Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý sáng 06-11-2017

  • Cập nhật : 06/11/2017

rung Quốc bí mật thử nghiệm xe bọc thép lội nước mới

Hình ảnh xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc tiết lộ về mẫu xe bọc thép chở quân lội nước 6x6 đang được nước này thử nghiệm.

Mạng xã hội Trung Quốc đăng tải hình ảnh tiết lộ về mẫu xe bọc thép chở quân lội nước 6x6 mới. Theo IHS Jane, Trung Quốc thử nghiệm 2 phiên bản khác nhau của mẫu xe bọc thép này, trong đó có 1 phiên bản dài hơn để có thêm không gian chứa thiết bị, vũ khí hoặc các thành phần bổ sung khác.

Cả 2 phiên bản của mẫu xe bọc thép chở quân lội nước này đề được trang bị hệ thống thiết bị quang học điện tử trên nóc xe, súng máy, súng phóng lựu và cửa ra vào cho binh sĩ được bố trí phía đuôi xe. Ngoài ra xe còn có 2 lỗ châu mai dành cho xạ thủ ở 2 bên hông xe, với camera nằm trong góc kín và được cho là một phần của hệ thống cảnh báo 360 độ của xe.

hinh anh duoc cho la mau xe boc thep cho quan loi nuoc 6x6 ma trung quoc dang bi mat thu nghiem. (anh: ihs jane)

Hình ảnh được cho là mẫu xe bọc thép chỏ quân lội nước 6x6 mà Trung Quốc đang bí mật thử nghiệm. (Ảnh: IHS Jane)

 

Phát biểu tại Đại hội lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10/2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố sẽ đưa quân đội Trung Quốc thành quân đội đẳng cấp thế giới vào năm 2050. “Giấc mộng Trung Quốc về quân đội quốc gia hùng mạnh sẽ trở thành hiện thực”, ông Tập tuyên bố.

Chuyên gia quân sự Andreid Kotz của RIA Novosti cho biết, “chỉ tiếng riêng trong năm 2017, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng 7%, lên hơn 78 tỷ nhân dân tệ, tương đương khoảng 156 tỷ USD. Theo các ước tính không chính thức, khi cộng thêm các khoản ngân sách bí mật, chi tiêu quân sự Trung Quốc có thể đạt 200 tỷ USD”.(VTC)
-----------------

Việt-Nga chính thức khởi động đóng thêm Molniya 1241.8

 Đại diện nhà máy đóng tàu Vympel của Nga cho biết, họ đang thảo luận với Việt Nam về việc cung cấp thêm 4 tàu tên lửa Molniya 1241.8 tiếp theo.

Thông tin trên được đại diện của công ty nói với cổng thông tin Rambler và được trang Sputnik dẫn lại, nội dung cụ thể như sau: "Việc tiếp tục hợp đồng với Việt Nam đang ở giai đoạn thảo luận".

Ngoài ra theo vị đại diện này, đàm phán về việc cung cấp tàu chiến cùng lớp với các khách hàng nước ngoài khác cũng đang được tiến hành.Như vậy sau nhiều dự đoán xung quanh số phận dự án Molniya 1241.8 như Việt Nam có thể bỏ qua lớp tàu trên để tiến thẳng lên Buyan-M hay thậm chí là Karakurt thì với diễn biến mới, gần như chắc chắn Hải quân nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục đóng mới thêm 4 tàu tên lửa tấn công nhanh "Tia chớp" tiếp theo.

tau ten lua tan cong nhanh molniya 1241.8 cua viet nam

Tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya 1241.8 của Việt Nam

 

Tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya Dự án 1241.8 được thiết kế để tấn công tàu chiến và các tàu tấn công, hậu cần, đổ bộ của đối phương ở vùng ven biển và đại dương. 

Hệ thống vũ khí của tàu bao gồm 16 tên lửa hành trình chống hạm cận âm 3M-24 Uran-E tầm bắn 130 km, tốc độ Mach 0,85, mang theo đầu đạn bán xuyên giáp nặng 145 kg với cơ cấu nổ giữ chậm nhằm tận dụng động năng để xuyên qua lớp vỏ tàu rồi mới phát nổ để gia tăng tối đa thiệt hại.Ngoài ra trên tàu còn có 1 pháo hạm AK-176M cỡ 76,2 mm, 2 pháo phòng không siêu tốc AK-630M cỡ 30 mm, hệ thống phóng mồi bẫy PK-10 và có thể còn được trang bị tên lửa phòng không vác vai SA-N-10 (SA-16).

cau hinh tau ten lua tan cong nhanh molniya cai tien trang bi ten lua chong ham sieu am pj-10 brahmos

Cấu hình tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya cải tiến trang bị tên lửa chống hạm siêu âm PJ-10 BrahMos

 

Theo nhận định của nhiều chuyên gia quân sự, khả năng rất cao là 4 tàu Molniya tiếp theo do Việt Nam thi công đóng mới sẽ có cấu hình vũ khí mạnh hơn.

Mọi sự chú ý đang đổ dồn về tên lửa hành trình chống tàu siêu âm 3M-54E Klub-N có tầm bắn 220 km, vận tốc Mach 0,8 - Mach 2,9, mang theo đầu đạn trọng lượng 200 kg. 

Đây cũng là vũ khí đang được Nga đề nghị tích hợp cho cặp Gepard 3.9 thứ ba nếu Việt Nam quyết định đặt hàng, do vậy nếu lựa chọn 3M-54E thì sẽ tạo được sự đồng bộ về khâu hậu cần kỹ thuật sau này.

Bên cạnh đó, còn một ý kiến khác đó là Việt Nam sẽ trang bị cho loạt tàu này tên lửa hành trình chống hạm siêu âm PJ-10 BrahMos do Ấn Độ sản xuất hoặc là sử dụng phiên bản P-800 Yakhont "hàng hiệu".

Dựa trên những kinh nghiệm thu được từ loạt 6 tàu tên lửa Molniya 1241.8 vừa bàn giao, nếu thỏa thuận mua giấy phép sản xuất lô mới sớm được thông qua thì chúng ta sẽ có thêm 4 tàu tên lửa tấn công nhanh hiện đại vào trước năm 2020.(Baodatviet)
--------------------------------

Mỹ "trấn" F-35 trước cửa nhà, Trung Quốc nhấp nhổm không yên

Mỹ bắt đầu triển khai máy bay chiến đấu tàng hình ở Okinawa, sẽ trở thành thách thức chưa từng có cho hoạt động của hải quân Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.

ngay 30/10/2017, hai may bay chien dau tang hinh f-35a cua khong quan my da bay den nhat ban. anh: sina.

Ngày 30/10/2017, hai máy bay chiến đấu tàng hình F-35A của không quân Mỹ đã bay đến Nhật Bản. Ảnh: Sina.

Trang tin Sina Trung Quốc ngày 2/11 cho rằng trong thời gian tới biên đội tàu chiến Trung Quốc ra vào chuỗi đảo thứ nhất, nhất là khi đi qua eo biển Miyako để vươn ra vùng biển quan trọng Tây Thái Bình Dương thì phải hết sức cảnh giác. Bởi vì, căn cứ Kadena của quân đội Mỹ tại Okinawa đã triển khai máy bay chiến đấu tàng hình F-35A.
Ngày 30/10, 2 máy bay chiến đấu F-35A của không quân Mỹ đã bay đến căn cứ Kadena. Đây là lần đầu tiên Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ triển khai máy bay F-35A ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trước đó, không quân Mỹ tuyên bố, để ứng phó tình hình căng thẳng bán đảo, sẽ điều 12 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 mới nhất và 300 binh sĩ triển khai luân phiên đến căn cứ Kadena trong vòng 6 tháng, bắt đầu từ tháng 11/2017.
Mỹ nói ứng phó với tình hình bán đảo Triều Tiên, nhưng lại triển khai máy bay chiến đấu F-35A ở Okinawa, khu vực cách xa bán đảo và ngay bên bờ biển Hoa Đông. Mặc dù đó là căn cứ lớn nhất của không quân Mỹ tại khu vực Viễn Đông, nhưng ưu thế về địa lý lại làm cho căn cứ này phần nhiều là “lô cốt” quân sự trông giữ chuỗi đảo, đối phó Trung Quốc.
Bất kể hải quân hay không quân Trung Quốc đều muốn vượt qua vùng trời duyên hải tồn tại “lô cốt” này trong hầu hết mọi thời điểm để vươn tới các vùng biển xa như Tây Thái Bình Dương. Việc không quân Mỹ lần đầu tiên triển khai máy bay chiến đấu F-35A ở châu Á - Thái Bình Dương như vậy rõ ràng sẽ gây “cảnh giác cao”.
Những năm gần đây, biên đội tàu chiến hải quân Trung Quốc từ eo biển Miyako vươn ra Tây Thái Bình Dương với tần suất ngày càng cao, mô hình chính của biên đội này gồm 2 tàu khu trục/hộ vệ và 1 tàu tiếp tế tổng hợp. Mỗi lần biên đội đi qua eo biển Miyako hầu như đều trở thành trọng điểm theo dõi của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
may bay chien dau f-35a duoc trung chuyen qua can cu khong quan hickam, hawaii, chuan bi den okinawa. anh: sina.

Máy bay chiến đấu F-35A được trung chuyển qua căn cứ không quân Hickam, Hawaii, chuẩn bị đến Okinawa. Ảnh: Sina.

Thông thường, phía Nhật Bản sẽ điều các máy bay tuần tra săn ngầm P-3C và P-1 tiến hành do thám. Những máy bay này có kích cỡ lớn, tốc độ khá chậm, chúng thường bị radar của biên đội tàu chiến Trung Quốc sớm phát hiện trong quá trình triển khai hành động.
Đối với vấn đề này, biên đội tàu chiến hải quân Trung Quốc thường khởi động radar trên tàu chiến để “quét”, nắm các động thái của máy bay Nhật theo thời gian thực, khi cần thiết sẽ khởi động radar điều khiển hỏa lực đối không để quét, chiếu và khóa.
Mức độ nghiêm trọng của phản ứng tùy thuộc vào khoảng cách giữa máy bay Nhật Bản và biên đội Trung Quốc cũng như các động thái chiến thuật của đối phương. Riêng việc theo dõi, ngăn chặn những máy bay tuần tra trên biển cỡ lớn này của Mỹ và Nhật Bản, các tàu khu trục và tàu hộ vệ chủ lực hiện có của hải quân Trung Quốc triển khai tương đối dễ dàng.
Đây chỉ là thông tin được tiết lộ qua kênh công khai. Thi thoảng, cơ quan quốc phòng của Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản cũng sẽ công bố một số sự kiện “đụng mặt” tương đối nghiêm trọng.
Chẳng hạn đối đầu giữa máy bay chiến đấu của hai bên, máy bay chiến đấu Mỹ và Nhật Bản gây phiền phức cho tàu chiến Trung Quốc. Trong trường hợp này, cấp độ sẵn sàng chiến đấu của tàu chiến Trung Quốc sẽ tăng mạnh, nhưng do đối mặt đều là máy bay chiến đấu không tàng hình, vì vậy độ khó ứng phó cũng sẽ không quá lớn.
Radar mảng pha quét điện tử chủ động 346 (A) của các tàu khu trục tên lửa Type 052D, Type 052C hải quân Trung Quốc có khoảng cách cảnh giới, cảnh báo đối với các mục tiêu trên không có kích cỡ như máy bay chiến đấu F-15 là trên 300 km, cơ bản có thể dò tìm được các mục tiêu máy bay không tàng hình ở xung quanh chuỗi đảo thứ nhất khi trên đường đi giữa quân cảng và eo biển Miyako.
Radar cảnh giới đối không chính của tàu hộ vệ Type 054A là radar tìm kiếm mục tiêu 3D Type 382 có khoảng cách dò tìm đối không trên 250 km, không kém nhiều lắm so với radar của các tàu Type 052D và 052C.
tau khu truc ten lua con minh type 052d, ham doi nam hai, hai quan trung quoc. anh: cankao.

Tàu khu trục tên lửa Côn Minh Type 052D, Hạm đội Nam Hải, hải quân Trung Quốc. Ảnh: Cankao.

Vì vậy, tính đến nay, do máy bay quân sự Mỹ, Nhật triển khai ở chuỗi đảo thứ nhất đều là máy bay chiến đấu, máy bay tuần tra săn ngầm thế hệ thứ ba không tàng hình. Biên đội tàu chiến vượt qua chuỗi đảo của hải quân Trung Quốc không nhất định do tàu khu trục chủ lực dẫn đầu, tàu hộ vệ Type 054A thường sẽ trở thành tàu chỉ huy biên đội, bởi vì khả năng cảnh báo sớm tầm xa không đối hải của nó đã đủ làm được nhiệm vụ nặng nề.
Do đó, biên đội 2 tàu hộ vệ Type 054A và 1 tàu tiếp tế tổng hợp xuất hiện càng thường xuyên hơn so với biên đội có sự tham gia của các tàu khu trục như Type 052D. Dù sao, hiện nay, hải quân Trung Quốc đã tiếp nhận 25 tàu hộ vệ Type 054A, nhưng chỉ có 6 tàu khu trục Type 052C và 6 tàu khu trục Type 052D.
Sau khi máy bay chiến đấu tàng hình F-35A quân đội Mỹ triển khai lâu dài ở căn cứ Kadena, một cứ điểm tấn công ở chuỗi đảo, biên đội tàu chiến như vậy của hải quân Trung Quốc đối mặt với thử thách chưa từng có khi ra vào eo biển Miyako. Bởi vì, tàu hộ vệ Type 054A không được trang bị radar sóng ngắn chuyên để dò tìm các mục tiêu tàng hình trên không như các tàu khu trục Type 052C/D.
Trong một khoảng thời gian, radar sóng ngắn luôn là tiêu chuẩn của tàu khu trục hải quân Trung Quốc. Bất kể là radar mảng pha Type 346 (A) hay radar 3D Type 382 đều không có ưu thế so trong việc tìm kiếm các mục tiêu tàng hình. 
Hiện nay, cách thức thường xuyên dùng trong việc dò tìm các mục tiêu tàng hình là sử dụng radar sóng ngắn, radar sóng mm hoặc radar MSRS. Do các mục tiêu tàng hình có đặc điểm là bị giảm hiệu quả tàng hình trong một số băng tần và góc ngắm, do đó radar có thể tăng khoảng cách dò tìm chúng.
Mặc dù radar sóng ngắn có ăng ten khổng lồ, bán kính xoay dễ che mất tầm bắn của vũ khí trên tàu, làm cho tầm bắn hiệu quả giảm đi, nhưng hải quân Trung Quốc (rất coi trọng chống tàng hình) vẫn kiên trì lắp radar sóng ngắn cảnh giới đối không Type 517 trên các tàu khu trục tiên tiến như “Aegis Trung Hoa”.
tau khu truc lan chau type 052c, ham doi nam hai, hai quan trung quoc. anh: sina.

Tàu khu trục Lan Châu Type 052C, Hạm đội Nam Hải, hải quân Trung Quốc. Ảnh: Sina.

Khoảng cách phát hiện mục tiêu lớn nhất của radar Type 517 trên 300 km, bao quát phạm vi 360 độ, có khả năng gây nhiễu, phân tích và tự thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của tần số. 
Nhưng, đối với các mục tiêu tàng hình, radar Type 517 chỉ có thể thiên về cảnh giới phòng không, không thể dùng để dẫn đường vũ khí, không thể cung cấp theo dõi chất lượng cao đối với máy bay chiến đấu tàng hình, khó có thể trở thành radar chủ yếu trong chống máy bay chiến đấu tàng hình.
Vì vậy, khi gặp máy bay chiến đấu tàng hình F-35A, các tàu khu trục Type 052C/D cũng chỉ có thể “biết” được là nó đến, nhưng không thể theo dõi chính xác quỹ đạo bay của nó, càng không thể nói đến dẫn đường cho vũ khí phòng không ngắm chuẩn, đề phòng.
Trong khi đó, tàu hộ vệ Type 054A không trang bị radar sóng ngắn Type 517, trừ phi trong phạm vi dò tìm của radar cảnh giới cỡ lớn bờ biển của hải quân, nhận được sự chi viện tình báo của thiết bị trinh sát trên không, mặt đất, nếu không thì bản thân radar trên tàu Type 054A không thể phát hiện được máy bay chiến đấu F-35A.
Vì vậy, Sina cho rằng trước thực tế các máy bay chiến đấu tàng hình F-35A/B can thiệp toàn diện vào tình hình an ninh Đông Á, Đông Bắc Á, hải quân Trung Quốc phải đặc biệt thận trọng khi triển khai các hoạt động trên biển xa trong tương lai.
Các tàu khu trục có lắp radar sóng ngắn phải đảm nhiệm chức trách chống máy bay tàng hình; các tàu khu trục, tàu hộ vệ phải thông qua trạm thông tin  vệ tinh trên tàu, hệ thống thông tin chiến thuật các cấp, kết hợp kịp thời và toàn diện các thông tin, dữ liệu từ các phương tiện trinh sát khác nhau như vệ tinh, radar trên bờ, máy bay cảnh báo sớm, sử dụng sức mạnh hệ thống để chống lại mục tiêu máy bay chiến đấu tàng hình.
tau ho ve ten lua ham dan type 054a, ham doi bac hai, hai quan trung quoc. anh: huanqiu.

Tàu hộ vệ tên lửa Hàm Đan Type 054A, Hạm đội Bắc Hải, hải quân Trung Quốc. Ảnh: Huanqiu.

Điều này có nghĩa là hải quân Trung Quốc hoàn toàn không phải “bó tay” trước máy bay chiến đấu tàng hình, nhưng máy bay chiến đấu tàng hình được triển khai ở “cửa nhà” thì thực sự đã đặt ra yêu cầu cao hơn đối với huấn luyện, tác chiến của hải quân Trung Quốc, đòi hỏi tiến hành xây dựng trang bị và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu cần sát hơn với thực tế chiến đấu.(Viettimes)
------------------------

Bốn tàu sân bay Mỹ tập trung: Chiến tranh sắp xảy ra?

Nhiều lãnh đạo Mỹ và các chuyên gia độc lập lo ngại trước hành động của Tổng thống Mỹ khi gửi 4 chiếc tàu sân bay đến một địa điểm.Washington đã di chuyển 3 chiếc tàu sân bay đến khu vực bản đảo Triều Tiên, nhiều chuyên gia quân sự và các quan chức cấp cao đã tuyên bố rằng, hành động này vô cùng bất thường và có thể là hành động khẩn cấp cần thiết để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh.
cac tau san bay cua hai quan my tap trung quanh khu vuc trieu tien.

Các tàu sân bay của Hải quân Mỹ tập trung quanh khu vực Triều Tiên.

Hải quân Hoa Kỳ rất hiếm khi tập trung 3 chiếc tàu sân bay trong một khu vực và dự đoán sự xuất hiện của chúng báo hiệu điều chẳng lành.

Mối quan hệ giữa Triều Tiên và Mỹ tiếp tục căng thẳng sau khi các tàu sân bay của Mỹ tới khu vực này và tiến hành các cuộc tập trận hoặc đơn thuần tới các căn cứ quân sự ở khu vực này.

Theo các chuyên gia, hành động này của Tổng thống Mỹ Donald Trump gần như chưa một ai thực hiện và nhiều khả năng ông muốn nhanh chóng kết thúc cuộc xung đột ở Triều Tiên.

Hiện tại trong khu vực này có sự hiện diện của 3 tàu sân bay Hải quân Mỹ bao gồm USS Nimitz, USS Theodore Roosevelt và USS Ronald Reagan. Thậm chí thời gian gần đây có thông tin cho rằng, Lầu Năm Góc đang gửi thêm một tàu sân bay khác nhằm hỗ trợ cho các tàu sân bay đang hoạt động trong khu vực.

Mục đích các tàu sân bay tập trung tới khu vực này thực sự không được tiết lộ. Tuy nhiên nhìn vào kho vũ khí và trang bị khổng lồ trên các tàu sân bay có thể thấy chúng sẵn sàng cho một cuộc tấn công lớn.

Được biết 3 tàu trên đều thuộc lớp Nimitz, mỗi tàu có 2 lò phản ứng hạt nhân cấp điện cho 4 động cơ tua bin hơi nước và các hệ thống khác, con tàu có thể đạt được vận tốc hơn 55km/h.

Trên mỗi tàu gồm 1 phi đội với 9 tổ và 5 loại máy bay, bao gồm: 4 tổ các máy bay tiêm kích F/A-18 Hornet và Super Hornet, 1 tổ máy bay cảnh báo sớm (AEW) E-2C Hawkeyes, 1 tổ máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler và 1 tổ máy bay vận tải C2-A Greyhound.

Mối quan hệ căng thẳng liên quan đến vấn đề hạt nhân của Triều Tiên đã khiến tình hình khu vực trở nên phức tạp hơn.

Phía Triều Tiên tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân, thử nghiệm tên lửa của mình đồng thời tuyên bố đầy khiêu khích đến Mỹ, Hàn Quốc.

Những tuyên bố và hành động từ phía Triều Tiên đã khiến khu vực này trở thành một điểm nóng thực sự và nguy cơ xảy ra xung đột rất cao và thậm chí cuộc xung đột này có thể kéo theo sự tham gia của các cường quốc hàng đầu thế giới như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và châm ngòi cuộc chiến tranh thế giới mới.(Baodatviet)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 06-11-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 06-11-2017

    Liên minh chiến lược châu Á-Thái Bình Dương: Từ song phương đến 4 bên; Lầu Năm Góc nói đến kịch bản đưa bộ binh vào Triều Tiên; Nga thảo luận dự án tàu tên lửa với Việt Nam; Thổ Nhĩ Kỳ “ngồi trên đống lửa” vì 50 quả bom hạt nhân của Mỹ

  • Tin thế giới đáng chú ý 05-11-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 05-11-2017

    Nga phát triển tên lửa siêu thanh tái sử dụng; 5 điểm đáng chú ý trong chuyến công du châu Á của ông Trump; Ông Trump cảnh báo Trung Quốc dè chừng sức mạnh của Nhật; Ông Hun Sen thúc giục chính trị gia đối lập rời bỏ đảng

Bài cùng chuyên mục