Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý sáng 14-09-2017
- Cập nhật : 14/09/2017
Thân Nga chống NATO, Tổng thống Moldova nguy cơ bị phế truất?
Tổng thống Moldova Igor Dodon mới đây đã tuyên bố rằng ông sẽ không ký một bộ luật mới chống Nga, mà quốc hội nước này đã thông qua.
Tổng thống Moldova cương quyết không chống Nga
Tổng thống Moldova Igor Dodon hôm 10/9 đã tuyên bố rằng, ông sẽ không ký bất kỳ bộ luật nào chống Nga, bất kể việc quốc hội nước này đã thông qua; đồng thời ông cũng bày tỏ sự tin tưởng rằng, quyết định của mình sẽ nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
Tại Moldova vào cuối tháng 9 tới đây sẽ bắt đầu Kỳ họp Quốc hội tiếp theo, tại đó đại biểu Quốc hội sẽ xem xét lại những dự luật bị Tổng thống bác bỏ, không ký để ban thành thành đạo luật.
Hiến pháp Moldova quy định rằng, nếu quốc hội tiếp tục thông qua trong lần thứ hai thì Tổng thống bắt buộc phải ký bộ luật. Tuy nhiên, ông Igor Dodon khẳng định sẽ thực hiện việc bác bỏ luật một cách có chủ định, bởi theo ông, nó không phù hợp với yêu cầu của lợi ích quốc gia.
Vị Tổng thống Moldova đang nói đến bộ luật về Ngày 9 tháng 5 (Ngày chiến thắng phát xít Đức). Theo ông, nhân dân Moldova coi đó là ngày lễ thiêng liêng với tên gọi là “Ngày Tưởng niệm” hay “Ngày Chiến thắng”.
Do đó, bản thân ông Igor Dodon khẳng định ông không thể tuyên bố trước toàn dân ngày 09 tháng 5 là “Ngày Châu Âu”; như đề nghị trong dự luật mới được quốc hội nước này thông qua.
Ông khẳng định cũng sẽ làm như vậy đối với "Bộ luật khét tiếng" về cái gọi là "vũ khí tuyên truyền Nga". Thậm chí, nếu Quốc hội nước này có thông qua nó đến hai hoặc ba lần, thì ông cũng không bao giờ đặt bút ký và nó sẽ không bao giờ có hiệu lực - ông Dodon nói.
Đây không phải là lần đầu tiên nhà lãnh đạo tối cao của Cộng hòa Moldova chống lại các quyết định của Chính phủ và Quốc hội nước này. Mới đây nhất, vào hồi cuối tháng 8, ông Igor Dodon cũng đã ngăn chặn kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự của Mỹ ở nước này.Theo đó, được sự chấp thuận của chính phủ Moldova (do Thủ tướng thân phương Tây Pavel Filip đứng đầu), Hải quân Mỹ đã đăng tải thông tin công khai để tìm kiếm nhà thầu xây dựng các cơ sở quân sự tại căn cứ huấn luyện ở làng Bulboaca của Moldova.
Mỹ-NATO đang tìm mọi cách đánh bật ảnh hưởng của Moscow ở Moldova và bao vây quân Nga ở Pridnestrovie
Phần hướng dẫn với nhà thầu tương lai đưa ra các yêu cầu: "Thiết kế và xây dựng các cơ sở để huấn luyện hoạt động quân sự khu vực đô thị"; trong đó có khối văn phòng, khách sạn, nhà ở, trạm dịch vụ, trường học, trung tâm mua sắm và các tòa nhà khác; với tổng trị giá 250 nghìn dollars.
Tổng thống Moldova Igor Dodon cho biết rằng, kế hoạch của Mỹ xây dựng tám khu kiến trúc mới tại căn cứ quân sự ở làng Bulboaca của Moldova đã không nhận được sự chấp thuận của ông và rõ ràng đó là một hành động khiêu khích, phớt lờ quyền hạn của người đứng đầu đất nước.
"Tôi coi kế hoạch này là một sự khiêu khích mới của chính phủ Moldova. Kế hoạch xây dựng các cơ sở quân sự phải nhận sự chấp thuận của Tổng thống, bởi vì Tổng thống còn là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Nhưng, kế hoạch này đã không nhận được sự chấp thuận của tôi" - ông Dodon nói.
Trả lời câu hỏi liệu ông có khả năng ngăn chặn xây dựng các cơ sở quân sự ở nước này của Mỹ hay không, Tổng thống Moldova Igor Dodon cam kết sẽ đối phó với kế hoạch của Hoa Kỳ, sau khi đã làm sáng tỏ mọi vấn đề.
Tổng thống Moldova sẽ bị phương Tây tìm mọi cách phế truất?
Được biết, Tổng thống Igor Dodon là người có quan điểm trung dung muốn Moldova vừa quan hệ tốt với Nga, vừa bắt tay hợp tác với Liên minh châu Âu. Theo ông, đây là con đường tốt nhất, vừa phù hợp với lòng dân, vừa giúp mang lại sự giàu mạnh cho đất nước.
Số lượng người gốc Nga và người nói tiếng Nga chiếm tỷ lệ lớn ở Moldova và nên dân chúng nước này luôn muốn chính quyền tiếp tục duy trì quan hệ chặt chẽ với Nga, không muốn bài xích và đoạn tuyệt quan hệ với Moscow.
Đa số dân nước này muốn đất nước tiếp tục đi theo con đường trung lập, ủng hộ sự phát triển quan hệ hợp tác với cả Nga và EU; chống việc trực tiếp gia nhập NATO và các hình thức gia nhập gián tiếp như sáp nhập vào quốc gia NATO Romania.
Do đó, ông đã nhiều lần lên tiếng chống lại quan điểm cắt đứt quan hệ với Nga và gia nhập Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương của Thủ tướng nước này là ông Pavel Filip. Ông Dodon cũng không tán thành sự tham gia của các quân nhân Moldova trong các cuộc diễn tập quân sự của NATO.
Nhà lãnh đạo này cũng là người chủ trương giải quyết vấn đề li khai của nhà nước ly khai Cộng hòa Pridnestrovie Moldova tự xưng (PMR) bằng con đường hòa bình, không muốn sử dụng con bài NATO để đối đầu với Nga ở khu vực này, bởi ông cho rằng, điều này có thể gây ra xung đột giữa Nga với Moldova và NATO.
Xung đột quân sự giữa Moldova và Pridnestrovie (hay còn gọi là Transnistria) bắt đầu từ tháng 3/1992 và chấm dứt bằng một thỏa thuận ngừng bắn năm 1992, với sự giám sát của một cơ quan quân sự quốc tế là Ủy ban Kiểm soát Liên hiệp ba bên Nga, Moldova, Transnistria.
Hòa bình trong khu vực xung đột được duy trì nhờ sự hỗ trợ của lực lượng bao gồm 402 quân nhân Nga (cùng lực lượng bảo đảm, tổng cộng khoảng 1400 người), 492 quân nhân Transnistria, 355 quân nhân của Moldova và 10 quan sát viên quân sự từ Ukraine.
Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế được triển khai tại 15 đồn cố định và trạm kiểm soát, bố trí tại các địa bàn then chốt trong vùng, chịu trách nhiệm giám sát các thỏa thuận an ninh trong khu phi quân sự, bao gồm 20 địa phương ở cả hai bên bờ sông. Trong đó, vai trò quan trọng nhất thuộc về Nga.
Từ đó đến nay, vùng lãnh thổ ly khai Pridnestrovie liên tục đòi sáp nhập vào Nga, nhưng vì những lí do riêng, Moscow đã không tiếp nhận yêu cầu này và tiếp tục dùng lực lượng gìn giữ hòa bình để giữ vững trạng thái “độc lập không chính thức” của họ.Phương Tây không bao giờ muốn ảnh hưởng của Nga lan rộng trong xã hội Moldova và toàn khu vực Đông Âu, do đó, giới chức lãnh đạo Mỹ-NATO và Thủ tướng thân phương Tây Pavel Filip đã nhiều lần phối hợp với Ukraine để tìm cách hất cẳng Nga khỏi lực lượng gìn giữ hòa bình ở đây.
Sau khi không thể đuổi quân Nga về nước, Mỹ và NATO đã bất chấp sự không đồng thuận của nhân dân Moldova và Tổng thống nước này để xây dựng căn cứ quân sự bao vây Pridnestrovie cả từ hướng Moldova (Căn cứ Bulboaca) và Ukraine (tháng 7 vừa qua Mỹ đã quyết định xây dựng căn cứ hải quân Ochakov ở vùng Mykolaivs'ka).
Được biết, Căn cứ quân sự Bulboaca chỉ cách biên giới với nước Cộng hòa li khai Pridnestrovie khoảng vài chục km. Hồi đầu tháng 8, tại căn cứ này đã tổ chức cuộc tập trận chung Mỹ-Moldova mang tên "Dragoon Pioneer" với mục đích răn đe khu vực này.
Vị trí “đắc địa” của Bulboaca chính là lí do tại sao NATO phớt lờ nhà lãnh đạo cao nhất của Moldova để sống chết lập căn cứ quân sự ở đây.
Với quan điểm bị phương Tây cho là “thân Nga” và những hành động liên tiếp ngăn chặn các đạo luật chống Nga và cự tuyệt sự hiện diện của Mỹ-NATO ở Moldova; tương lai chính trị của người đứng đầu đất nước Moldova đang bấp bênh hơn bao giờ hết.
Theo luật pháp Moldova, trong trường hợp Tổng thống tiếp tục chống lại quyết định của Quốc hội thì Quốc hội có quyền tiến hành các thủ tục để bãi nhiệm người đứng đầu nước cộng hòa khỏi chức vụ, thông qua một cuộc trưng cầu dân ý. Và cuối tháng 9 này là thời điểm quyết định tương lai của ông Igor Dodon và cả đất nước Moldova
Tuy nhiên, ông Igor Dodon khẳng định đã sẵn sàng đối mặt với một kế hoạch phế truất mình, bởi ông tin là nhân dân sẽ đứng về phía ông.
Tuy nhiên, chắc chắn là Mỹ và phương Tây sẽ tìm mọi cách để hạ bệ nhà lãnh đạo được cho là “cứng đầu” này, để dọn đường cho NATO áp sát Pridnestrovie, hợp với Ukraine để “bóp nghẹt” lực lượng quân sự Nga ở đây.(Thiên Nam - ĐVO)
-------------------------------
Đề xuất hơn 30 triệu USD, ủy ban nhân quyền Philippines được duyệt 20 USD
Quốc hội Philippines vừa phê chuẩn dự luật duyệt chi ngân sách thường niên cho cơ quan điều tra về chiến dịch truy quét tội phạm ma túy của nước này chỉ vỏn vẹn 20 USD.
Theo đài BBC (Anh), quyết định phê chuẩn ngân sách thường niên cho năm tài khóa mới của Ủy ban nhân quyền, đơn vị chịu trách nhiệm điều tra về chiến dịch truy quét tội phạm ma túy của tổng thống Rodrigo Dutert, vừa được thông qua với tỉ lệ phiếu bầu 119/32 tại Quốc hội Philippines.
Chủ tịch Hạ viện Philippines, ông Pantaleon Alvarez, nói ủy ban nhân quyền là tổ chức "vô dụng".
Tuy nhiên dư luận chỉ trích cho rằng động thái này là sự trừng phạt của chính quyền tổng thống Duterte với một tổ chức chuyên đưa ra những chỉ trích và cáo buộc gay gắt về chiến dịch chống tội phạm ma túy của tổng thống Philippines.
Đã có hàng ngàn người bị giết kể từ khi ông Duterte phát động chiến dịch chống ma túy năm ngoái. Chiến dịch này nhằm mục tiêu quét sạch nạn buôn bán ma túy ở Philippines.
Tuy nhiên cho tới nay nó đã khiến dư luận tại nhiều nước trên thế giới lên tiếng phản đối gay gắt vì quá nhiều người bị giết trong quá trình thực thi chiến dịch.
Ủy ban nhân quyền là tổ chức đã và đang điều tra về các trường hợp bị sát hại trong chiến dịch truy quét tội phạm ma túy của tổng thống Duterte.
Thoạt đầu ủy ban này đề nghị mức ngân sách thường niên là 1,72 tỉ peso (34 triệu USD) cho năm tài khóa 2018. Tuy nhiên chính phủ đã đề nghị giảm xuống chưa tới một nửa mức đó trong bản dự thảo đệ trình.
Trong phiên thảo luận thứ hai về dự thảo ngân sách, quốc hội Philippines đã bỏ phiếu về dự thảo này, quyết định cắt giảm mức ngân sách thường niên cho Ủy ban nhân quyền chỉ còn 1.000 peso (20 USD), một sự cắt giảm quá lớn so với mức 749 triệu peso (14.699.244 USD) dành cho ủy ban này trong năm tài khóa 2017.
Phát biểu trên truyền hình, chủ tịch Hạ viện Alvarez giải thích cho quyết định cắt giảm ngân sách của Ủy ban nhân quyền: "Nếu quý vị muốn bảo vệ quyền cho những tên tội phạm, quý vị hãy nhận ngân sách từ chúng".
Tiếp đó ông Alvarez cáo buộc ủy ban nhân quyền hoạt động không hiệu quả: "Tại sao quý vị lại được nhận ngân sách của chính phủ trong khi lại không hề hoàn thành công việc của mình".
Nghị sĩ Edcel Lagman, người phản đối quyết định cắt giảm ngân sách với Ủy ban nhân quyền, cho rằng những người ủng hộ ông Duterte trong Quốc hội "rõ ràng đã áp đặt án tử hình với một cơ quan độc lập được thành lập và được giao trọng trách theo quy định của hiến pháp".
Mặc dù dự luật chi tiêu ngân sách sẽ còn phải được thông qua tại Thượng viện Philippines trước khi chính thức thành luật, nhưng dư luận cho rằng chắc chắn nó sẽ được thông qua tại cơ quan lập pháp đó vì những người ủng hộ tổng thống Duterte đang nắm giữ đa số ghế tại cả hai viện quốc hội.(Tuoitre)
------------------------
Gepard 3.9 sẽ trang bị ngư lôi chống ngầm nội địa?
Cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 tiếp theo của Hải quân nhân dân Việt Nam đã chuẩn bị lên đường trở về tổ quốc.
Hình ảnh mới nhất về chiếc Gepard 3.9 mang số hiệu tạm thời 487, có thể thấy con tàu đã được hoàn thiện 100%, bao gồm cả màu sơn, radar cùng các loại vũ khí đi kèm.
Thay đổi dễ nhận thấy nhất về cấu hình vũ trang so với cặp đầu tiên là ở bên hông tàu có một khoảng hở để lắp đặt ống phóng đôi của ngư lôi săn ngầm hạng nặng cỡ 533 mm.
Tính đến lúc này chưa có thông tin rõ ràng về chủng loại ngư lôi mà chiếc Gepard trên được trang bị, tuy nhiên một khả năng được đưa ra là nó sẽ dùng "hàng nội địa".
Theo Báo Hải quân Việt Nam, sáng 11/8 tại Hải Phòng, Quân chủng Hải quân đã tổ chức Hội thảo khoa học về tính năng kỹ, chiến thuật và phương án thử nghiệm vũ khí dưới nước do Viện Kỹ thuật Hải quân nghiên cứu, thiết kế, chế tạo.
Đây là bước đi quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp Bộ Quốc phòng "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo vũ khí dưới nước theo mẫu của nước ngoài".
Theo kết luận Hội thảo của Chuẩn Đô đốc Đỗ Minh Thái thì vũ khí dưới nước do Viện Kỹ thuật Hải quân nghiên cứu sẽ có động cơ, hệ thống điện, hệ thống điều khiển... và không kém hơn về các thông số so với sản phẩm mẫu.
Còn trước đó vào tháng 4/2017, Kênh truyền hình Quốc phòng đưa tin, dựa trên những tiến bộ thu được về công nghệ thủy âm, cảm biến vi cơ và công nghệ điện tử, Viện Kỹ thuật Hải quân đã chế tạo thành công đầu tự dẫn của ngư lôi, có thể thay thế sản phẩm cũ với tham số kỹ chiến thuật và độ tin cậy không thua kém hàng ngoại nhập, giúp ngư lôi gia tăng khoảng cách và độ chính xác trong phát hiện mục tiêu.
Theo hình ảnh công khai, đây là loại đầu tự dẫn của ngư lôi săn ngầm hạng nặng cỡ 533 mm, cùng cỡ với ngư lôi trang bị cho tàu hộ vệ Gepard 3.9.
Căn cứ vào hai "mối nối" trên, có đầy đủ cơ sở để hy vọng rằng trong tương lai, Gepard 3.9 Việt Nam sẽ được trang bị ngư lôi 533 mm nội địa, thậm chí xa hơn là thay thế tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E bằng KCT-15.(Baodatviet)
-------------------------------------