Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 02-06-2017

  • Cập nhật : 02/06/2017

Singapore cảnh báo mối đe dọa khủng bố đang ở mức cao nhất

Ngày 1/6, chính quyền Singapore cho biết mối đe dọa khủng bố tại thủ đô nước này đang ở mức cao nhất.

canh sat singapore tren pho chuan bi bao ve mot su kien. anh: afp/ttxvn

Cảnh sát Singapore trên phố chuẩn bị bảo vệ một sự kiện. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Trong một bản báo cáo đầu tiên đánh giá về mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố, Bộ Nội vụ Singapore nhấn mạnh: "Mối đe dọa khủng bố tại Singapore vẫn duy trì ở mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Mặc dù chưa có thông tin tình báo đáng tin cậy nào cho thấy một vụ tấn công khủng bố sắp xảy ra vào thời điểm này, song các cơ quan an ninh của chúng tôi vẫn duy trì cảnh giác cao". 

Báo cáo cũng cho biết Singapore là "mục tiêu chính" của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) bởi nước này tham gia vào liên minh quốc tế chống chủ nghĩa khủng bố, và đại diện cho nhiều điều mà IS căm ghét. 

IS, vốn có liên hệ tới một số cuộc tấn công khủng bố khắp Đông Nam Á, bao gồm các cuộc tấn công hồi năm ngoái tại thủ đô Jakarta (Indonesia) và Kuala Lumpur (Malaysia), "đã cho thấy Singapore rơi vào tầm ngắm của chúng". 

Hồi năm ngoái, có thông tin đáng tin cậy cho rằng các phiến quân IS cân nhắc thực hiện một cuộc tấn công khủng bố tại Singapore vào nửa đầu năm 2016 và giới chức Singapore đã phanh phui âm mưu này. Cho đến nay có hai công dân Singapore tới Syria gia nhập thánh chiến. 

Còn kể từ năm 2015, có 14 công dân Singapore bị nhiễm tư tưởng cực đoan hóa của IS.  (Baotintuc)
---------------------------------

Quốc hội Cuba thảo luận về khái niệm Mô hình phát triển kinh tế - xã hội XHCN

Ngày 31/5, Quốc hội Cuba đã nhóm họp để phân tích, đánh giá về tình hình phát triển kinh tế, cũng như thực hiện những cải cách do Chủ tịch Raul Castro đề ra.

 

tru so quoc hoi cuba. anh: ttxvn phat

Trụ sở Quốc hội Cuba. Ảnh: TTXVN phát

 

Báo Granma - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, cho biết các đại biểu của các uỷ ban thường trực Quốc hội Cuba sẽ thảo luận về những vấn đề chính nổi lên hiện nay tại Cuba như Khái niệm Mô hình phát triển kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa của Cuba. 

Văn kiện này sẽ được thông qua cùng với Chủ trương chính sách kinh tế- xã hội của Đảng và Cách mạng Cuba giai đoạn 2016 - 2021, bao gồm việc tiến hành cập nhật mô hình kinh tế theo đường lối của Chủ tịch Raul Castro và việc tiếp thu các ý kiến đóng góp đối với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030: Tầm nhìn quốc gia, các trụ cột và các thành phần chiến lược. 

Ba văn kiện này mang tính định hướng cho quá trình cập nhật mô hình kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa của Cuba vừa được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba thông qua vào giữa tháng 5/2017, theo đó cho phép quần chúng tham gia đóng góp ý kiến đối với những vấn đề quan trọng của đất nước. 

Ba văn kiện trên có vai trò vạch ra đường lối nhằm cải cách phát triển mô hình kinh tế - xã hội của Cuba được đưa ra sau quá trình tham vấn quần chúng rộng rãi, với sự tham gia, đóng góp ý kiến của 1,6 triệu đảng viên, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Cuba, đại diện các tổ chức quần chúng và nhiều thành phần xã hội. 

Các văn kiện này được Chủ tịch Raul Castro nhận định là "được nghiên cứu, thảo luận và tái thảo luận kỹ lưỡng nhất trong lịch sử cách mạng" của đất nước này. 

Trước đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba ngày 19/5 ra thông cáo cho biết tại Hội nghị Trung ương III của Đảng Cộng sản Cuba, các đại biểu đã thông qua 3 văn kiện mang tính định hướng cho quá trình cập nhật mô hình kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa của quốc gia này (TTXVN)
----------------------------

Trung Quốc có ý định tìm kiếm 'vai trò tích cực' trong hòa bình Trung Đông

Dẫn lời đặc phái viên Trung Quốc về Trung Đông Gong Xiaosheng trong cuộc gặp với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas hôm 29/5, hãng thông tấn Wafa nhận định rằng Bắc Kinh đang tìm cách để có thể can thiệp vào mối quan hệ giữa Palestine và Israel.

Theo đó, tại cuộc gặp với Tổng thống Palestine tại Ramallah, ông Gong Xiaosheng đã tuyên bố rằng Trung Quốc sẵn sàng đóng vai trò tích cực trong việc đẩy mạnh tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng muốn tăng cường vai trò trong mục tiêu chấm dứt cuộc nội chiến Syria.

tong thong mahmoud abbas (phai) trong cuoc gap voi dac phai vien trung quoc ve trung dong.

Tổng thống Mahmoud Abbas (phải) trong cuộc gặp với đặc phái viên Trung Quốc về Trung Đông.

 

Theo tờ The Jerusalem Post, Trung Quốc đang tìm cách đẩy mạnh vai trò của nước này tại Trung Đông giữa thời điểm chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang muốn nối lại đàm phán giữa Palestine và Israel qua một quá trình mang tính khu vực. 

Trong cuộc gặp với Tổng thống Abbas ngày 29/5, ông Gong nhấn mạnh rằng Trung Quốc ủng hộ người dân Palestine và nguyện vọng địa chính trị của họ.

Bên cạnh việc đề cập tới quan hệ ngoại giao song phương, ông Gong bày tỏ Trung Quốc sẵn sàng đẩy mạnh quan hệ kinh tế với Palestine. Tổng thống Abbas đánh giá cao phát biểu này và mối quan hệ đặc biệt giữa chính quyền Palestine với Trung Quốc.

Trung Quốc được biết đến là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Israel nhưng hai chính phủ này lại có nhiều khác biệt về các vấn đề khu vực. Điều này bắt nguồn từ việc Trung Quốc có mối liên kết mạnh mẽ với Iran và công nhận Palestine là một nhà nước.

Vào giữa tháng 3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã đến thăm Trung Quốc trong 3 ngày để kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.

Trước chuyến thăm này, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng: “Vấn đề Palestine là ‘một vết thương hở’ tại Trung Đông. Hòa bình có thể bị trì hoãn nhưng công lý không thể chối bỏ. Trung Quốc ủng hộ giải pháp hai nhà nước và sẽ tiếp tục thực hiện những điều chúng tôi có thể giúp để khởi động lại các đàm phán hòa bình”.(baotintuc)
--------------------------

NATO tập trận hải quân lớn tại biển Baltic

Ngày 1/6, khoảng 4.000 binh sĩ của Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã bắt đầu cuộc tập trận hải quân thường niên trên biển Baltic mang tên "Chiến dịch Baltic" (BALTOPS) lần thứ 45 nhằm tăng cường năng lực đối phó chung giữa lực lượng hải quân của hai bên.

Mục đích của việc tổ chức cuộc tập trận lần này là nhằm thể hiện quyết tâm của NATO và các nước đối tác trong việc đảm bảo an ninh và khả năng sẵn sàng bảo vệ khu vực biển Baltic. 

Cuộc tập trận có sự tham gia của các lực lượng hải quân, không quân và lục quân đến từ 14 nước cùng với khoảng 50 tàu và tàu ngầm, và hơn 50 máy bay. Sự kiện mở màn tại cảng hải quân Szczecin của Ba Lan và dự kiến sẽ kéo dài đến hết ngày 16/6 tới. 

BALTOPS được khởi xướng vào năm 1972 như một cuộc tập trận của NATO. Trong năm 1973, các nước thuộc khối Đông Âu trước đây đã tham gia cuộc tập trận này nhằm thể hiện nỗ lực gia nhập khối quân sự trên. (TTXVN)

 

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 01-06-20172

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 01-06-2017

    Đối thoại Shangri-La: Hồi hộp chờ Mỹ công bố chính sách; Trực thăng Philippines bắn nhầm, giết 11 quân nhân; Ông Trump ‘khẩu chiến’ với bà Merkel

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 01-06-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 01-06-2017

    Yemen 'sụp đổ toàn diện' với 7 triệu người sắp chết đói; Trung Quốc phát triển vũ khí chặn tên lửa ‘siêu nhanh’; Căng thẳng leo thang, Nga trục xuất 5 nhà ngoại giao Moldova; Trung Quốc tiến hành cải tổ các đơn vị trong tập đoàn quân mới

Bài cùng chuyên mục