Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 07-11-2017

  • Cập nhật : 06/11/2017

“Sát thủ hoàn hảo” Mỹ đối phó với Nga, Trung Quốc

Lầu Năm góc đang thực hiện chương trình hai năm phát triển tên lửa không đối không mới LREW có khả năng đánh chặn mục tiêu ở tầm xa, FlightGlobal đưa tin.

ten lua sieu xa k-77m trang cho cho su-57 nga

Tên lửa siêu xa K-77M trang cho cho Su-57 Nga

Tên lửa này sẽ tương tự với “sát thủ hoàn hảo” là tên lửa K-77M dùng để trang bị cho tiêm kích thế hệ 5 Su-57 (trước đó còn gọi là PAK FA T-50).

Mục tiêu chế tạo LREW (Long-Range Engagement Weapon - Vũ khí đánh chặn tầm xa) là “duy trì ưu thế trên không” của Mỹ. Tên lửa này sẽ thay thế tên lửa không đối không có điều khiển tầm trung, mọi thời tiết AIM-120 AMRAAM (Advanced Medium-Range Air-to-Air Missile) được nhận vào trang bị từ thập kỷ 1980.

Biến thể cuối của AIM-120 AMRAAM có tầm 160 km và được trang bị hệ dẫn GPS, nhưng thua kém “sát thủ hoàn hảo” của Nga và các tên lửa tương tự của Trung Quốc là PL-12D và PL-21.

 

Phân tích thiết kế và luận chứng kỹ thuật của LREW đã hoàn thành vào năm 2016 và nay Lầu Năm góc đang lựa chọn thiết kế cuối cùng của tên lửa mới, Popular Mechanics cho hay. Dự đoán, trong phần mũi của LREW sẽ lắp radar anten mạng pha chủ động, tầm bắn của tên lửa cũng sẽ tăng lên.(Viettimes)
------------------------

Lầu Năm Góc thừa nhận "hậu quả thảm khốc" nếu tấn công bộ binh vào Triều Tiên

Lầu Năm Góc cho rằng, tấn công trên bộ là cách duy nhất để chấm dứt chương trình hạt nhân Triều Tiên. Tuy nhiên, hậu quả là hàng trăm ngàn thậm chí hàng triệu người trên bán đảo Triều Tiên và các khu vực xung quanh thiệt mạng.

Trong bức thư trả lời hai thành viên Hạ viện Mỹ là nghị sĩ Ted Lieu và Ruben Gallego yêu cầu quân đội cung cấp thông tin "đánh giá thương vong trong xung đột với Triều Tiên", Lầu Năm Góc nhấn mạnh cách duy nhất để loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là tấn công bộ binh. Nhưng phương án này có nguy cơ gây ra thương vong lớn về người cả dân thường và binh sĩ.

bo quoc phong my cho rang tan cong tren bo duoc xem la phuong an toi uu giup loai bo hoan toan vu khi hat nhan cua trieu tien. 

Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng tấn công trên bộ được xem là phương án tối ưu giúp loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. 

 

"Chúng tôi chưa được nghe bản phân tích chi tiết về con số thương vong của binh sĩ Mỹ và đồng minh trong trường hợp xảy ra chiến tranh ngoại trừ con số thương vong của dân thường, cũng như bản kế hoạch sau khi triển khai tấn công như sự tồn tại của chính quyền Hàn Quốc", Sputnik dẫn lời hai nghị sĩ Mỹ. 

Trong khi đó, Chuẩn Đô đốc Michael Dumont, phó Trưởng Ban tham mưu liên quân Mỹ cho biết, Triều Tiên có thể sử dụng vũ khí sinh học và hóa học để phòng thủ trong trường hợp bị tấn công trên bộ. Báo cáo của ông Dumont cũng đưa ra đánh giá chính xác về chiến thuật, công tác hậu cần và thương vong trong trường hợp Mỹ quyết định tấn công tổng lực trên bộ nhằm vào Triều Tiên.

Theo ông Lieu, cựu lính không quân Mỹ dày dặn kinh nghiệm chiến đấu ở khu vực Thái Bình Dương, "điều này thật tồi tệ. Chúng ta phải hiểu chiến tranh nghĩa là gì. Điều này chưa được thể hiện một cách rõ ràng".

Còn ông Gallego cho rằng, nếu triển khai tấn công bộ binh nhằm vào Triều Tiên để ngăn chặn Bình Nhưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân, quân đội Mỹ phải chịu tổn thất ít nhất là hàng ngàn binh sĩ.

Với con số 29.000 binh sĩ Mỹ hiện có mặt ở Hàn Quốc, ông Lieu ước tính con số thương vong cho cả hai bên ít nhất là 300.000 người chỉ trong mấy ngày đầu xảy ra giao tranh. (Infonet)
---------------------------

Ông Trump khuyên Nhật mua vũ khí Mỹ để hạ tên lửa Triều Tiên

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Nhật Bản sẽ bắn hạ tên lửa Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng tiếp tục khiêu khích. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã khéo léo thể hiện quan điểm khác biệt.

 

tong thong my donald trump (trai) trong cuoc hop bao chung voi thu tuong nhat ban shinzo abe ngay 6-11 tai tokyo - anh: reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 6-11 tại Tokyo - Ảnh: REUTERS

 

Ngày 6-11, phát biểu trong cuộc họp báo chung với ông Abe tại Tokyo, Tổng thống Trump tiếp tục nhấn mạnh chiến lược kiên nhẫn của Mỹ với Triều Tiên đã kết thúc. Nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng đây không phải là lúc để nói chuyện với Bình Nhưỡng được nữa.

Ông Trump tuyên bố Nhật Bản sẽ "bắn rớt tên lửa Triều Tiên", tất nhiên sau khi đã mua vũ khí từ Mỹ. 

"Có thể quý vị nói ngôn từ của tôi là mạnh mẽ. Nhưng hãy nhìn những ngôn từ yếu ớt trong suốt 25 năm qua đi, rồi nhìn lại bây giờ chúng ta đang ở đâu", hãng tin Reuters dẫn lời ông Trump.

Đáp lại, thủ tướng Abe chỉ nói rằng sẽ làm điều đó "nếu cần thiết". 

Bình Nhưỡng đã 3 lần phóng tên lửa đạn đạo bay ngang không phận Nhật Bản. Quan điểm của Tokyo là sẽ chỉ bắn hạ nếu tên lửa Triều Tiên đe dọa lãnh thổ Nhật Bản. Có thông tin nói ông Trump đã từng chất vấn chính phủ ông Abe vì cách tiếp cận này.

Mặc dù vậy, ông Abe khẳng định Nhật Bản ủng hộ cách tiếp cận của Mỹ rằng mọi giải pháp đối với Triều Tiên, bao gồm cả đáp trả quân sự, nên được cân nhắc. 

Thủ tướng Nhật Bản cho rằng đã tới lúc nên gây sức ép tối đa lên Bình Nhưỡng xung quanh chương trình hạt nhân - tên lửa của nước này và nhấn mạnh rằng Tokyo đồng thuận tuyệt đối với Washington trong vấn đề Triều Tiên.

Một trọng tâm khác trong cuộc họp báo đánh dấu kết thúc chuyến thăm 2 ngày của Tổng thống Mỹ tới Nhật Bản là thương mại. 

Nhà lãnh đạo Mỹ kêu gọi chính quyền Abe nên mua các khí tài quân sự của Mỹ, những loại vũ khí mà ông gọi là "tốt nhất thế giới", như một cách để giảm thâm hụt thương mại giữa hai nước và đối phó với "mối đe dọa hiện hữu" từ Triều Tiên.  

Ngày mai, ông Trump sẽ tới Hàn Quốc, một đồng minh khác của Mỹ tại Đông Bắc Á. Dù là chuyến thăm cấp nhà nước, ông Trump sẽ chỉ dành 24 giờ ở Seoul để gặp người đồng cấp Moon Jae In.

Ngay sau cuộc họp báo Mỹ - Nhật, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã kêu gọi ngôn từ và hành động của các bên nên hướng tới "giảm căng thẳng, xây dựng niềm tin và đưa vấn đề hạt nhân của Triều Tiên trở lại bàn đàm phán, đối thoại".(Tuoitre)
------------------------------

Đòn đánh ngàn km của chiến hạm cỡ nhỏ Nga hạ thủy

Theo Sputnik, Hải quân Nga sẽ hạ thủy Uragan trong tháng 11/2017 - dòng chiến hạm cỡ nhỏ nhưng sở hữu đòn đánh tầm xa lên tới trên 2.000km.

Thời điểm hạ thủy chiến hạm này được Hải quân Nga và Cục Thiết kế Hàng hải Trung ương Almaz ấn định. Chiến hạm Uragan sẽ được hạ thủy trong tháng 11/2017, và công việc hoàn thiện trên tàu sẽ được thực hiện gọn gàng chỉ sau đó vài tháng.

Chiến hạm Uragan thuộc Đề án 22800 được đóng tại Xí nghiệp Pella tại Saint-Peterburg. Đây là sản phẩm của Cục Thiết kế Hàng hải Trung ương Almaz.

nga ha thuy chien ham co nho.

Nga hạ thủy chiến hạm cỡ nhỏ.

Dù chỉ có kích thước khiêm tốn dài 65m và rộng khoảng 10m nhưng lớp chiến hạm này vẫn được Nga trang bị những vũ khí tối tân nhất hiện nay bao gồm: tên lửa hành trình tầm xa Kalibr có tầm bắn trên 2.000 km, tên lửa Onyx, pháo hạm AK-176.

Cùng với đòn đánh mặt đất với vũ khí tầm xa, chiến hạm cỡ nhỏ Uragan còn sở hữu khả năng phòng không cực ấn tượng với hệ thống Pantsir-M. Để vũ khí phòng không này hoàn thiện trước khi tàu Uragan được đưa vào trang bị, hiện Hải quân Nga gần hoàn thiện giai đoạn thử nghiệm Pantsir-M.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, Yuri Borisov tiết lộ với hãng thông tấn TASS: "Pantsir-M vừa bắt đầu thử nghiệm cấp quốc gia. Chúng tôi hy vọng việc thử nghiệm sẽ hoàn thành trong năm 2017". Theo Yuri Borisov, toàn bộ tổ hợp Pantsir-M có thiết kế dạng module và có thể tích hợp trên hầu hết các chiến hạm với lượng giãn nước khác nhau.

Theo lời ông Yuri Borisov, Hải quân Nga sẽ nhận được hệ thống pháo - tên lửa phòng thủ tầm gần (AAMG) Pantsir-M ngay trong năm 2017 sau khi hoàn thành thử nghiệm. Đó sẽ là một hệ thống vũ khí gọn nhẹ và hiệu quả hơn so với người tiền nhiệm Kortik. Hải quân Nga tiết lộ, Pantsir-M là biến thể hải quân của hệ thống pháo - tên lửa Pantsir-S trên đất liền.

Hệ thống Pantsir-M được thiết kế để phá hủy tên lửa hành trình, các phương tiện bay không người lái, máy bay, các mục tiêu mặt đất trong bán kính 20km và độ cao 15km. Vận tốc bay của đạn tên lửa trên hệ thống Pantsir-M lên tới 1.300 mét/giây. Mô hình thiết kế dành cho hải quân được đặt tên Pantsir-ME.

"Pantsir-M sẽ thay thế cho hệ thống Kortik mà hải quân đang sử dụng. Nó được thiết kế gọn nhẹ hơn, hiệu quả hơn so với Kortik", Said Aminov - một chuyên gia độc lập nói về hệ thống phòng không này với tờ Russia&India Report (RIR).

Với hệ thống vũ khí được trang bị, chiến hạm cỡ nhỏ Uragan của Hải quân Nga đủ sức tấn công hủy diệt các mục tiêu mặt đất của đối phương từ khoảng cách cả ngàn km đồng thời có thể đánh chặn tên lửa hành trình, trực thăng và hầu hết các chiến đấu cơ, kể cả máy bay tàng hình khi lọt vào tầm bắn.

Và như vậy, chững chiến hạm có kích thước khiêm tốn của Nga có thể sở hữu đòn đánh tầm xa tương đương với Tomahawk trên khu trục hạm Aegis của Mỹ.

Đặc biệt, hiện Nga đang ồ ạt triển khai Kalibr trên các tàu cỡ nhỏ, con số này sẽ có thể tăng lên tới vài chục chiếc trong thời gian chỉ khoảng 5 năm nữa. Nga sẽ xây dựng được khả năng tấn công bằng tên lửa hành trình rất mạnh, nhưng theo một đường lối khác hẳn Mỹ khi chỉ trang bị tên lửa tầm xa cho những chiến hạm hạng nặng.(Baodatviet)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 06-11-20172

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 06-11-2017

    Trung Quốc bí mật thử nghiệm xe bọc thép lội nước mới; Việt-Nga chính thức khởi động đóng thêm Molniya 1241.8; Mỹ "trấn" F-35 trước cửa nhà, Trung Quốc nhấp nhổm không yên; Bốn tàu sân bay Mỹ tập trung: Chiến tranh sắp xảy ra?

  • Tin thế giới đáng chú ý 06-11-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 06-11-2017

    Liên minh chiến lược châu Á-Thái Bình Dương: Từ song phương đến 4 bên; Lầu Năm Góc nói đến kịch bản đưa bộ binh vào Triều Tiên; Nga thảo luận dự án tàu tên lửa với Việt Nam; Thổ Nhĩ Kỳ “ngồi trên đống lửa” vì 50 quả bom hạt nhân của Mỹ

Bài cùng chuyên mục