Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý 24-09-2017
- Cập nhật : 24/09/2017
Tổng thống Erdogan nói chuyện mua S-400: Lời gửi gắm Mỹ
Mua S-400 của "người bạn" Nga, đồng minh NATO của Mỹ muốn "bớt thù".
Bloomberg mới đây đăng tải bài phỏng vấn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan về quyết định mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.
Theo đó, phóng viên Bloomberg gợi ý rằng, quyết định mua hệ thống S-400 của Nga là một quyết định cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng xích lại gần Nga.
Hướng đi này có phải xuất phát từ việc Moscow đang điều chỉnh tình hình trong khu vực nhanh hơn nhiều so với Mỹ hay không.
Tổng thống Erdogan trả lời: "Tôi sẽ nói thế này. Trước hết, mục đích chính sách của chúng tôi là thêm bạn, bớt thù. Chúng tôi đang thực hiện điều này, và chúng tôi đã có mối quan hệ xấu với Nga, nhưng trong một thời gian ngắn, chúng tôi đã giải quyết được vấn đề này…".
"Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng hành động để cả hai bên đều có lợi và tuân theo cách ứng xử này" - ông Erdogan nhấn mạnh.
Không chỉ gọi là "bạn" thay vì sự thù địch như các thành viên NATO khác đối với Nga, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết sẽ đưa quân đến Syria để cùng Nga xóa sổ khủng bố.
“Theo thỏa thuận, người Nga đang duy trì an ninh bên ngoài Idlib còn Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giữ an ninh bên trong Idlib. Công việc này không phải dễ…Cùng với ông Putin, chúng tôi sẽ thảo luận thêm các bước cần được tiến hành để xóa sổ các phần tử khủng bố và khôi phục lại hòa bình”, Tổng thống Erdogan nói rõ.
Hôm 15/9, Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã ra thông cáo công bố việc thành lập những vùng giảm căng thẳng ở Syria, gồm: Idlib; các khu liền kề của Latakia, Aleppo và Hama; một số vùng phía bắc của tỉnh Homs thuộc miền trung; Đông Ghouta; và một số khu miền nam nước này.
Ông Erdogan nói: "Sự hợp tác này sẽ tiếp tục cho đến khi hòa bình được thiết lập. Khi điều này xảy ra, những người bạn Syria khác của chúng tôi đang ở trong lãnh thổ của chúng tôi cũng sẽ trở về nhà, giống như một trăm ngàn người Syria đã trở về đất mẹ của họ".
Thổ Nhĩ Kỳ đã có nhiều bước xích tới gần Nga hơn khi chia sẻ về việc không chấp nhận hình thức trừng phạt kinh tế mà châu Âu áp đặt với Nga của EU và Mỹ.
"Thổ Nhĩ Kỳ chịu thiệt hại rất nhiều vì trừng phạt trong quá khứ. Các biện pháp trừng phạt trong quan hệ của các nước láng giềng và các đối tác của chúng tôi (Nga) gây thiệt hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế của chúng tôi.
Đó là lý do tại sao khi nghe nói về biện pháp trừng phạt, chúng tôi không chấp nhận điều đó" - Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói.
"Chúng tôi không tham gia vào lệnh trừng phạt chống lại Nga và mà coi trọng hợp tác chính trị" - Ngoại trưởng Cavusoglu cho biết.
Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua S-400 của Nga, đã bị Thượng nghị sĩ cấp cao của đảng Dân chủ, người đứng đầu trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, ông Ben Cardin chỉ trích.
Rõ ràng Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO, là đồng minh của Mỹ, vậy tại sao họ lại quyết định “đoàn kết” với Moscow bất chấp sự phản đối của Mỹ và các nước trong khu vực? Ông Cardin cũng đưa ra câu hỏi vị trí của chính quyền Mỹ, vũ khí Mỹ ở đâu? Tại sao để thành viên trong NATO ký hợp đồng này với Nga?
Câu trả lời của Thổ Nhĩ Kỳ với tờ báo Bloomberg chính là những phản ứng của Ankara đối với nước Mỹ và phương Tây về việc cải thiện quan hệ với Nga.
Trong khi phương Tây chỉ trích đồng minh trong khối liên minh quân sự của họ, lại từ chối cho Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập vào Liên minh châu Âu thì sự đổi hướng của Ankara sang Nga hoàn toàn là điều dễ hiểu.(Baodatviet)
----------------------------
Iran trình làng tên lửa đạn đạo gắn nhiều đầu đạn, tầm bắn 2.000km
Iran vừa trình làng một tên lửa đạn đạo mới có khả năng gắn nhiều đầu đạn cùng lúc và tầm bắn lên tới 2.000km, hãng Tasnim News đưa tin ngày 22/9.
Chương trình hạt nhân và tên lửa của Iran từ lâu đã bị các nước chỉ trích như một mối đe dọa. Ngày 14/7/2015, Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Mỹ và Đức gọi chung là Nhóm P5+1, đã ký kết thỏa thuận Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) với Iran về chương trình hạt nhân của nước này.
Thỏa thuận này quy định việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt chống Iran đổi lại Iran phải đảm bảo rằng chương trình hạt nhân của nước này giữ được bản chất hòa bình.
Ngày 29/7/2017, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn một dự luật trừng phạt mới nhằm vào 18 cá nhân và thực thể của Tehran liên quan tới chương trình tên lửa và vấn đề nhân quyền tại quốc gia này. Động thái này đã bị giới chức Iran lên án, đồng thời cho rằng dự luật của Mỹ vi phạm điều khoản của JCPOA.
Iran cũng cam kết sẽ áp đặt các biện pháp trả đũa nhằm vào những cá nhân và thực thể Mỹ.
Trong một tuyên bố cứng rắn thể hiện rõ lập trường của Iran, Tổng thống Hassan Rouhani khẳng định quốc gia vùng Vịnh này sẽ tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự, cụ thể trong lĩnh vực phát triển tên lửa đạn đạo.(Baotintuc)
-----------------------------
UAV tấn công hạng nặng Trung Quốc mang được 100kg vũ khí
Dù được Trung Quốc tuyên bố là UAV tấn công hạng nặng và mang được 8 quả tên lửa nhưng tải trọng vũ khí mang theo của TB001 chỉ trên 100kg.
Tại Triển lãm Expo tổ chức ở Nam Ninh, Quảng Tây, loại máy bay không người lái (UAV) TB001 đã được nhà sản xuất Trung Quốc giới thiệu. Cùng với máy bay, Trung Quốc còn công bố trang bị hạng nặng cho dòng UAV này.
Theo hình ảnh được công bố cho thấy, chiếc TB001 có thể mang được nhiều vũ khí khác nhau trên 8 móc treo dưới bụng của máy bay.
Nhà sản xuất tiết lộ, TB001 xứng đáng là dòng UAV tấn công hạng nặng khi nó có chiều dài xấp xỉ 10 mét, được trang bị hai động cơ cánh quạt cho phép nó có thể hoạt động liên tục trong vòng 35 tiếng đồng hồ hoặc 6000km.
Tuy nhiên, dù được giới thiệu có chiều dài gần 10 mét và mang được tới 8 quả tên lửa nhưng tải trọng vũ khí mang theo của TB001 chỉ không quá 100 kg, trong khi mỗi quả tên lửa mang theo được giới thiệu nhẹ nhất cũng trên 50 kg.
Không chỉ nói quá về sức mạnh, các dòng UAV tấn công do Trung Quốc sản xuất cũng bị cho là kém chất lượng. Theo Pakistan Observer ngày 20/6, một chiếc UAV chiến đấu Wing Loong (do Trung Quốc chế tạo) của Pakistan đã bất ngờ rơi ngay khi cất cánh.
Vụ tai nạn của chiếc UAV Wing Loong xảy ra tại căn cứ không quân ở Headpaka, tỉnh Mianwali khoảng 6 km. Không ai dưới mặt đất bị thương vì tai nạn. Được biết, đây là lần đầu tiên hình ảnh về loại UAV này được Pakistan công bố, bởi trước đây Islamabad đã giữ kín về thương vụ mua UAV vũ trang Wing Loong từ Trung Quốc.
Lâu nay chất lượng của UAV do Trung Quốc sản xuất không được đánh giá cao nhưng Trung Quốc vẫn xuất khẩu được UAV Wing Loong sang một loạt nước, trong đó có cả đồng minh của Mỹ.
Điều lạ lùng này được Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) lý giải, sự thành công của Trung Quốc có sự "đóng góp" rất lớn của Mỹ - đối thủ nặng ký của Trung Quốc trên lĩnh vực xuất khẩu UAV.
Theo SIPRI, Trung Quốc có thể bán cho bất kỳ khách hàng nào có nhu cầu và đủ khả năng chi trả, trong khi đó, Mỹ chỉ xuất khẩu UAV vũ trang cho Anh, Nhật và một số đồng minh thân cận do nước này cân nhắc nhiều yếu tố như nhân quyền và cán cân quyền lực khu vực nếu bán hay cung cấp UAV cho khách hàng.
Căn cứ vào thông tin được truyền thông Trung Quốc đăng tải, SIPRI cho biết, Trung Quốc đã bán được 5 UAV cho Nigeria vào năm 2014, và Nigeria đã dùng UAV giá rẻ này để chống lại nhóm Hồi giáo vũ trang Boko Haram. Cũng trong năm 2014, Ả Rập Saudi đã ký hợp đồng lớn để mua UAV Wing Loong do Trung Quốc sản xuất.
Việc xuất khẩu vũ khí hiện vẫn được Trung Quốc bảo mật, nhưng theo hãng Reuters, Bắc Kinh được cho đã bán nhiều loại UAV quân sự cho ít nhất 9 quốc gia, trong đó có Pakistan, Ai Cập (đồng minh của Mỹ) và Nigeria.
Ngoài ra, theo số liệu được Forecast International công bố hồi cuối năm 2015, hiện nay, UAV Wing Loong của Avic được bán với giá 1 triệu USD/chiếc, trong khi sản phẩm tương đương là chiếc MQ-9 Reaper do Mỹ sản xuất có giá đến 30 triệu USD.
Dù tính năng của Wing Loong được Trung Quốc đánh giá tương đương với UAV MQ-9 Reaper do Mỹ sản xuất, tuy nhiên giá thành của Wing Loong chỉ bằng 1/30 UAV này của Mỹ. Pakistan Observer cho biết thêm, giá thành thường đi đôi với chất lượng và Pakistan bắt đầu nếm trái đắng do mua UAV siêu rẻ này.(Baodatviet)
------------------