Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý 30-06-2017
- Cập nhật : 30/06/2017
Nga đưa phiên bản tiêm kích Su-27 hiện đại nhất tới Syria
Không quân Nga triển khai Su-27SM3, phiên bản hiện đại nhất của dòng tiêm kích này, tới căn cứ Hmeymim tại Syria.
Chiếc Su-27SM3 có mặt tại sân bay Hmeymim. Ảnh: Livejournal.
Một tiêm kích Su-27SM3 mang số hiệu 62 xuất hiện trong chuyến thăm của Tổng thống Syria Bashar al-Assad tới căn cứ không quân Hmeymim hôm 27/6. Đây là loại máy bay chưa từng được triển khai trong đội hình không quân Nga tại Syria, Livejournal đưa tin.
Trung tâm Phân tích và nghiên cứu công nghệ Nga (CAST) cho biết chiếc Su-27SM3 này được chế tạo tại nhà máy sản xuất máy bay Komsomolsk-na-Amure (KnAAZ) năm 2011, theo đơn hàng do Bộ Quốc phòng Nga ký với tập đoàn Sukhoi. Đây là chiếc Su-27 cuối cùng được Nga sản xuất, cũng là phiên bản hiện đại nhất của dòng máy bay này.
Su-27SM là cấu hình nâng cấp dành cho tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27, được ứng dụng nhiều công nghệ từ dự án Su-35, bao gồm radar và hệ thống điện tử mới, cũng như động cơ AL-31FM1 cải tiến. Phiên bản SM3 là các máy bay được sản xuất mới hoàn toàn, thay vì nâng cấp từ các tiêm kích Su-27 có sẵn trong biên chế.
Su-27SM3 là phiên bản hiện đại nhất của dòng tiêm kích Su-27. Ảnh: Livejournal.
Dòng Su-27SM3 được Nga xếp vào tiêm kích thế hệ 4+, có thể mang các loại vũ khí thông minh để tấn công mục tiêu mặt đất, thay vì chỉ có bom và rocket không điều khiển như phiên bản Su-27 nguyên gốc. Khả năng chiến đấu đối không của Su-27SM3 cũng được cải thiện nhờ trang bị radar mảng pha quét điện tử hiện đại, tên lửa đối không tầm xa và hệ thống tác chiến điện tử mới. (Vnexpress)
-----------------------
Mỹ, Australia bắt đầu tập trận chung lớn nhất
Mỹ và Australia hôm nay bắt đầu cuộc tập trận chung lớn nhất, phô diễn lực lượng, nhằm gửi thông điệp đến đồng minh và kẻ địch tiềm ẩn.
Phi cơ MV-22B Osprey Mỹ hạ cánh xuống tàu tấn công đổ bộ USS Bonhomme Richard ở ngoài khơi Sydney, Australia, ngày 29/6. Ảnh: Reuters.
Cuộc tập trận Talisman Saber 2017 có sự tham gia của khoảng 33.000 lính Mỹ và Australia. Cuộc tập trận kéo dài một tháng trên lãnh hải Australia, bao gồm cả các hoạt động huấn luyện trên bộ và trên không, Reuters đưa tin.
Đô đốc Harry Harris, đứng đầu Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, cho biết quy mô tập trận là một tín hiệu có chủ ý. "Tôi hài lòng về thông điệp mà cuộc tập trận gửi đi đến những người bạn, đồng minh, đối tác và kẻ địch tiềm ẩn", ông Harris trả lời báo giới trên tàu USS Bonhomme Richard.
James Curran, giáo sư chính trị và chính sách đối ngoại tại Đại học Sydney, nói cuộc tập trận thể hiện quan hệ quân sự chặt chẽ giữa Mỹ và Australia nhưng có thể khiến Trung Quốc lo lắng vì cảm thấy đang bị bao vây.
Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc những tháng gần đây trở nên căng thẳng do Mỹ tìm cách đối phó với cái họ coi là sự kiên quyết của Trung Quốc ở Thái Bình Dương, trong đó có hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông (Vnexpress)
-------------------------
Nga 'đòi quà' từ Mỹ
Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi Mỹ trả lại tài sản ngoại giao của nước này nếu không Matxcơva sẽ có hành động đáp trả tương tự.
Đoàn xe ngoại giao của Nga rời cơ sở ở thành phố Centreville, bang Maryland (Mỹ) ngày 30-12-2016 sau khi chính quyền Obama lệnh đóng cửa cơ sở này - Ảnh: Reuters
Đó là tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova được hãng tin Reuters ngày 29-6 dẫn lại.
Bà Zakharova nhấn mạnh rằng Bộ Ngoại giao Mỹ đã từ chối yêu cầu của Nga cho phép Nga tới kiểm tra tài sản ngoại giao của mình. Bà cho rằng trong tình thế đó, nếu có thiệt hại gì đối với tài sản ngoại giao của Nga, phía Mỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Theo hãng tin Reuters, chính quyền Matxcơva có ý chờ động thái cải thiện quan hệ từ chính quyền mới của tổng thống Donald Trump.
Thế nhưng gần đây, Quốc hội Mỹ tiếp tục thể hiện thái độ cứng rắn với các biện pháp cấm vận tăng thêm nhằm vào cá nhân và cơ sở của Nga được cho là liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine và việc sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga.
Có vẻ tình hình mối quan hệ giữa hai nước hiện nay cũng chưa được cải thiện như mong chờ nên phía Nga bắt đầu lên tiếng.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình quốc gia Rossiya 1 vào tối 28-6, bà Maria Zakharova nhắn nhủ với người Mỹ: “Quí vị cần hiểu là vấn đề này không phải chỉ do Bộ Ngoại giao Nga quyết định xử lý”.
Trang Sputnik của Nga dẫn thông tin cho biết phía Nga đã chuẩn bị “kỹ lưỡng các biện pháp đáp trả” và “phía Mỹ đã được biết về chuyện này”.
Dù vậy trang Sputnik cũng cho biết Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson từng thông báo về việc Washington và Matxcơva đã có những cuộc trao đổi để tính đến việc mở cửa lại các cơ sở ngoại giao của Nga trên lãnh thổ Mỹ.
Vào cuối tháng 12-2016, chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, tuyên bố không hoan nghênh 35 nhân viên cơ quan ngoại giao Nga tại Washington và San Francisco, đóng cửa các biệt thự ngoại giao của Nga tại bang New York và Maryland với cáo buộc Nga có liên quan tới các cuộc tấn công mạng nhằm vào các thiết chế chính trị của Mỹ.
Theo bộ Ngoại giao Nga khi đó, thực ra tổng cộng đến 96 người Nga ở Mỹ, bao gồm cả trẻ em ở độ tuổi học phổ thông và dưới phổ thông, bị trục xuất bởi không chỉ có các nhà ngoại giao, mà còn có cả thành viên gia đình của họ.
Bà Zakharova khi đó nhấn mạnh: việc trục xuất các nhà ngoại giao Nga là hành động trả thù về thất bại chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Matxcơva sẽ không trục xuất nhà ngoại giao Mỹ nào để đáp trả lại hành động của chính quyền Washington.
Trước khi có trả lời của bà Zakharova trên đài truyền hình, trong tháng này, tờ Kommersant của Nga đã thông tin rằng Matxcơva có thể đáp trả bằng cách thu giữ cơ sở ngoại giao của Mỹ ở Matxcơva và gây khó khăn cho hoạt động của một trường học Anh-Mỹ, trừ phi Washington trao lại hai cơ sở ngoại giao của Nga ở Mỹ trước tháng 7 tới.
Trong quan hệ ngoại giao các nước, việc đáp trả các hành động mang tính thù địch thường mang tính "ăn miếng, trả miếng" tương xứng.(Tuoitre)
---------------------
Hong Kong bắt Hoàng Chi Phong trước chuyến thăm của ông Tập
Biểu tình nổ ra trước chuyến thăm chính thức đầu tiên của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hong Kong trưa nay. Thủ lĩnh trẻ của phong trào biểu tình bị bắt.
Đài CNN cho biết từ tối 28-6 các cuộc biểu tình đã nổ ra tại quảng trường Golden Bauhinia - nơi diễn ra nghi lễ kéo cờ chính thức vào cuối tuần này. Những người biểu tình đã chiếm giữ quảng trường trong vài giờ trước khi cảnh sát giải tán.
Các cựu lãnh đạo phong trào Dù là Hoàng Chi Phong và Nathan Law đã dẫn dắt cuộc biểu tình. Cảnh sát đã đến bắt cả hai vì tội gây rối trật tự công cộng.
Khoảng 20 người biểu tình đã diễu hành quanh quảng trường Golden Bauhinia - nơi có tượng đài bông hoa Bauhinia (dương tử kinh) bằng vàng mà Bắc Kinh đã trao tặng cho đặc khu Hong Kong.
Những người biểu tình đã leo lên bức tượng và treo một tấm banner kêu gọi công lý cho nhà hoạt động Trung Quốc đã giành giải Nobel hòa bình Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba) và cho nền dân chủ của Hong Kong.
Nhà hoạt động vì dân chủ Hoàng Chi Phong (thứ ba từ phải sang) hô vang khẩu hiệu tại tượng đài Golden Bauhinia - Ảnh: Reuters
"Người dân Hong Kong sẽ tiếp tục đấu tranh cho nền dân chủ cho đến ngày chúng tôi có được các quyền của mình" - Hoàng Chi Phong khẳng định. Sau đó những người biểu tình khác hô vang "thế giới đang dõi theo, chỉ Tập Cận Bình là không biết".
Sau 3 giờ biểu tình, cảnh sát đã đọc cho những người biểu tình nghe quyền lợi của họ trước khi dẫn họ đi khỏi quảng trường.
Đảng chính trị của hai nhà dân chủ trẻ Hoàng Chi Phong và Nathan Law là Demosisto cho biết tất cả các nhà hoạt động đều bị bắt vì tội vi phạm trật tự nơi công cộng sau khi họ liên tục bỏ qua yêu cầu rời khỏi quảng trường của cảnh sát.
Trong khi đó công tác an ninh đã chuẩn bị kỹ càng cho chuyến thăm của ông Tập diễn ra tại Wan Chai. Đây là quận kinh doanh nhộn nhịp mà ông Tập sẽ ngụ lại.
Cảnh sát đã đóng cửa một phần Wan Chai với hàng dãy rào chắn bao quanh các con đường vòng quanh Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Hong Hong.
Dự kiến sẽ có thêm những cuộc biểu tình khác diễn ra bên ngoài trung tâm trên. Ngoài ra người biểu tình cũng chuẩn bị cho một cuộc diễu hành riêng của những nhà hoạt động độc lập ở đặc khu này.
Báo South China Morning Post cho biết khoảng 11.000 trên tổng 29.000 cảnh sát của đặc khu sẽ tham gia công tác bảo vệ an ninh cho chuyến thăm của ông Tập.(Tuoitre)