Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý tối 23-09-2017

  • Cập nhật : 23/09/2017

Su-57 tấn công mục tiêu mặt đất từ không gian

Theo Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga, với công nghệ tối tân, tiêm kích tàng hình Su-57 có thể thực hiện đòn đánh mặt đất từ không gian.

Nguồn tin cho biết, Su-57 là dòng chiến đấu cơ tàng hình được thiết kế với 1 ghế ngồi, máy bay có nhiệm vụ giành thế thượng phong khi tấn công, sử dụng trang bị hệ thống điện tử hiện đại và radar phân mảng chủ động, trong khi vật liệu tổng hợp giúp giảm trọng lượng máy bay xuống 25%.

Đại diện của Không quân vũ trụ Nga cho biết, xét về lý thuyết, Su-57 là dòng chiến đấu cơ duy nhất trên thế giới đủ năng lực thực hiện đòn tần công khi bay ở độ cao cận không gian. Tuy nhiên, vị đại diện này không cho biết gì thêm.

tiem kich su-57.

Tiêm kích Su-57.

Cùng với đòn đánh không tưởng từ không gian, Liên hiệp tập đoàn "Trang bị tên lửa chiến thuật" đã chế tạo vũ khí mới dành cho Su-57 giúp chiến đấu cơ này có thể đánh chặn những mục tiệu bay với tốc độ siêu thanh. Dù không nói rõ vũ khí thế hệ mới nào dành cho máy bay thế hệ 5 nhưng theo nguồn tin quân sự Nga, vũ khí đặc biệt được nói đến chính là tên lửa RVV-BD.

Nguồn tin cho biết, đã gần 40 năm qua R-33 chỉ được sử dụng duy nhất trên máy bay tiêm kích - đánh chặn MiG-31. Tuy nhiên, biến thể mới của nó, được định danh là RVV-BD sẽ được sử dụng trên tiêm kích tàng hình Su-57.

Tầm bắn của RVV-DB lên tới 200 km và có thể khai hỏa hỏa ở độ cao rất lớn so với nguyên mẫu vốn có phạm vi hoạt động là 120 km.

Cùng với các tên lửa mới được giới thiệu trước đó, hãng GosMKB Vympel thuộc Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV - Nga) đã đổi mới cả dòng sản phẩm vũ khí có điều khiển dùng cho tiêm kích thế hệ 5 Su-57 khi không chiến, từ đánh cận chiến cơ động cho đến đánh tầm xa ngoài tầm nhìn.

RVV-BD cho phép Su-57 tấn công các mục tiêu bay quan trọng, kể cả máy bay siêu thanh mà không phải bay vào khu vực sát thương của phòng không đối phương, cũng như có lợi thế trong các tình huống không chiến.

Để có được tầm hoạt động lên tới 200km, tên lửa RVV-BD được thiết kế với động cơ đẩy 2 tầng nhiên liệu rắn. Tên lửa điều khiển bằng phương pháp quán tính trong giai đoạn đầu và sử dụng radar bán chủ động với góc quét có khả năng chống nhiễu tốt để tấn công mục tiêu trong giai đoạn cuối.

Dù không tiết lộ cụ thể nhưng theo nhà sản xuất GosMKB Vympel, một khi dùng tên lửa RVV-BD, không cần đến chiến đấu cơ Su-57, những máy bay thế hệ 4++ của Nga cũng có thể dễ dàng bắn hạ mục tiêu kiểu như SR-71 Blackbird.

Được biết, nguyên mẫu của RVV-BD là R-33 có tính năng tương tự như tên lửa AIM-54 Phoenix của Mỹ (đã được quân đội Mỹ cho nghỉ hưu năm 2004). Tên lửa của Mỹ đi vào phục vụ vào năm 1974 còn R-33 phục vụ từ năm 1981.

Phoenix có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 200 km, được thiết kế để sử dụng duy nhất trên máy bay chiến đấu F-14, với hệ thống kiểm soát bắn và một radar mạnh, máy bay F-14 có thể theo dõi 24 mục tiêu cùng một lúc và phóng đồng thời 6 tên lửa để tiêu diệt một trong nhiều mục tiêu.

AIM-54 Phoenix nặng khoảng 500 kg, di chuyển với tốc độ 1.300 m/giây và có một đầu đạn trọng lượng 61,4 kg. Theo một số nguồn (thông tin chưa được xác nhận), Iran từng dùng tên lửa Phoenix để bắn hạ máy bay Iraq trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq trong giai đoạn 1980-1988.(Baodatviet)
--------------------

Trung - Nga thách thức Mỹ

Trung Quốc và Nga đã thách thức vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ thông qua những bài phát biểu chỉ trích chính sách của Washington tại phiên họp Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Chẳng hạn đối với vấn đề Triều Tiên, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh đàm phán vẫn là giải pháp duy nhất trong lúc cảnh báo các nước láng giềng không theo đuổi vũ khí hạt nhân. Đây được xem là động thái bác bỏ lời đe dọa "hủy diệt hoàn toàn" Triều Tiên mà Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước đó 2 ngày.

nga va trung quoc tap tran hai quan o vung bien okhotsk anh: news agency of nigeria

Nga và Trung Quốc tập trận hải quân ở vùng biển Okhotsk Ảnh: News Agency of Nigeria

 

Cùng quan điểm với Bắc Kinh, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cũng gián tiếp chỉ trích Mỹ khi cho rằng phản ứng thái quá về mặt quân sự đối với các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên sẽ dẫn đến "thảm họa". Ông Lavrov nhấn mạnh chỉ có giải pháp chính trị và ngoại giao cho vấn đề hạt nhân Triều Tiên, đồng thời kêu gọi ủng hộ đề xuất chung của Nga và Trung Quốc - đóng băng cùng lúc các vụ thử hạt nhân, tên lửa của Bình Nhưỡng và các cuộc tập trận giữa Hàn Quốc và Mỹ.

Hai bộ trưởng ngoại giao Nga và Trung Quốc còn tận dụng cơ hội này để lập luận rằng sự toàn cầu hóa, công nghệ và các thị trường mới nổi đang đẩy Mỹ ra khỏi vị trí siêu cường. "Quá trình tạo ra một trật tự thế giới đa tâm là xu hướng khách quan. Đây là điều ai cũng phải thích ứng, trong đó có cả những ai từng khống chế người khác" - ông Lavrov khẳng định. Tỏ ra ngoại giao hơn đôi chút, ông Vương cho rằng "chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên hướng tới thế giới đa cực".

Nga và Trung Quốc không chỉ dùng lời nói. Trong lúc ông Donald Trump leo thang công kích Triều Tiên, tàu chiến Nga - Trung đã tập trận chung ở biển Okhotsk, phía Bắc Nhật Bản trong tuần này.

Trang Daily Beast nhận định Bắc Kinh và Moscow, được xem là sở hữu các hạm đội mạnh thứ 2 và 3 trên thế giới sau Washington, đang xây dựng "một bức tường" trên biển với hy vọng kiềm chế hạm đội Mỹ trong trường hợp ông Donald Trump đẩy Mỹ vào cuộc chiến với Triều Tiên. Tại diễn đàn Kinh tế Phương Đông ở TP Vladivostok hôm 6-9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết: "Hơn bao giờ hết, các bên cần bình tĩnh và tránh những bước đi làm leo thang căng thẳng".(NLĐ)
---------------------------

Tàu ngầm Nga phóng tên lửa hành trình vào Syria

Nga ngày 22-9 phóng một số tên lửa hành trình Kalibr từ tàu ngầm Veliky Novgorod ở Địa Trung Hải vào các mục tiêu của một phiến quân liên quan Al-Qaeda ở tỉnh Idlib (tây bắc Syria), Reuters dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga.

Các tên lửa hành trình Kalibr được phóng từ khoảng cách 300km, phá hủy một số trung tâm chỉ huy và một căn cứ huấn luyện của phiến quân. Khu vực này là nơi nhóm phiến quân Ủy ban Giải phóng Levant đóng quân.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, số phần tử này đã cố đặt bẫy và bao vây một cảnh sát quân sự Nga tại tỉnh Hama (tây bắc Syria) hồi đầu tuần.

Tên lửa hành trình được phóng từ tàu ngầm Nga. Ảnh: TASS
Tên lửa hành trình được phóng từ tàu ngầm Nga. Ảnh: TASS

Sự việc xảy ra ngày 19-9, một nhóm 29 cảnh sát quân sự Nga bị một nhóm phần tử phiến quân này bao vây trong vài giờ, và Nga phải triển khai một chiến dịch không kích đặc biệt để mở vòng vây. 3 binh sĩ Nga bị thương. Ngày 20-9, Nga lên tiếng cáo buộc Mỹ chỉ điểm để IS thực hiện vụ bao vây này nhằm ngăn đà thắng thế của lực lượng Nga, Iran và chính phủ Syria trước IS tại tỉnh Deir al-Zour nhiều dầu mỏ.

Nga trước đây từng bắn tên lửa hành trình từ Địa Trung Hải nhắm vào các vị trí của IS ở tỉnh Deir al-Zour (đông Syria), tuy nhiên nhắm vào tỉnh Idlib thì rất hiếm.(PLO)
-----------------------

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 23-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 23-09-2017

    Chiến hạm Gepard Việt Nam sẽ dùng vũ khí trong nước; Đại tướng Hàn Quốc bị bắt vì cáo buộc nhận hối lộ; Iran quyết chạy đua tăng sức mạnh tên lửa

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 23-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 23-09-2017

    Iskander-M lột xác sau tập trận: Phương Tây choáng váng?; Mỹ – Ấn – Nhật bắt tay, Trung Quốc có đủ lý do để lo lắng; Hàng ngàn người biểu tình phản đối tổng thống Philippines

Bài cùng chuyên mục