Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 13-09-2017

  • Cập nhật : 13/09/2017

Cảnh báo Trung Quốc phát triển chủ nghĩa dân tộc cực đoan

Cựu chiến lược gia trưởng tại Nhà Trắng cho rằng Mỹ phải can thiệp khi Trung Quốc đang đi theo "con đường tiêu cực".

Cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon khi trả lời tờ New York Times đã cảnh báo về xu hướng phát triển chủ nghĩa dân tộc cực đoan tại Trung Quốc.

Theo đó, ông Bannon thậm chí còn so sánh Trung Quốc với nước Đức từ những năm 1930.

"Trung Quốc bây giờ là nước Đức hồi những năm 1930. Họ đang ở giữa ngã ba đường và có thể đi về một trong hai phía. Thế hệ trẻ (Trung Quốc) bây giờ gần như là dân tộc cực đoan" - ông Bannon nói.

ong bannon co tu tuong doi dau kinh te trung quoc.

Ông Bannon có tư tưởng đối đầu kinh tế Trung Quốc.

Trước chuyến thăm Hong Kong ngày 12/9, ông công khai chỉ trích Trung Quốc trên mọi lĩnh vực.

Vị chuyên gia nói: "Mô hình của Trung Quốc trong 25 năm qua dựa trên đầu tư và xuất khẩu. Ai bỏ tiền ra? Chính là tầng lớp trung lưu và lao động của Mỹ. Anh không thể hiểu được Brexit và các sự kiện năm 2016, trừ khi anh hiểu rằng chính Trung Quốc đã xuất khẩu sự giảm phát và năng suất dư thừa của họ".

Cựu chiến lược gia Mỹ cho rằng, để kìm hãm sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các vấn đề kinh tế lớn thời gian qua, buộc Mỹ phải là người ra tay.

"Nó không bền vững chút nào. Việc sắp xếp lại mối quan hệ kinh tế là vấn đề trọng tâm cần giải quyết, và chỉ có Mỹ mới làm được" - ông Bannon nhận xét.

Trong thời gian ngắn làm cố vấn cho tổng thống Mỹ, ông có sức ảnh hưởng quan trọng đến các nỗ lực cải cách nhập cư và thuế.

Khi rời khỏi Nhà Trắng hồi tháng trước, ông đã tuyên bố "sẽ đi đánh nhau với các đối thủ thay mặt cho ông Trump".

"Donald Trump, trong 30 năm qua, đã chỉ ra Trung Quốc là vấn đề lớn nhất chúng ta có trên trường quốc tế…" - ông Bannon trả lời phỏng vấn trên Đài CBS vài ngày trước.

"Chúng ta không chiến tranh kinh tế với Trung Quốc, chính Trung Quốc đang chiến tranh kinh tế với chúng ta" - chuyên gia Steve Bannon kết luận.

Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ đang xảy ra?

Giáo sư Lưu Anh của Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc trong cuộc trả lời phỏng vấn TTXVN đã cho rằng, nếu một cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ xảy ra, đó là do Tổng thống Mỹ quá nôn nóng vì thặng dư thương mại dài hạn chênh lệch.

Trong giai đoạn tranh cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nêu ra cần phải thực hiện chính sách bảo hộ thương mại chặt chẽ hơn đối với Trung Quốc, tuyên bố sẽ coi Trung Quốc là “nước thao túng tỉ giá hối đoái”, áp dụng nhiều biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với Trung Quốc, đồng thời tăng 45% thuế đối với hàng hóa từ Trung Quốc.

Sự mất cân bằng thương mại Trung - Mỹ là bắt nguồn từ sự phân công chuỗi giá trị toàn cầu và sự khác biệt trong cấu trúc sản xuất giữa hai nước. Giá thành lao động của Mỹ so với Trung Quốc đắt hơn nhiều, vì vậy không có ưu thế so sánh trong ngành sản xuất các sản phẩm công nghiệp.

Thêm vào đó, là dưới thời Tổng thống Barack Obama, cả Đức, Nhật, Đài Loan của Trung Quốc, đều bị Mỹ đưa vào danh sách những nước thao túng tiền tệ. Do vậy, nếu Trung Quốc dưới thời ông Donald Trump được thêm vào danh sách này cũng không có nghĩa Mỹ sẽ tiến hành đối đầu với Trung Quốc.

tong thong trump ky ban ghi nho dieu tra hanh vi thuong mai khong cong bang cua trung quoc.

Tổng thống Trump ký bản ghi nhớ điều tra hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc.

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký bản ghi nhớ tại Nhà Trắng, trong đó chỉ thị Đại diện Bộ Thương mại Mỹ Robert Lighthizer phát động cuộc điều tra đối với cái gọi là "hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc" nhằm bảo vệ bản quyền và kỹ thuật của nước Mỹ.

Cuộc điều tra sẽ được triển khai dựa trên căn cứ vào Điều khoản 301 trong Luật Thương mại của Mỹ, với trọng điểm là triển khai điều tra nhằm vào những nghi vấn trong việc Trung Quốc vi phạm bản quyền của Mỹ và ép buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc.

Theo Giáo sư Lưu Anh, Trung Quốc đưa sang Mỹ là các sản phẩm ở phân khúc trung bình và thấp như hàng điện cơ, dệt may và đồ chơi..., nhưng nước Mỹ đối với những mặt hàng này lại tự đặt hạn chế đòi hỏi phải là những sản phẩm tham gia ở phân khúc cao trong chuỗi sản xuất. Điều này là không công bằng.

Thậm chí, Điều khoản 301 của Mỹ cũng từng nhằm vào Nhật Bản trong các lĩnh vực như máy tính, vệ tinh, sản phẩm lâm nghiệp, nước Nhật đang đóng cửa thị trường, và đã triển khai đàm phán thương mại trong 18 tháng, cuối cùng đã buộc Nhật Bản phải mở cửa thị trường đối với những lĩnh vực nêu trên.

Một loạt các biện pháp thương mại mà nước Mỹ áp dụng với Trung Quốc gần đây chỉ tạo ra kết quả hai bên đều bị thiệt hại, ảnh hưởng đến phát triển quan hệ Trung - Mỹ. Chưa kể, nó còn ảnh hưởng tới dư luận thế giới hồ nghi về khả năng Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến tới một cuộc đấu đá thương mại.

Chuyên gia Trung Quốc bình luận, nếu trừng phạt Trung Quốc, Mỹ sẽ không đạt được kết quả trong việc chống lại xu thế toàn cầu hóa, mà chỉ mang lại sự bất mãn cho Trung Quốc và làm xấu đi quan hệ song phương.

Bà Lưu Anh cho rằng, hiện nay, trong cục diện giao lưu thương mại hai nước Trung - Mỹ đang ngày càng sâu sắc như "trong anh có tôi, trong tôi có anh" nên cần phải hạn chế tối thiểu khả năng xảy ra chiến tranh thương mại vốn không mang lại điều gì tốt đẹp.

Việc Mỹ vượt qua châu Âu trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc chỉ còn là vấn đề thời gian.(Baodatviet)
-------------------------------

Thổ Nhĩ Kỳ đặt cọc mua S-400 của Nga

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho hay nước này đã đặt cọc để mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 của Nga.

he thong ten lua phong khong tam xa s-400 cua nga reuters

Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 của Nga REUTERS

“Những người bạn của chúng ta vừa ký (thỏa thuận về) S-400. Theo tôi biết, một khoản tiền đặt cọc đã được trả… Cả (Tổng thống Nga Vladimir) Putin và bản thân tôi rất quyết tâm về vấn đề này”, ông Erdogan phát biểu với giới phóng viên trong lúc trở về từ chuyến công du Kazakhstan, theo tờ Hurriyet Daily Newsngày 12.9.

Tổng thống Erdogan cũng bác bỏ những bình luận được đăng trên một số tờ báo phương Tây rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ từ bỏ quyết định mua S-400 vì hệ thống này sẽ không thể tương thích với các radar của NATO. Ông Erdogan nhấn mạnh rằng những quốc gia khác không có quyền bàn luận về chủ quyền và những quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc nâng cấp khả năng phòng thủ.

Hồi tháng 7, Bloomberg dẫn lời một quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này đã đồng ý chi 2,5 tỉ USD (56.760 tỉ đồng) mua 4 tổ hợp S-400. Theo đó, 2 tổ hợp S-400 đầu tiên sẽ được Nga bàn giao vào năm 2018 và 2 tổ hợp còn lại sẽ được sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ.

S-400 là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa hiện đại của Nga, được đưa vào hoạt động từ năm 2007. S-400 được thiết kế để phá hủy máy bay, tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và có thể được dùng để tiêu diệt các mục tiêu dưới đất. Hệ thống này có thể nhắm các mục tiêu cách xa 400 km và ở độ cao 30 km, theo hãng tin TASS.(Thanhnien)
---------------------------

Mỹ điều binh đến Ukraine trước thềm tập trận Nga

Quân đội Mỹ hiện đang tham gia một cuộc tập trận đa quốc gia ở Ukraine trước thềm Zapad 2017, cuộc tập trận lớn nhất năm của Nga và Belarus ở khu vực này.

Hãng tin CNN dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc Johnny Michael cho biết có khoảng 1.650 binh sĩ từ 15 quốc gia đã tham gia vào cuộc tập trận Rapid Trident 2017 bắt đầu từ hôm 11-9 đến ngày 23-9. Hàng trăm binh sĩ Mỹ đến từ các lực lượng trong quân đội đã tham gia cuộc tập trận này.

Theo hãng tin CNN, cuộc tập trận thường niên Rapid Trident nhằm thực hành các hoạt động gìn giữ hòa bình và đào tạo nâng cao khả năng hiệp đồng tác chiến với các đơn vị vũ trang của NATO và Ukraine. Các lực lượng Mỹ cũng sẽ tham gia xây dựng chương trình huấn luyện cho quân đội Ukraine.

Mỹ điều binh đến Ukraine trước thềm tập trận Nga - ảnh 1
Binh sĩ Mỹ và Ukraine trong lễ khai mạc cuộc tập trận chung hồi năm 2015 tại khu vực Lviv, phía Tây Ukraine. Ảnh: AFP.

Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Nga đang chuẩn bị cho cuộc tập trận quân sự lớn Zapad 2017, dự kiến bao gồm hàng chục ngàn binh lính hoạt động dọc theo biên giới của NATO ở miền tây Nga, khu vực châu Âu của Nga và binh sĩ của Belarus.

Zapad 2017 khiến giới chức NATO quan ngại vì cho rằng lực lượng Nga có thể sẽ ở lại trong khu vực này sau khi kết thúc cuộc tập trận. Giới phân tích lo ngại rằng Nga đang tập dợt trước cho cuộc chiến giữa nước này với NATO, vì cuộc tập trận diễn ra ở khu vực mà các nhà phân tích cho rằng là mục tiêu mà Nga muốn tấn công.

Giới chức Nga khẳng định chỉ có 13.000 binh lính sẽ tham gia, tuy nhiên giới quan sát phương Tây khẳng định có tới 100.000 lính Nga và Belarus có thể tham gia vào cuộc tập trận này.

NATO đã chỉ trích Moscow về tính minh bạch của Zapad 2017, cho rằng nước này đã không tuân thủ các quy định quốc tế khi không cho phép quan chức NATO giám sát cuộc tập trận này.

“Chúng tôi kêu gọi Nga chia sẻ thông tin về các cuộc tập trận và hoạt động của nước này trong khu vực gần NATO, để thông báo rõ ràng ý định của họ và giảm thiểu bất kỳ sự hiểu lầm nào” – thông báo của Lầu Năm Góc cho hay.

NATO trước đó từng cáo buộc binh sĩ Nga có liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine và việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine, cũng như sự hỗ trợ của Moscow đối với các nhóm phiến quân ly khai ở miền đông Ukraine.(PLO)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 13-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 13-09-2017

    Mỹ sẽ bỏ tù hai người thân tổng thống Venezuela 30 năm; Phương tây đặt câu hỏi: Nga có gì để tái thiết Syria?; Tổng thống Trump thăm Trung Quốc vào tháng 11?

  • Tin thế giới đáng chú ý 13-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 13-09-2017

    Nga tiết lộ thời gian đại tu tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov; Hai ứng viên tổng thống Singapore bị loại vì không đủ... giàu; Ả Rập Xê Út phá âm mưu IS tấn công trụ sở Bộ Quốc phòng; Bỉ chấn động khi một thị trưởng thành phố bị cắt cổ

Bài cùng chuyên mục