Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý chiều 30-06-2017
- Cập nhật : 30/06/2017
Đô đốc Mỹ: nguy cơ khủng bố IS ở Đông Nam Á là rất thật
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, nhận định cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cực đoan tại Philippines là lời cảnh cáo cho cả khu vực.
Binh sĩ Mỹ trên máy bay MV-22B Osprey nhìn xuống tàu chiến USS Bonhomme Richard đang hoạt động ngoài khơi Sydney (Úc) ngày 29-6 - Ảnh: Reuters
Các nước láng giềng của Úc đang phải đối mặt với nguy cơ gia tăng đáng kể từ phía lực lượng khủng bố xưng danh Nhà nước Hồi giáo (IS) với bằng chứng là cuộc chiến dai dẳng chống lại các phần tử nổi dậy ở miền nam Philippines.
Phát biểu khi đi thăm tàu chiến USS Bonhomme Richard của Mỹ dự cuộc tập trận chung với Úc bắt đầu hôm nay (29-6), Đô đốc Harris giải thích với các nhà báo Úc rằng "lực lượng IS đang cố gắng giành ưu thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương và tôi nghĩ rằng đó là mối nguy mà tất cả các quốc gia tự do cần đứng dậy cùng nhau tham gia đánh bại IS”.
Ông kể về tình hình giao chiến tại thành phố Marawi ở miền nam Philippines nơi mà quân đội nước này có vẻ đang bị sa lầy trong một trận chiến ác liệt chống lại các chiến binh Hồi giáo nhóm Maute – lực lượng đã nguyện ngả theo IS.
Theo vị đô đốc hải quân Mỹ, đây là một "lời cảnh báo cho toàn khu vực”.
Đô đốc hải quân Mỹ Harry Harris chào binh sĩ trong buổi lễ đánh dấu cuộc tập trận thường niên Talisman Saber 2017 bắt đầu ngày 29-6 - Ảnh: Reuters
Phó đô đốc David Johnston, chỉ huy lực lượng chiến dịch phối hợp của Úc, trong khi đó xác nhận quân đội Úc đã hỗ trợ Philippines với ba máy bay tham gia hoạt động dọ thám nhắm vào các tay súng Hồi giáo trên đảo Mindanao.
Trong ngày hôm nay, Úc và Mỹ đã bắt đầu cuộc tập trận chung thường niên lớn nhất tới nay có tên gọi Talisman Saber 2017.
Theo nhận định của giới phân tích, đây là một động thái nhằm phô trương sức mạnh, chủ yếu trên biển, nhằm gửi một thông điệp tới các đồng minh và các đối thủ tiềm tàng.
Cuộc tập trận, có sự tham gia của 33.000 binh sĩ Mỹ và Úc trên các tàu chiến lớn có chở máy bay chiến đấu, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng liên quan đến các hoạt động trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, vốn đang làm dấy lên quan ngại về một cuộc đối đầu quân sự.
Đô đốc Harry Harris cho rằng qui mô quân số được triển khai trong cuộc tập trận được xem như một tín hiệu gửi tới các nước "bạn bè, đồng minh, đối tác và các đối thủ tiềm tàng".
Ông James Curran - Giáo sư về chính trị và chính sách ngoại giao tại trường Đại học Sydney, cho rằng cuộc tập trận cho thấy quan hệ quân sự mật thiết giữa Mỹ và Úc, song có thể gây lo ngại cho Trung Quốc.
Nhưng Giáo sư Curran cũng nhận định: trong bối cảnh có những quan ngại về hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông, cuộc tập trận trên sẽ gửi đi một tín hiệu có ý nghĩa lớn hơn.
Cuộc tập trận sẽ kéo dài 1 tháng trong vùng lãnh hải của Úc, gồm các cuộc tập trận trên đất liền và các chiến dịch trên không.(Tuoitre)
-------------------------
Lô hàng radar quân sự 'bốc hơi' bí ẩn tại cảng Malaysia
Trang tin Straits Times cho biết Bộ Hải quan và Bộ Công nghiệp và Ngoại thương Malaysia đang tiến hành điều tra vụ mất tích lô hàng trang thiết bị quân sự công nghệ cao trị giá hàng triệu ringgit (1 triệu ringgit Malaysia bằng hơn 232.000 USD). Vụ “bốc hơi” bí ẩn này xảy ra tại cảng Tanjung Pelepas.
Trợ lý chỉ huy cảnh sát quận Nusajaya Nor Hashim Mohamad xác nhận lực lượng cảnh sát đã được thông báo về vụ việc. Đại diện Bộ Hải quan Malaysia Datuk Paddy Abd Halim cho biết một cuộc điều tra nội bộ cũng đang được tiến hành.
Lô hàng thiết bị quân sự đi Hà Lan đã mất tích bí ẩn tại cảng Tanjung Pelepas của Malaysia. Ảnh: World Maritimes News
Tiết lộ với tờ Straits Times, lô hàng này đến từ Úc đi Hà Lan nhưng bị hải quan giữ lại cảng vào tháng 5-2017. Lô hàng bị tạm giữ bất ngờ vì thiếu các giấy phép cần thiết, các nguồn tin cho biết. Tất cả trang thiết bị quân sự nếu muốn được xuất cảng hoặc quá cảnh qua bất kỳ cảng biến nào của Malaysia đều cần cấp phép đặc biệt bởi Bộ Công nghiệp và Ngoại thương Malaysia.
Tuy nhiên, trong một cuộc kiểm toán gần đây, cơ quan chức năng thông báo không thể xác định được lô hàng này hiện đang nằm ở đâu tại cảng. Cảnh sát Malaysia lập tức được thông báo vào cuộc. Các cơ quan điều tra không loại trừ khả năng lô hàng này đã được bí mật đưa lên một con tàu khác và đang trên đường tới Hà Lan.
Tuy nhiên, theo Straits Times, việc dời lô hàng trang thiết bị quân sự bằng đường bộ là không hề dễ dàng vì có rất nhiều trạm kiểm soát nghiêm ngặt tại các cổng ra vào khu cảng. Hải quan Malaysia đã lập một ban chuyên án để điều tra nội bộ vụ việc này, xem xét có những sai phạm gì trong quy trình làm việc hay không.
Theo các nguồn tin tiết lộ với Straits Times, mức phạt trong vụ án này có thể lên đến gần 10 triệu ringgit (hơn 2,3 triệu USD). Những ai bị kết tội chủ mưu và thực hiện vụ “bốc hơi” lô hàng quân sự này có thể đối diện án tử hình.
Việc cấp phép đặc biệt cho các trang thiết bị nhạy cảm như radar quân sự đã được quy định trong đạo luật Thương mại chiến lược 2010 của Malaysia. Một trong các mục tiêu chính của đạo luật này là để hỗ trợ chống khủng bố tại Malaysia và quốc tế.(PLO)
-------------------------
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật gặp rắc rối vì phát ngôn
Theo Đài NHK, trong buổi mít tinh ngày 27.6, bà Inada kêu gọi cử tri ủng hộ ứng viên của đảng cầm quyền LDP trong cuộc bầu cử nghị viện thủ đô Tokyo vào tháng 7.
Nữ bộ trưởng tuyên bố lời kêu gọi này “xuất phát từ Bộ Quốc phòng, bộ trưởng, Lực lượng phòng vệ và LDP”. Vài giờ sau, bà Inada tuyên bố rút lại phát ngôn trên vì “có thể gây hiểu lầm”.
Theo luật, Lực lượng phòng vệ Nhật (SDF) phải trung lập về chính trị và không liên quan đến đảng phái nào. Đảng đối lập chính DPJ cáo buộc bà Inada sử dụng hình ảnh của SDF cho lợi ích riêng, còn một số đảng khác đòi truy cứu trách nhiệm Thủ tướng Shinzo Abe vì đã bổ nhiệm nữ bộ trưởng.
Trong khi đó, Chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga khẳng định Bộ trưởng Inada đã rút lại phát ngôn và nên được tiếp tục làm việc. Bản thân bà cũng trả lời sẽ kiên định thực hiện nghĩa vụ của mình.(Thanhnien)
----------------------------
Ngoại trưởng Lavrov tiết lộ gì về cuộc gặp mặt Trump-Putin tại Đức
Theo Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump rất có khả năng có buổi nói chuyện bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra trong tuần tới tại Hamburg, Đức.
Theo kênh truyền hình RT, phát biểu tại buổi họp báo chung với người đồng cấp Đức Sigmar Gabriel tại Krasnodar vào ngày 28/6, Ngoại trưởng Lavrov cho biết: “Chúng tôi cho rằng một cuộc trò chuyện sẽ diễn ra, vì hai vị tổng thống cùng ở một thành phố, cùng thời gian, cùng một tòa nhà, sảnh hành lang. Tôi đoán chắc rằng nếu như họ không thể nói chuyện ở đó và bàn luận về các vấn đề thì có điều không đúng đã xảy ra”.
Cũng theo Ngoại trưởng Lavrov, tình hình Syria và Ukraine không phải vấn đề duy nhất mà hai nhà lãnh đạo này có thể bàn luận. Ông cho rằng chủ đề chính nên là “việc bình thường hóa” quan hệ Nga – Mỹ hiện nay.
Ngoại trưởng Lavrov khẳng định: “Trước tiên, chúng ta nên cố gắng đạt được một buổi đối thoại bình thường hóa quan hệ, buổi đối thoại đó phải dựa trên những lợi ích căn bản của cả Mỹ và Nga”.
Ông Lavrov bày tỏ chính tư tưởng chống Nga hình thành ở Washington không những ảnh hưởng tiêu cực tới Mỹ mà còn chẳng giúp ích gì trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế hiện hữu.
Khi được hỏi về những tuyên bố cho rằng có bằng chứng cho thấy Syria đang chuẩn bị thực hiện một vụ tấn công hóa học, Ngoại trưởng Nga xác nhận đã được nhận thông tin trên từ người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson qua điện thoại.
Tuy nhiên Ngoại trưởng Lavrov bày tỏ “không quan tâm” vì những tuyên bố trên chỉ là từ một phía Mỹ: “Mỗi lần nghe thấy đều là có 100% bằng chứng, nhưng không thể chia sẻ, vì nó được thu thập qua các phương thức tình báo, bạn biết đấy, tôi không hứng thú về những tuyên bố đó, vì nó giống với các lập luận mà đã sử dụng để buộc tội Nga tổ chức các cuộc tấn công mạng, giống như các lập luận không thể tiết lộ thông tin mật mà sử dụng trong nhiều tình huống ở Syria, Libya…”.
Trước đó, trong một tuyên bố bất ngờ vào tối 26/6, Nhà Trắng cảnh cáo Syria sẽ phải “trả giá đắt” nếu như thực hiện tấn công bằng vũ khí hóa học.
Theo Ngoại trưởng Nga, lời cảnh báo trên chỉ có lợi cho các tổ chức khủng bố. Chúng sẽ lợi dụng, thực hiện các hành động gây hấn và đổ mọi lỗi lầm cho quân đội Syria.
Ông Lavrov cũng khẳng định nếu như Mỹ sử dụng các thông tin trên là căn cứ để tấn công binh sĩ Syria, Nga sẽ đáp trả lại “một cách nghiêm túc”.(TTXVN)