Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý sáng 24-09-2017
- Cập nhật : 24/09/2017
Nga mở đường hay ngầm đe dọa Mỹ?
Dù nhiều lần bị Mỹ cự tuyệt nhưng chính quyền Tổng thống Putin một lần nữa mở lối, kêu gọi Hoa Kỳ phối hợp hành động ở Syria.
Hãng thông tấn TASS ngày 22/9 dẫn lời ông Sergey Lavrov, Ngoại trưởng Nga kêu gọi Hoa Kỳ phối hợp hành động để tiến hành cuộc tấn công cuối cùng tiêu diệt phiến quân khủng bố ở Syria.
“Chúng ta có cái gọi là giảm xung đột, nhưng điều này dường như không đủ khi chống khủng bố, khi chúng ta đang tiêu diệt phần tử khủng bố ở Raqqa và Deir Ezzor”, ông Lavrov nhấn mạnh.Để thực hiện đòn tiêu diệt cuối cùng đối với bọn khủng bố, theo ông Lavrov không chỉ cần giảm xung đột mà cần sự phối hợp hành động giữa Nga và Mỹ ở Syria.
“Tuy nhiên, quân đội Mỹ bị cấm không được phối hợp”, ông Lavrov nói thêm.
Đáng chú ý, phát biểu trước báo chí sau cuộc họp cấp cao tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ông Lavrov cho rằng, quan hệ giữa Nga và Mỹ hiện nay không phải là vấn đề mâu thuẫn, mà là do di sản từ thời chính quyền Obama để lại.
“Thật là tồi tệ khi tiềm năng rộng lớn trong quan hệ song phương của chúng ta đã bị phá huỷ do những rắc rối này và những vấn đề toàn cầu đang phải chịu đựng vì Nga và Mỹ không thể phối hợp được” ông Lavrov nêu quan điểm.
Tuyên bố trên của Ngoại trưởng Lavrov một lần nữa cho thấy tinh thần cầu thị và mong muốn hợp tác cùng Mỹ nhằm giải quyết những vấn đề căng thẳng tại Syria.
Hồi cuối tháng 8 vừa qua, khi trả lời báo chí về tình hình Syria, ông Lavrov đã không ngần ngại đề cập đến phản ứng của Mỹ trước những hành động quân sự tại quốc gia Trung Đông này.
"Hợp tác giữa Moskva và Washington có tác động rất lớn tới tình hình hỗn loạn ở Syria. Chúng tôi là những người thực tế, và hiểu rằng, ở đây không có chỗ cho sự oán hận, và xúc phạm uy tín của nhau", ông Lavrov nhấn mạnh.
Tuy nhiên, trái với những kỳ vọng từ điện Kremlin, thời gian qua, Washington đã không ít lần từ chối, thậm chí tỏ thái độ dửng dưng xung quanh việc hợp tác này. Điều này cũng có thể giải thích được bởi cùng với những lời gọi, Nga cũng kêu gọi Mỹ đừng hành xử quá đà.
Cụ thể, ngay sau tuyên bố mới đây, Ngoại trưởng Nga cũng tiết lộ, Moskva đã thông báo cho phía Mỹ rằng bất kỳ nỗ lực nào cản trở hoạt động chống khủng bố ở Syria đều sẽ bị đáp trả.
“Chúng tôi đã gửi một thông điệp rõ ràng rằng nếu có những nỗ lực nhằm làm phức tạp việc chấm dứt hoạt động chống khủng bố từ những khu vực gần với bạn bè của Mỹ, điều này sẽ không bị bỏ qua mà không có sự đáp trả”, ông Lavrov cảnh báo.Ngoại trưởng Nga tái khẳng định, Moskva muốn đối thoại để giải quyết vấn đề Syria, chống khủng bố, nối lại cuộc đối thoại cũng như vạch ra các bước tiếp theo cho tất cả các vấn đề này.
Trước đó, chính quyền Tổng thống Putin đã nhiều lần đưa ra lời đề nghị Hoa Kỳ cùng hợp tác với Nga để cùng chung tay tiêu diệt phiến quân khủng bố.
“Về cơ bản, chúng tôi sẵn sàng xem xét tất cả các đề xuất khác liên quan đến Syria. Chúng tôi hy vọng Tổng thống Mỹ Donald Trump thực sự quan tâm đến hợp tác song phương nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Syria”, ông Lavrov từng khẳng định trước báo chí.
Hồi tháng 1/2017, ông Nikolai Patrushev, Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Rossiyskaya Gazeta cũng khẳng định, Moskva hy vọng tiến hành đối thoại mang tính xây dựng với Mỹ về cuộc chiến chống khủng bố quốc tế trong năm 2017.
Theo ông Patrushev, các biện pháp của chính quyền sắp mãn nhiệm của tổng thống Obama duy trì thời gian qua đã hủy hoại quan hệ hợp tác với Nga trong cuộc chiến chống khủng bố.(Baodatviet)
--------------------
Indonesia nâng cảnh báo về núi lửa ở Bali lên mức cao nhất
Tối 22/9, Trung tâm Giảm nhẹ Thiên tai và Khí tượng học Indonesia (PVMBG) đã nâng cảnh báo nguy hiểm do núi lửa Agung tại hòn đảo du lịch nổi tiếng Bali lên cấp độ 4 - mức cảnh báo cao nhất.
Núi Agung trên đảo Bali nhả khói và phun tro bụi ngày 21/9. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, nhà chức trách nước này cho biết cảnh báo trên được đưa ra trên cơ sở theo dõi quy luật hoạt động gần đây của núi lửa Agung với mức độ phun trào cao hơn và sự gia tăng bất thường của các cơn rung chấn.
Với tình trạng cảnh báo mới, khu vực cảnh báo nguy hiểm được mở rộng từ bán kính 6 km lên 12 km về phía Bắc, Đông Bắc, Đông Nam và Tây Nam. Từ sáng 23/9, toàn bộ dân cư trong khu vực này phải sơ tán. Các hoạt động du lịch hay hoạt động công cộng tại đây cũng bị hủy bỏ.
Người đứng đầu Trung tâm dữ liệu thông tin và quan hệ công chúng của Cơ quan giảm nhẹ thiên tai quốc gia (BNPB) Sutopo Purwo Nugroho cho biết một trung tâm chỉ huy cấp quốc gia sẽ sớm được thành lập để điều hành các hoạt động đối phó với những rủi ro do hoạt động của núi lửa. Các thiết bị và dụng cụ trợ giúp cũng sẽ sớm được chuyển đến các trung tâm sơ tán. Các bộ, ngành liên quan và các văn phòng sẽ xúc tiến triển khai các hoạt động phối hợp.
Người dân sơ tán do hoạt động của núi lửa ở đảo Bali ngày 22/9. AFP/TTXVN
Tuy nhiên, các quan chức cũng kêu gọi người dân giữ bình tĩnh và không bị kích động bởi những tin đồn thất thiệt, tuân thủ các hướng dẫn và điều hành của cơ quan chức năng để tránh những thiệt hại do núi lửa gây ra.
Tính đến nay đã có gần 10.000 người được sơ tán tại 50 địa điểm ở 3 quận do các hoạt động ngày càng tăng của núi lửa Agung trong những ngày qua.(Baotintuc)
-------------------------------
Chiến hạm Mỹ mất khả năng tàng hình trên Biển Đông
Hải quân Mỹ vừa có quy định bắt buộc có thể khiến toàn bộ chiến hạm nước này mất khả năng tàng hình khi di chuyển trên Biển Đông.
Trang USNI dẫn tuyên bố của người đứng đầu Hải quân Mỹ Richard V. Spencer và Tham mưu trưởng hải quân Mỹ John Richardson hôm 20/9 cho biết, để tránh xảy ra những vụ va chạm đáng tiếc, toàn bộ chiến hạm Mỹ làm nhiệm vụ trên Biển Đông phải bật hệ thống nhận dạng tự động (AIS).
USNI cho biết, AIS là hệ thống định vị toàn cầu, cho phép tàu biển định vị và nhận dạng các tàu khác ở khu vực xung quanh. AIS sẽ liên tục cập nhật thông tin về vị trí, tốc độ và hướng di chuyển qua bộ phát tần số VHF theo giãn cách hai đến 10 giây.
Dữ liệu này được chia sẻ miễn phí khắp thế giới và trên mạng Internet. Hệ thống AIS giúp hạn chế va chạm, hỗ trợ hoạt động tìm kiếm cứu nạn và theo dõi các đoàn tàu đánh cá. Quy định bắt buộc này được đưa ra sau hai xảy ra 2 vụ đâm va đáng tiếc với chiến hạm tàng hình USS Fitzgerald và USS John S. McCain hồi tháng 6 và 8 khiến 17 thủy thủ Mỹ thiệt mạng.
Trước quy định mới của Hải quân Mỹ, tờ Washington Free Beacon cho rằng chiến hạm nước này sẽ mất đi tính năng tàng hình hình khi làm nhiệm vụ trên Biển Đông và đối thủ Trung Quốc không khó khăn để phát hiện và có thể gây bất lợi cho tàu Mỹ khiến những chiến hạm này không kịp phản ứng.
Đây rõ ràng là một nguy cơ mới với Mỹ bởi theo tờ Washington Free Beacon, trong khi Mỹ chưa có cách nào đối phó với nguy cơ những vệ tinh hoạt động tại khu vực Biển Đông có thể bị bắn hạ do Nga tuyên bố sẽ công khai vị trí của vệ tinh quân sự Mỹ dưới dạng cơ sở dữ liệu mở và miễn phí.
Theo nguồn tin này, dữ liệu riêng của Nga về các vật thể cận Trái đất (NEO), bao gồm vệ tinh quân sự được công khai. Hệ thống dữ liệu mới có thể sớm lên mạng do Nga sở hữu đủ loại kính viễn vọng, radar và đài quan sát, đủ sức phát hiện những vật thể nhân tạo xoay quanh Trái đất.
Theo ông Igor Molotov, nhà nghiên cứu kỳ cựu của Viện hàn lâm khoa học Nga: "Mạng lưới của chúng tôi liệt kê dữ liệu nhiều hơn 40% so với thông tin mà mọi người có thể tìm thấy trong các cơ sở dữ liệu của Mỹ".
Và nếu tuyên bố này được Nga thực hiện, Mỹ có thêm lý do để lo lắng về số phận những vệ tinh quân sự nước này đang sở hữu bởi trước đó, Mỹ đã từng đưa ra cảnh báo rằng Trung Quốc đang tìm cách bắn hạ vệ tinh quân sự Mỹ bằng tên lửa và có thể cả vũ khí laser.
Tướng John Hyten, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian của Không quân Mỹ cho biết: "Đối thủ đang phát triển dạng động năng có hướng cùng những công cụ không gian để ngăn chặn, làm suy yếu và phá hủy khả năng phòng thủ không gian của chúng ta".
Ông Hyten cho rằng, đối thủ gồm Nga và Trung Quốc biết Mỹ phụ thuộc vào không gian và hiểu lợi thế cạnh tranh mà Mỹ có được từ không gian. Các vệ tinh của Hệ thống Định vị Toàn cầu Mỹ dễ dàng bị tấn công hoặc gây nhiễu. Ông cảnh báo hiện tại nước này cần cảnh giác hơn bao giờ hết.
Trung tướng David Buck, Giám đốc điều hành của Bộ Tư lệnh Không gian, đồng tình với ý kiến của tướng Hyten khi cho rằng Trung Quốc và Nga đang là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh không gian vũ trụ Mỹ.
"Trung Quốc đang phát triển hàng loạt kỹ thuật phản không, gồm thiết bị sử dụng động năng có hướng, công nghệ có khả năng vô hiệu hóa hoặc phá hủy vệ tinh, làm nhiễu thông tin liên lạc đặt trên Trái đất và laser có thể làm suy yếu hoặc vô hiệu hóa vệ tinh", ông Buck nói.
Ngoài ra, theo Giám đốc điều hành của Bộ Tư lệnh Không gian, Trung Quốc tiếp tục hiện đại hóa chương trình không gian để hỗ trợ việc theo dõi gần như tức thời các đối tượng, điều khiển quá trình triển khai lực lượng cùng khả năng tấn công tầm xa một cách chính xác.
Và như vậy, trong khi nguy cơ bị bắn hạ vệ tinh chưa có cách giải quyết thì việc chiến hạm tàng hình lộ mật trước đối thủ trên Biển Đông khiến Hải quân Mỹ phải đối diện với hàng loạt thách thức mới trên vùng biển được coi là điểm nóng của thế giới.(Baodatviet)