Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 28-05-2017

  • Cập nhật : 28/05/2017

Mỹ khởi động chương trình máy bay không gian siêu thanh

Cơ quan nghiên cứu các dự án phòng thủ tiên tiến (DARPA) trực thuộc Lầu Năm Góc đã chọn Boeing làm nhà thiết kế và chế tạo phi thuyền không gian siêu thanh mới mang tên "Phantom Express". Nó có khả năng đạt độ cao lớn để phóng vệ tinh lên quỹ đạo Trái Đất, sau đó trở lại và hạ cánh giống máy bay thông thường, theo Popular Mechanics.

Chương trình Phi thuyền không gian thử nghiệm (XS-1) sẽ phóng ra một tên lửa đẩy nhỏ sau khi đạt độ cao trên 100 km. Tên lửa sẽ đưa vệ tinh vào quỹ đạo, trong khi phi thuyền sẽ trở lại Trái Đất và hạ cánh trên một đường băng. DARPA hi vọng XS-1 sẽ giúp Bộ Quốc phòng Mỹ sẵn sàng phóng vệ tinh lên quỹ đạo trong vòng vài ngày, thay vì vài tháng như hiện nay. Phi thuyền XS-1 được cho là có thể hạ cánh và phóng trở lại trong vòng vài giờ.

"XS-1 là sự kết hợp giữa máy bay truyền thống và thiết bị phóng thông thường, với mục tiêu giảm 10 lần chi phí phóng vệ tinh, cũng như rút ngắn thời gian chuẩn bị. Chúng tôi rất hài lòng với tiến độ của giai đoạn đầu", Jess Sponable, giám đốc chương trình XS-1 tại DARPA cho biết.Khác với máy bay X-37B của không quân Mỹ phải dùng tên lửa đẩy Atlas V, mẫu XS-1 sẽ tự phóng bằng động cơ riêng sử dụng nhiên liệu oxy và hydro lỏng. Phantom Express có kích cỡ ngang máy bay thương mại, có thể bay với tốc độ siêu thanh trên 6.125 km/h trước khi phóng vệ tinh nặng 1.360 kg lên quỹ đạo thấp quanh Trái Đất.

phi thuyen xs-1 bay len quy dao mang theo ve tinh tren lung. do hoa: darpa.

Phi thuyền XS-1 bay lên quỹ đạo mang theo vệ tinh trên lưng. Đồ họa: DARPA.

Giai đoạn hai của chương trình gồm thiết kế, chế tạo và thử nghiệm với 10 đợt phóng thử hệ thống động cơ đẩy. Giai đoạn này sẽ kéo dài suốt năm 2019 trước khi Boeing và Bộ Quốc phòng Mỹ tiến hành bay thử trong giai đoạn ba vào năm 2020. 

Nếu thành công, DARPA dự tính chương trình XS-1 sẽ có giá dưới 5 triệu USD/lần phóng. Ngoài mục đích quân sự, DARPA dự kiến chia sẻ thiết kế với các công ty hàng không thương mại để giảm giá thành.(Vnexpress)
---------------------------

Tòa án Tối cao Brazil xem xét các cáo buộc chống Tổng thống Michel Temer

Ngày 26/5, thẩm phán Gilmar Mendes thuộc Tòa án Tối cao Brazil (STF), cho biết Tòa án sẽ xem xét kỹ lưỡng hơn nữa lời khai của cựu Chủ tịch Tập đoàn Đông lạnh JBS Joesley Batista, nhân chứng quan trọng trong vụ điều tra liên quan tới những cáo buộc tham nhũng chống Tổng thống Brazil Michel Temer.

 

tong thong brazil michel temer phat bieu tai cuoc hop bao o brasilia ngay 18/5. anh: afp/ttxvn

Tổng thống Brazil Michel Temer phát biểu tại cuộc họp báo ở Brasilia ngày 18/5. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Phát biểu với báo giới, thẩm phán Mendes nói rằng cho đến nay mới chỉ có thẩm phán Edson Fachin, hiện phụ trách Chiến dịch Lava Jato (Rửa xe), chấp nhận lời khai của ông Batista, trong đó đề cập việc thông đồng với ông Temer đưa hối lộ cho nhân chứng để “bịt miệng” trong vụ bê bối tham nhũng ở Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras. Tuy nhiên, thẩm phán Mendes nhấn mạnh lời khai này cần phải được tất cả các thẩm phán của STF chấp nhận. 

Trong khi đó, phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ dẫn báo "Folha de San Pablo" của Brazil ngày 26/5 đưa tin Tổng thống Temer thừa nhận đã từng 7 lần tiếp xúc với  Ricardo Saud, người chuyên chuyển tiền mặt hối lộ của JBS. Theo báo này, chính ông Saud cũng đã khai với các nhà chức trách về việc đã 7 lần gặp ông Temer trong năm 2014 để thảo luận về những khoản tiền hối lộ và đóng góp trong chiến dịch tranh cử của Đảng Phong trào Dân chủ Brazil (PMDB) của ông này. Ông Saud cũng khai rằng ông Temer từng yêu cầu JBS phải đưa số tiền tương đương 330.000 USD cho riêng mình. Cảnh sát cũng đã đặt bẫy ghi hình ông Saud giao một vali tiền cho một cộng sự thân cận của ông Temer, tại Sao Paulo trong năm nay. 

Trong khi đó, tối 25/5, Tổng thống Temer đã có bài phát biểu lần thứ ba trên mạng xã hội kể từ khi STF quyết định tiến hành điều tra người đứng đầu nhà nước trước những cáo buộc có liên quan tới tham nhũng hôm 17/5. Ông Temer nhấn mạnh vẫn sẽ tiếp tục công việc và bày tỏ tin tưởng Quốc hội sẽ thông qua các chính sách kinh tế, xã hội mà Chính phủ đề xuất. 

Tuyên bố của ông Temer được đưa ra chỉ ít giờ sau khi Liên đoàn Luật sư Brazil chính thức yêu cầu Hạ viện tiến hành phiên tòa chính trị xét xử người đứng đầu quốc gia. Cho tới thời điểm này, đã có hơn 10 đơn yêu cầu xét xử Tổng thống Temer được gửi tới Hạ viện. 

Cùng ngày, cảnh sát liên bang Brazil đã mở chiến dịch bắt một nhóm 13 chuyên gia vận động hành lang có liên hệ với đảng PMDB cầm quyền, tại Brasilia, Sao Pablo và Rio de Janeiro, theo lệnh của thẩm phán Sergio Moro, người thụ lý điều tra vụ Petrobras. Ông Temer từng giữ chức Chủ tịch PMDB trong suốt 10 năm cho tới khi lên nắm quyền điều hành đất nước tháng 5/2016, thay cho Tổng thống bị phế truất Dilma Rousseff.(TTXVN)
------------------------------

7 nhất trí đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố

Kết thúc ngày làm việc đầu tiên trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 tại thành phố Taormina trên đảo Sicily (Italy), những người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ nhóm G7 đã thông qua một tuyên bố chung về đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố và bạo lực cực đoan trên toàn cầu.

 

lanh dao cac nuoc g7 (hang tren) va lanh dao cac to chuc chau au chup anh chung truoc hoi nghi. anh: epa/ttxvn

Lãnh đạo các nước G7 (hàng trên) và lãnh đạo các tổ chức châu Âu chụp ảnh chung trước hội nghị. Ảnh: EPA/TTXVN

 

Tuyên bố gồm 15 điều, theo đó nhấn mạnh rằng các nước thuộc nhóm G7 coi chống khủng bố là ưu tiên chủ chốt và sẽ cùng nhau có những hành động cứng rắn nhất để "tìm kiếm, nhận dạng, xóa bỏ và trừng phạt mọi kẻ khủng bố cũng như những thế lực ủng hộ", không phân biệt đó là hành động khủng bố chống lại các thành viên G7 hay các quốc gia, khu vực khác. Các nước tham gia cũng cam kết rằng những nỗ lực chống khủng bố sẽ được nâng lên ở một mức độ cao hơn để điều tra, ngăn chặn và truy lùng những nhân tố khủng bố. 

Tuyên bố cũng kêu gọi các nhà cung cấp dịch vụ Internet cùng các mạng xã hội nỗ lực hơn nữa trong việc ngăn chặn các nội dung kích động và truyền bá tư tưởng cực đoan của các đối tượng khủng bố. 

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo G7 cũng khẳng định sẽ tiếp tục gia tăng sức ép lên Triều Tiên sau các động thái gây gia tăng căng thẳng vừa qua của Bình Nhưỡng, đồng thời kêu gọi Nga và Iran sử dụng tầm ảnh hưởng của mình để đẩy mạnh việc thực thi lệnh ngừng bắn tại Syria. 

Tuy nhiên, kết thúc ngày làm việc đầu tiên, các nhà lãnh đạo G7 vẫn chưa thể thu hẹp bất đồng liên quan vấn đề biến đổi khí hậu. Phát biểu trước báo giới, Thủ tướng Italy Paolo Gentiloni cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa đưa ra lập trường rõ ràng liên quan Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. Ông Gentiloni bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ thông qua văn kiện này sau khi xem xét và cân nhắc kỹ về tầm quan trọng của hiệp định. (Baotintuc)
-------------------------------

Quan chức thị trấn Trung Quốc thụt két gần triệu tệ

Một quan chức ở thị trấn thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc bòn rút hơn 700.000 tệ công quỹ bằng cách mỗi lần lấy một ít.

hon mot trieu quan chuc trung quoc bi xu ly vi tham nhung. anh minh hoa: xinhua

Hơn một triệu quan chức Trung Quốc bị xử lý vì tham nhũng. Ảnh minh họa: Xinhua

 

Chen Gang, quan chức phụ trách tài chính ở một thị trấn thuộc tỉnh Hồ Nam, là một trong 8.000 trường hợp tham nhũng bị nhà chức trách Trung Quốc phát hiện trong thời gian gần đây, People’s Daily hôm nay đưa tin.

Chen ăn cắp quỹ hỗ trợ nông dân thị trấn bằng cách rất tinh vi, mỗi lần chỉ lấy một ít, nghĩ rằng số tiền nhỏ sẽ không gây chú ý. Trong một năm, Chen đã bòn rút quỹ khoảng 60.000 lần, lấy được 770.000 tệ (112.000 USD). Tuy nhiên, hành vi của Chen bị phát hiện trong chiến dịch chống tham nhũng ở địa phương hồi tháng ba. 

Chen mở hai tài khoản ở ngân hàng bằng thẻ căn cước của hai người bạn. Ông ta đưa hai người này vào danh sách nông dân được hưởng trợ cấp và chuyển một lượng tiền nhỏ, thường ít hơn vài tệ một lần, vào hai tài khoản này. 

Năm 2014, Chen đã bòn rút tiền của 155 hộ nông dân trong số 20.000 hộ được trợ cấp. Các nông dân nhận được 9,45 tệ trợ cấp thay vì 9,72 tệ như con số chính phủ cung cấp. Chen đã nghĩ rằng chênh lệch 0,27 tệ sẽ không bị để mắt. 

Dân làng nói rằng họ không nghĩ gì về số tiền bị mất cho tới khi biết tin Chen bị bắt. Hiện chưa rõ mức án mà Chen phải nhận như thế nào.

Chiến dịch chống tham nhũng ở Hồ Nam cũng vạch trần nhiều quan chức địa phương thay đổi các khoản chi tiêu, lợi dụng các dự án phát triển và quỹ đóng góp của người dân để bỏ túi riêng.

Hơn 1,2 triệu quan chức Trung Quốc đã bị trừng phạt trong chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ, diệt ruồi" do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động 4 năm trước. Ngoài "hổ" là các quan chức cấp cao, chiến dịch chống tham nhũng cũng nhằm vào "ruồi" là những quan chức địa phương cấp thấp.(VNexpress)
------------------------

 

 

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 28-05-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 28-05-2017

    IS kêu gọi 'chiến tranh toàn diện' chống phương Tây; Cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ qua đời; Ngoại trưởng Nga và Trung Quốc thảo luận các vấn đề nóng; Mỹ nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Cuba

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 27-05-20173

    Tin thế giới đáng chú ý tối 27-05-2017

    Mỹ lần đầu tiên thử đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa; Chiến đấu cơ Trung Quốc chặn máy bay Mỹ ở Biển Đông; Philippines tuyên bố IS đã 'xâm lược' nước này; Ấn Độ báo động nguy cơ khủng bố

Bài cùng chuyên mục