Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 07-11-2017

  • Cập nhật : 07/11/2017

Trung Quốc trình làng phiên bản MiG-21 nâng cấp cực lạ

Tại Triển lãm Hàng không Chu Hải, Tập đoàn chế tạo máy bay Thành Đô đã cho trưng bày mô hình chiếc tiêm kích F-7MF dành cho xuất khẩu.

Tiêm kích đánh chặn J-7 chính là bản sao từ huyền thoại MiG-21 nổi tiếng của Liên Xô do Trung Quốc chế tạo trong nước theo giấy phép.

Chiếc chiến đấu cơ này hiện vẫn còn phục vụ trong biên chế Không quân Trung Quốc chủ yếu ở phiên bản J-7G tiên tiến hơn rất nhiều so với nguyên gốc.Biến thể F-7 được biết đến như mã định danh dành cho thị trường xuất khẩu của chiếc J-7, nó là tiêm kích ăn khách nhất của Trung Quốc khi được nhiều quốc gia Nam Á cũng như châu Phi tin dùng.

tiem kich f-7 cua trung quoc phuc vu trong bien che khong quan pakistan

Tiêm kích F-7 của Trung Quốc phục vụ trong biên chế Không quân Pakistan

 

Chiến đấu cơ J-7/F-7 có bề ngoài rất dễ nhận biết, cho dù thế hệ sau đã thay đôi cánh hình tam giác nhỏ hẹp bằng cánh delta kép cho khả năng thao diễn tốt hơn nhưng phần mũi máy bay vẫn không lẫn đi đâu được.Vì lý do đó, cho nên chiếc F-7MF được Tập đoàn Chengdu (Thành Đô) mang tới Triển lãm Hàng không Chu Hải đã gây ra sự ngạc nhiên lớn đối với khách tham quan.

mo hinh tiem kich f-7mf duoc trung bay tai trien lam hang khong chu hai

Mô hình tiêm kích F-7MF được trưng bày tại Triển lãm Hàng không Chu Hải

 

Như đã biết, do kết cấu của cửa hút khí đã khiến cho phần mũi của chiếc MiG-21 hay J-7 rất hẹp, chỉ cài đặt được loại radar cỡ nhỏ với tính năng rất hạn chế.

Mặc dù đã có thử nghiệm mở rộng phần mũi nhằm giúp máy bay mang được radar lớn hơn nhưng điều này lại gây ảnh hưởng đến kết cấu khí động học, khiến chiếc tiêm kích này không thể bay nhanh, dẫn tới việc nó lại quay về thiết kế ban đầu.Nhưng chiếc F-7MF trưng bày ở Triển lãm Chu Hải, ngoài đôi cánh delta kép cùng cánh đuôi vẫn được giữ lại thì hầu như nó không còn lại gì của dòng J-7 nguyên bản.

goc nhin khac cua chiec f-7mf, trong no rat giong voi tiem kich j-10

Góc nhìn khác của chiếc F-7MF, trông nó rất giống với tiêm kích J-10

 

Chiếc F-7MF trên trông như là con lai giữa J-7 với J-10, nó có cửa hút khí dưới bụng, một chiếc mũi với nắp chụp radar lớn và còn đi kèm theo cặp cánh mũi cỡ nhỏ.

Thật khó hiểu mục đích chế tạo chiếc F-7MF trên là gì, hiện nay trong phân khúc "tiêm kích giá bèo" thì Bắc Kinh đang tích cực tiếp thị cho dòng JF-17 Thunder hay còn gọi là FC-1 sau khi đã bỏ cả núi tiền nghiên cứu phát triển, tính năng của JF-17 được cho là sánh ngang nhiều chiến đấu cơ thế hệ 4 và dĩ nhiên là vượt trội J-7/F-7.

Hơn nữa dây chuyền lắp ráp J-7/F-7 đã bị đóng cửa, trong khi chiếc tiêm kích mô hình trên không thể tạo ra bằng cách chỉnh sửa khung thân những máy bay J-7 cũ mà phải sản xuất mới hoàn toàn.

Từ những phân tích trên, đã có nhiều ý kiến cho rằng mô hình chiếc F-7MF lạ được trưng bày tại Triển lãm Hàng không Chu Hải chỉ đơn giản là một ý tưởng hình thành trong lúc nhàn rỗi mà thôi.(Baodatviet)
----------------------------

Lý do khiến Trung Quốc muốn khẳng định vai trò tại Trung Đông

Bắc Kinh tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ nhân đạo cho Damascus trùng thời điểm vòng đàm phán hòa bình thứ 7 tổ chức tại Kazakhstan để bàn về việc mở rộng nhóm các nước quan sát viên tại Syria, có thể bao gồm Iraq và Trung Quốc. Một nhà phân tích người Pháp đánh giá động thái này cho thấy Trung Quốc tự coi mình là “một nhân tố then chốt” tại Trung Đông.

Hôm 30/10, Đại sứ Trung Quốc tại Syria Qi Qianjin khẳng định Bắc Kinh sẽ duy trì hỗ trợ nhân đạo cho Damascus. Cùng ngày, vòng đàm phán hòa bình thứ 7 được tổ chức tại Astana, Kazakhstan. Hãng Sputnik (Nga) đã có cuộc phỏng vấn với nhà phân tích địa chính trị người Pháp Pierre Picquart về diễn biến này.

quoc ky trung quoc va syria duoc chinh truoc mot cuoc hop bao tai bo ngoai giao trung quoc o bac kinh. anh: ap

Quốc kỳ Trung Quốc và Syria được chỉnh trước một cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh. Ảnh: AP

 

Theo đó, ông Picquart chỉ ra các phạm vi quan tâm chính trong ngoại giao của Trung Quốc tại Trung Đông, đó là cuộc chiến chống lại khủng bố, ổn định lãnh thổ và tiến trình hồi phục kinh tế-xã hội. Nhà phân tích Picquart nhấn mạnh rằng phương châm của Trung Quốc khác với Mỹ, Nga và châu Âu.

Ông Picquart cho rằng trong khi Mỹ và Nga từ lâu đã can dự vào  diễn biến tại Syria thì Trung Quốc cũng theo đuổi lợi ích riêng của nước này ở Trung Đông trong khoảng thời gian tương tự.

Trên thực tế, Trung Quốc cũng lo lắng về khủng bố ở khu vực biên giới phía Tây. Do vậy, ông Picquart nhận xét cuộc chiến chống lại khủng bố ở tầm quốc tế rất quan trọng với sách lược ngoại giao của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Trung Quốc muốn đóng vai trò đáng kể hơn tại Trung Đông bởi dự án “Con đường Tơ lụa” của Bắc Kinh có đi qua một số quốc gia trong khu vực.

Cũng theo ông Picquart, Trung Quốc đang theo đuổi phương pháp thực dụng trong ngoại giao. Từ đó, Trung Quốc cố gắng áp dụng lập trường cẩn trọng với các vấn đề quốc tế. Trung Quốc đã có động thái theo nhiều hướng nhưng hành động rất cẩn thận bởi thực tế Bắc Kinh chưa tường tận về tình hình tại Trung Đông. (Baotintuc)
---------------------------

Chuẩn Đô đốc Mỹ vạch phương án phá hủy vũ khí hạt nhân Triều Tên

Theo Chuẩn Đô đốc Chuẩn Đô Đốc Michael Dumont, phương án duy nhất để tiêu hủy chương trình vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là áp dụng tấn công trên bộ.

Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) cho biết đây là thông tin do Chuẩn Đô Đốc Michael Dumont đưa ra phản hồi cho thắc mắc từ hai Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ là ông Ted Lieu và Ruben Gallego yêu cầu đánh giá thương vong đồng thời nêu kế hoạch chiến dịch quân sự dự kiến trong trường hợp nổ ra xung đột với Triều Tiên.

binh si trieu tien tai lang dinh chien panmunjom. anh: reuters

Binh sĩ Triều Tiên tại làng đình chiến Panmunjom. Ảnh: Reuters

 

Rất nhiều chính khách đã quan ngại về viễn cảnh xảy ra chiến tranh trong tình hình hiện nay qua những vụ thử tên lửa của Triều Tiên và cuộc “đấu khẩu” qua lại của Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Ngày 4/11, ông Dumont viết: “Phương pháp duy nhất để định vị và hủy diệt - một cách hoàn toàn chắc chắn - tất cả các thành phần chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là qua cuộc tấn công trên bộ. Một chỉ thị mật là phán quyết tốt nhất cho bàn luận chi tiết về khả năng đối trọng với Triều Tiên nhằm xử lý và loại bỏ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên được đặt tại các vị trí ngầm dưới lòng đất”.

Bên cạnh đó, ông Dumont đánh giá Triều Tiên có thể đáp trả bằng vũ khí sinh học và hóa học, chi tiết về những trường hợp này nên được bàn luận mật.

Khi đánh giá về số thương vong có thể xảy ra, ông Dumont cho biết điều này dựa vào bản chất, mức độ và lượng thời gian diễn ra cuộc tấn công. 

Chuẩn Đô Đốc Dumont đồng thời đề cập đến Seoul (Hàn Quốc) với dân số 25 triệu người và chỉ cách khu phi quân sự (DMZ) 56 km: “Chúng ta tiếp tục đánh giá động thái mà Triều Tiên có thể áp dụng cũng như khả năng của nước này trong trường hợp Bình Nhưỡng tấn công Hàn Quốc, Nhật Bản hoặc đảo Guam, đặc biệt là Seoul với tên lửa đạn đạo, rocket và pháo tầm xa”.

Liên quan đến vấn đề hỗ trợ nhân đạo trong chiến tranh và hậu chiến, Chuẩn Đô đốc Dumont đánh giá Hàn Quốc sẽ có trách nhiệm chính trong chiến dịch chuyển giao tại Bán đảo Triều Tiên. Trong khi đó, bất cứ phản ứng nào của chính phủ Mỹ sẽ được thực hiện bởi Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế của nước này.

Bên cạnh đó, ông Dumont cũng cho biết Lầu Năm Góc đã lên kế hoạch cập nhật để xử lý với trường hợp Trung Quốc hoặc Nga phản đối Mỹ sử dụng lực lượng vũ trang.(Baotintuc)
-------------------------

Cảnh báo lạnh người về nguy cơ bụi phóng xạ từ Triều Tiên

Một báo cáo cho biết, bức xạ từ các khu thử hạt nhân cũ nát và kém chất lượng của Triều Tiên có thể lan sang miền Bắc Nhật Bản.

Tiến sĩ Joel Myers, nhà sáng lập đồng thời là Chủ tịch cơ quan dự báo thời tiết trực tuyến AccuWeather, cho rằng các mô hình gió khởi nguồn từ Tây Bắc trong tuần tới có thể thổi bụi phóng xạ qua Biển Nhật Bản và qua các khu vực phía Bắc của các đảo Nhật Bản.

anh: cnn

Ảnh: CNN

Tiến sĩ Myers lưu ý rằng, bụi phóng xạ có thể lan tới đảo Hokkaido của Nhật Bản và đảo Honshu ở cực Bắc, thậm chí có nguy cơ lan xa hơn tới miền Nam Nhật Bản vào cuối tuần này.

Phóng xạ do vụ thử hạt nhân hôm 3/9 vừa qua tạo ra vẫn lưu lại xung quanh cơ sở thử nghiệm đang cũ nát này. Theo Tiến sĩ Myers, Triều Tiên có thể đặc biệt chọn những ngày gió yếu để tiến hành các vụ thử để phóng xạ không bị phát tán và bị thế giới bên ngoài phát hiện.

Ông Myers nói: “Chúng tôi có các thông tin cho thấy, đã xảy ra một vụ tai nạn tại bãi thử hạt nhân này và tình hình vốn được Triều Tiên lường trước về lượng phóng xạ lưu lại bên trong lãnh thổ nước này đã thay đổi”.

Một số chuyên gia tin rằng, vụ thử hạt nhân gần đây nhất của Triều Tiên đã tạo ra hàng loạt vụ động đất kèm theo những rung chấn nhỏ hơn. Đó là một trong những nguyên nhân gây tai nạn sập hầm.

Theo AccuWeather, binh lính và người dân Triều Tiên nhiều khả năng đã bị phơi nhiễm phóng xạ sau vụ sập hầm trên.(Tienphong)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 07-11-20172

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 07-11-2017

    Tham vọng ứng dụng siêu pháo điện từ của Trung Quốc; Mỹ chi 1.200 tỷ USD mài sắc “bộ ba hạt nhân“; Hạ thủy tàu "khủng" xây đảo, Trung Quốc "trêu ngươi" ông Trump; 5 vũ khí răn đe cả Trung Đông của Israel

  • Tin thế giới đáng chú ý 07-11-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 07-11-2017

    “Sát thủ hoàn hảo” Mỹ đối phó với Nga, Trung Quốc; Lầu Năm Góc thừa nhận "hậu quả thảm khốc" nếu tấn công bộ binh vào Triều Tiên; Ông Trump khuyên Nhật mua vũ khí Mỹ để hạ tên lửa Triều Tiên; Đòn đánh ngàn km của chiến hạm cỡ nhỏ Nga hạ thủy

Bài cùng chuyên mục