc biệt nữa đó là các đầu đạn có thể tách khỏi tên lửa và bay theo nhiều quỹ đạo khác nhau. Tính năng này thường được gọi là “MIRV” (phân chia đầu đạn).
Vì vậy chúng có thể cùng lúc tiêu diệt nhiều loại mục tiêu khác nhau ở các khu vực khác nhau. Ngoài ra theo một số nguồn tin tất cả các đầu đạn của “Sarmat” được trang bị hệ thống bảo vệ hiện đại cho phép chúng chống lại các lá chắn tên lửa của Mỹ.
Sự xuất hiện của RS-28 trong thành phần lực lượng tên lửa chiến lược Nga sẽ đưa lực lượng này lên tầm cao mới, đồng thời trở thành mối đe dọa thực sự nghiêm trọng đối với Mỹ và NATO.(Baodatviet)