Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 24-09-2017

  • Cập nhật : 24/09/2017

Mỹ cấp vũ khí sát thương cho Ukraine: Nga thề hành động

Nga cảnh báo tình hình trầm trọng hơn và sẽ hành động nếu Mỹ thực sự cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine.

Bộ Ngoại giao Nga ngày 21/9 tuyên bố, đang cân nhắc các động thái đối phó trong trường hợp Mỹ cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine.

"Nga đang cân nhắc các động thái tiếp theo để đối phó trong trường hợp Mỹ cấp vũ khí sát thương cho Ukraine" - TASS dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói.

nga se hanh dong neu my cung cap vu khi sat thuong cho ukraine.

Nga sẽ hành động nếu Mỹ cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine.

Về vấn đề này, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cảnh báo về khả năng Mỹ cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, sẽ khiến cuộc xung đột ở miền đông nước này bùng phát trở lại.

"Chúng tôi không can thiệp vào chuyện Mỹ muốn bán vũ khí cho ai, nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng, nếu Mỹ cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, đưa vũ khí vào khu vực xung đột, thì không những không giúp gìn giữ được hòa bình, mà chỉ khiến tình hình thêm trầm trọng hơn" - ông Putin nói.

Về việc Mỹ cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, đại biểu Duma quốc gia Dmitry Belik từ Sevastopol cũng cho rằng, vũ khí Mỹ hứa cung cấp cho Ukraine không chỉ dành cho mục đích quốc phòng, mà còn để tiến hành các hoạt động theo dõi và giám sát Hạm đội Biển Đen của Nga trong khu vực Biển Azov - Biển Đen.

"Toàn bộ nguồn lực quốc phòng Mỹ không phải là mối đe dọa quân sự, nhưng cho phép tiến hành các hoạt động tình báo chống tàu chiến và hàng không hải quân của Nga.

Ukraine trong tình huống này đóng vai trò như chiếc ống nhòm, thông qua đó người Mỹ có kế hoạch xem xét hoạt động của các tàu Hạm đội Biển Đen, các chuyến bay hàng không hàng hải và dân dụng, cũng như vận chuyển đường thủy", ông Belik nói.

Ông Belik nhấn mạnh rằng, Ukraine sẽ không nhận được vũ khí sát thương thực sự.

"Tôi nghĩ rằng Mỹ có kế hoạch sử dụng Ukraine cho việc tổ chức theo dõi lực lượng Nga tại Crimea suốt ngày đêm, trong mọi thời tiết", ông Belik cho biết.

my cap vu khi sat thuong cho ukraine co the chi la "hu chieu"

Mỹ cấp vũ khí sát thương cho Ukraine có thể chỉ là "hư chiêu"

Còn đại biểu Hội đồng nhân dân nước Cộng hòa Donetsk tự xưng, bà Marina Zheynova cho rằng, ban lãnh đạo Mỹ được lợi khi duy trì tình trạng bất ổn ở biên giới Ukraine với Nga. Điều đó khiến khả năng cấp vũ khí sát thương nằm ngoài khả năng Mỹ thực hiện trong thời gian tới.

"Lãnh đạo Mỹ có lợi khi duy trì sự bất ổn lâu dài trên biên giới Ukraine và Nga. Chế độ ở Ukraine chấp nhận bất kỳ mọi ban phát từ Mỹ và mong đợi các đợt tiếp theo, điều mà các thế hệ tương lai của Ukraine phải gánh chịu", bà Zheynova tuyên bố.

Năm 2015 do giảm căng thẳng tại biên giới Donbass và rút các loại vũ khí, Quốc hội Mỹ đã thông qua một nghị quyết ủy quyền cho tổng thống cung cấp "vũ khí sát thương phòng thủ cho Ukraine".

Cho đến nay, điều này mới chỉ được Mỹ đặt trong sự cân nhắc, xem xét chứ chưa có dấu hiệu sẽ được tiến hành thực sự.

Giám đốc Trung tâm Dự báo quân sự Anatoly Tsyganok là tác giả của các cuốn sách xuất bản gần đây "Donbass - Cuộc chiến dang dở. Nội chiến tại Ukraine (2014-2016) ….", trong đó ngoài một số các vấn đề, ông có phân tích về nguồn gốc vũ khí cung cấp cho các bên tham chiến.

Ông cho biết: tuyên bố kiểu này - không có gì hơn một cách chơi chữ. Theo ông, việc phân loại vũ khi trong một phần tư thế kỷ trước đây, khi phân chia vũ khí ra làm hai loại: gây sát thương và không gây sát thương, đã không còn phù hợp với thực tế hiện đại.

Ví dụ, các thiết bị được trang bị cho các tay súng bắn tỉa làm vũ khí hạng nhẹ thông thường nguy hiểm và gây sát thương hơn nhiều lần so với hình thức ban đầu của nó, nhưng bản thân nó lại được coi là không gây chết người.

Ông Tsyganok nhấn mạnh: "Trong số các điều kiện phát triển cuộc xung đột Ukraine, không có nghi ngờ rằng có một phần đáng kể tên lửa điều khiển chống tăng (ATGM) Javelin đang nằm trong tay của lực lượng dân quân, và các vũ khí gây chết người do Mỹ cung cấp sẽ ngắm bắn về cả hai phía".

Theo tính toán của nhà phân tích quân sự, ít nhất một phần ba số vũ khí mà quân đội Donetsk và Lugansk sở hữu là được nhận từ Ukraine. Vấn đề là ở chỗ nó đã được nhận, nhưng không bị bắt buộc tham gia trong quá trình hoạt động quân sự: các đầu sỏ chính trị Ukraine đang bán vũ khí và bán chúng cho cả hai bên tham chiến, kiếm món hời ngay trong chiến tranh.

Khoảng từng ấy số lượng vũ khí, bao gồm cả xe tăng, đã được các chiến binh lấy từ nhiều kho vũ khí quân đội trong khu vực và phục hồi chúng, ông Anatoly Tsyganok khẳng định.(Baodatviet)
---------------------------

7 nước trong Hội đồng bảo an LHQ yêu cầu họp về Myanmar

Pháp, Anh, Mỹ và 4 nước khác yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp tuần tới để thảo luận về tình trạng bạo lực đang xảy ra tại Myanmar.

 

mot em be nguoi rohingya khoc trong dong nguoi xep hang cho cuu tro tai trai ti nan o cox's bazar, bangladesh - anh: reuters

Một em bé người Rohingya khóc trong dòng người xếp hàng chờ cứu trợ tại trại tị nạn ở Cox's Bazar, Bangladesh - Ảnh: REUTERS

 

Theo Hãng tin AFP, ngoài ba quốc gia vừa nêu tên thì Ai Cập, Kazakhstan, Senegal và Thụy Điển cũng muốn Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres thông tin trước hội đồng bảo an về chiến dịch quân sự của quân đội Myanmar liên quan tới người Hồi giáo Rohingya tại bang Rakhine.

Ethiopia, quốc gia hiện giữ vai trò chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an LHQ, cho biết nước này đang tham vấn để thiết lập thời gian tổ chức cuộc họp theo kiến nghị của 7 quốc gia nói trên.

LHQ cho biết đã có hơn 420.000 người Rohingya tháo chạy được tới Bangladesh trong chiến dịch trấn áp bạo lực của quân đội Myanmar ở bang Rakhine.

Các đợt trấn áp của quân đội diễn ra sau khi những phiến quân Hồi giáo người Rohingya tấn công vào nhiều đồn cảnh sát ngày 25-8 tại bang Rakhine.

Hội đồng Bảo an LHQ đã kêu gọi chấm dứt bạo lực. Tuy nhiên nhiều tổ chức nhân quyền cho biết các đợt tháo chạy của người dân vẫn đang tiếp diễn.

LHQ mô tả chiến dịch quân sự này là "quét sạch người thiểu số", trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gay gắt hơn khi gọi đó là "sự diệt chủng".

Trong khi đó, theo Hãng tin Reuters, một quan chức cấp cao của LHQ ước tính sẽ cần khoảng 200 triệu USD để hỗ trợ người tị nạn Myanmar tại Bangladesh trong 6 tháng.

Các nhân viên cứu trợ lo ngại một cuộc khủng hoảng nhân đạo cũng đang diễn ra ngay tại bang Rakhine mặc dù chính quyền Myanmar hiện không cho phép tiếp cận khu vực này.  (Tuoitre)
--------------------------

Canada lộ vũ khí đẩy lùi Nga tại Bắc Cực

Tập đoàn Rheinmetall tại Canada vừa chính thức trình làng robot chiến đấu đa năng - vũ khí được Ottawa khẳng định đủ sức đẩy lùi Nga tại Bắc Cực.

Vũ khí mới

Theo tờ The Canadian Press, được coi là phương tiện mặt đất không người lái đa nhiệm (MMUGV) robot mới có thể thực hiện các nhiệm vụ như bảo vệ, tuần tra trinh sát, tải thương, vận chuyển vũ khí... MMUG có thể tiếp cận và hoạt động tốt tại những nơi có địa hình phức tạp, kể cả Bắc Cực.

Nhà sản xuất Rheinmetall cho biết, MMUGV được thiết kế để có thể hoạt động độc lập không cần sự can thiệp của con người. Thời gian hoạt động liên tục trong 24 giờ. Điểm đặc biệt là robot này được thiết kế theo kiểu module nên với mỗi nhiệm vụ MMUGV có thể tùy biến các trang thiết bị mang theo.

canada ra mat robot chien dau da nang.

Canada ra mắt robot chiến đấu đa năng.

Ở bản MMUGV-S có trang bị một camera với bệ chống có khả năng vươn cao từ 3 đến 4m cho tầm nhìn bao quát. Trong khi phiên bản MMUGV-P lại được thiết kế nhằm bảo vệ các khu vực quan trọng hay các đoàn xe vận tải, với cấu hình vũ khí chính là một hệ thống súng máy Qimek RWS 12,7mm và hai đạn chống tăng cùng hệ thống trinh sát và ngắm bắn quang điện tử tối tân.

Không chỉ tuyên bố dành MMUGV cho hoạt động quân sự tại Bắc Cực, Canada cũng vừa quyết định chi trên 4,2 tỷ USD để đóng đội tàu tuần tra cỡ lớn chuyên làm nhiệm vụ tại nơi lạnh giá này. Bản hợp đòng đã được Tập đoàn đóng tàu Irving và chính phủ Canada công bố hồi giữa năm.

Theo đó, nhà sản xuất Irving đã được chính phủ Canada trao cho hợp đồng đóng mới 6 chiếc tàu tuần tra xa bờ Bắc Cực, một phần trong Chiến lược đóng tàu quốc gia của chính phủ Canada.

Bộ trưởng Quốc phòng Canada Rob Nicholson tuyên bố: "Chính phủ cam kết đảm bảo quân đội và Hải quân Canada được trang bị phương tiện cần thiết để giám sát và bảo vệ các vùng biển của Canada, và đóng góp vào các hoạt động hải quân quốc tế trong thế kỷ 21".

Ông Nicholson cho biết thêm: "Các tàu tuần tra xa bờ Bắc Cực có thể giúp hải quân xác nhận và thực thi quyền chủ quyền tốt hơn tại các vùng biển của Canada, trong đó có Bắc Cực".

Không ngại dùng sức mạnh

Tình hình tại Bắc Cực đã thực sự nóng khi Canada tuyên bố không ngại dùng vũ lực để đối phó với Nga với tham vọng mở rộng hoạt động quân sự tại đây. Thông tin này được hãng tin The Canadian Press dẫn lời Thủ tướng Canada Stephen Harper nhấn mạnh, các lực lượng nước này không được lơi lỏng phòng vệ và cần phải sẵn sàng trả đũa trước bất kỳ hành động xâm phạm chủ quyền nào.

Phát biểu trên được đưa ra sau khi ông Harper kết thúc chuyến thị sát vùng lãnh thổ phía bắc của Canada và theo dõi cuộc tập trận thường niên tại khu vực này vừa qua được tổ chức ngoài khơi đảo Baffin thuộc cực Bắc nước này.

hoat dong cua canada tai bac cuc.

Hoạt động của Canada tại Bắc Cực.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Canada John Baird cũng nhấn mạnh chính quyền Ottawa đang đặc biệt lo ngại về động thái đẩy mạnh hoạt động quân sự của Nga tại Bắc Cực: "Sẵn sàng dùng vũ lực bảo vệ chủ quyền. Đối với chúng tôi, đây là ưu tiên chiến lược. Trước những hoạt động quân sự hóa khu vực đang diễn ra, chúng tôi muốn giảm nguy cơ xung đột, nhưng rõ ràng là chúng tôi sẽ buộc phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình".

Nga và Canada cùng một số quốc gia khác những năm gần đây liên tục tuyên bố mở rộng thềm lục địa của mình tại khu vực Bắc Cực. Ottawa không ít lần bày tỏ quan ngại việc Moscow tăng cường sự hiện diện quân sự của nước này tại Bắc Cực, và cũng đã lên kế hoạch để xây dựng một căn cứ quân sự mới và các cơ sở hạ tầng phục vụ hàng hải.

Từ năm 2008, Ottawa đã tiến hành một số cuộc tập trận quân sự tại Bắc Cực với mục đích bảo vệ chủ quyền của Canada ở khu vực này. Năm 2007, một cuộc chiến “tranh giành Bắc Cực” bắt đầu bùng lên giữa các quốc gia là Nga, Canada, Mỹ, Đan Mạch và Na Uy khi các nước này đồng loạt tuyên bố lợi ích đối với một phần Bắc Cực.

Tuy nhiên, trong khi vẫn chưa hề có bất cứ một thỏa thuận khu vực nào nhằm giải quyết các tranh chấp, căng thẳng cũ thì kế hoạch sát nhập khoảng 380,000 dặm vuông Bắc Cực vào lãnh thổ trong năm tới của Nga có nguy cơ đẩy các xung đột trở nên trầm trọng hơn.(Baodatviet)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 24-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 24-09-2017

    Kịch bản Nga can thiệp vào Iraq: Kẻ khóc người cười?; Canada áp lệnh trừng phạt đối với nhiều quan chức cấp cao Venezuela; Nga tập trung tiêu diệt “xương sống” của Hải quân Mỹ

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 24-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 24-09-2017

    Nga mở đường hay ngầm đe dọa Mỹ?; Indonesia nâng cảnh báo về núi lửa ở Bali lên mức cao nhất; Chiến hạm Mỹ mất khả năng tàng hình trên Biển Đông

Bài cùng chuyên mục