Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý trưa 30-06-2017
- Cập nhật : 30/06/2017
Australia bị cáo buộc do thám đại sứ quán Trung Quốc
Chính quyền Australia bị cáo buộc do thám đại sứ quán Trung Quốc ở nước này và "sách nhiễu" công dân để lấy thông tin tình báo.
"Nhân viên Văn phòng an ninh quốc gia Trung Quốc cho biết các đặc vụ Australia cải trang có thể làm thân với người Trung Quốc ở nước ngoài để thu thập thông tin, hoặc thậm chí khuyến khích họ lật đổ chính quyền", Global Times, tờ báo có ảnh hưởng tại Trung Quốc hôm nay cho biết.
Trung Quốc và Australia có mối quan hệ chặt chẽ về thương mại và kinh tế, song Bắc Kinh nghi ngờ sâu sắc mối quan hệ quốc phòng giữa Canberra và Washington.
"Trong khi đó, nhân danh cái gọi là 'những mối đe dọa về điệp viên Trung Quốc', cơ quan tình báo Australia đang theo dõi chặt chẽ người Trung Quốc và Đại sứ quán Trung Quốc ở nước này".
Bài viết trên Global Times nói "rất nhiều" người Trung Quốc đã bị phỏng vấn hoặc bị sách nhiễu để cung cấp thông tin về cộng đồng người Hoa và đại sứ quán Trung Quốc.
"Một vài công dân Trung Quốc đã được gửi về nước để thu thập thông tin", báo viết.
Chính quyền Trung Quốc phát hiện "nhiều thiết bị nghe trộm tại đại sứ quán", khiến đại sứ quán phải sửa lại trụ sở, nhân viên sứ quán Trung Quốc nói với tờ People's Daily.
Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc chưa đưa ra bình luận. Các cơ quan ở Australia như Văn phòng Ngoại trưởng, Văn phòng Đối ngoại và Thương mại, đều chưa bình luận về cáo buộc trên Global Times.(Vnexpress)
------------------
Trung Quốc thả các nhà hoạt động 'bị mất tích'
Chính quyền Bắc Kinh vừa trả tự do cho 3 nhà hoạt động đã tiến hành điều tra một công ty làm giày thương hiệu thời trang của Ivanka Trump.
Tổ chức Theo dõi Lao động Trung Quốc (CLW) có trụ sở tại New York cho biết các nhà hoạt động của họ được tự do sau khi nộp tiền bảo lãnh để chờ ra tòa.
Đài CNN ngày 28-6 cho biết vẫn chưa rõ 3 nhà hoạt động từng "bị mất tích" trên bị cáo buộc tội danh gì. Trong khi đó đài BBC dẫn nguồn tin cho biết cơ quan chức năng Trung Quốc bắt giữ 3 nhà hoạt động trên vì dùng các công cụ giám sát trái phép.
Tổ chức CLW cho biết ba nhà hoạt động Su Heng, Li Zhao và Hua Haifeng đã điều tra bí mật tại 2 nhà máy của công ty đóng giày Huajian trước khi bị bắt riêng rẻ hồi cuối tháng 5. Việc bắt giữ tiến hành kín đáo khiến người thân của họ phải công bố việc họ "bị mất tích".
Tổ chức bảo vệ quyền lợi lao động này cho biết đã phát hiện ra các bằng chứng cho thấy Huajian vi phạm về trả lương và bạo lực thể xác đối với người lao động.
Hai nhà máy trên của Huajian đóng giày cho thương hiệu của cô Ivanka Trump - con gái tổng thống Donald Trump, cùng với các thương hiệu khác như Marc Fisher, Kylie + Kendall, Coach,...
Thương hiệu Ivanka Trump cho biết Huajian đã ngừng đóng giày cho thương hiệu này từ tháng 3-2017. Tuy nhiên CLW khẳng định đã nắm được lịch trình sản xuất trong tháng 5 và tháng 6 của Huajian, trong đó có các giao dịch cho thương hiệu Ivanka Trump.
Kylie + Kendall tuyên bố không bình luận về qui trình làm việc nhưng tất cả các nhà máy mà thương hiệu này hợp tác đều "được yêu cầu hoạt động tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của xã hội".
Trong khi đó Marc Fisher và Coach vẫn chưa đưa ra bình luận nào.
Tổ chức CLW cho rằng hành động của 3 nhà hoạt động của mình không cấu thành tội phạm nhưng thừa nhận họ đã thu thập một loạt hình ảnh và một đoạn video dài 8 giờ quay cảnh làm việc trong nhà máy trong suốt quá trình điều tra.
Tổ chức này tố cáo việc công nhân tại các xưởng đóng giày phải làm việc 15 giờ mỗi ngày và phải tăng ca đến 18 giờ mỗi ngày vào thời gian cao điểm.
CLW cho biết nhiều công nhân tan ca lúc 1h30 sáng và phải trở lại làm việc lúc 7h10. Chưa kể công ty Huajian không trả lương cho những giờ làm thêm nhưng lại phạt tiền những công nhân vắng mặt. Công ty này cũng làm giả giấy tờ cho thấy mức trả lương cho công nhân cao hơn thực tế nhiều lần.
Tổ chức CLW cho rằng với vị thế của cô Ivanka tại Nhà Trắng, cô có "quyền lực và sức ảnh hưởng" để can thiệp vào vụ việc.
"Tuy nhiên dựa trên những gì chúng tôi đã thấy, cô ta khiến chúng tôi thất vọng" - ông Li Qiang, giám đốc CLW, chia sẻ.
Trên thực tế, hiện nay cô Ivanka đã từ bỏ vai trò quản lý tại công ty Ivanka Trump khi nhận việc tại Nhà Trắng. Tuy nhiên cô vẫn sở hữu một phần kinh doanh.
CLW hy vọng tòa án Trung Quốc sẽ "thực thi phiên tòa công bằng dành cho các nhà hoạt động".
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã kêu gọi chính quyền Bắc Kinh trả tự do cho những nhà hoạt động nêu trên. Tuy nhiên phía Mỹ không bình luận thêm về phiên tòa sắp tới.(Tuoitre)
--------------------------------
Iran cảnh báo Mỹ có thể tấn công Syria
Tin từ Tân Hoa Xã ngày 29-6 cho biết Bộ Ngoại giao Iran đã cảnh báo rằng nhiều khả năng Mỹ đang lên kế hoạch để tấn công Syria sau khi cáo buộc quân đội chính phủ nước này sắp mở một cuộc tấn công hóa học.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran, ông Bahram Qasemi nói rằng bất cứ hành động quân sự nào nhằm vào Syria với cáo buộc quân đội Syria dùng vũ khí hóa học sẽ chỉ có lợi cho những kẻ khủng bố. Ông Qasemi cũng bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng chính phủ Damascus sắp tiến hành một vụ tấn công hóa học.
Máy bay do thám RC-135 của Mỹ. Ảnh: REUTERS
Những bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đang tăng cường lực lượng quanh Syria, theo trang tin Haaretz. Trang tin dẫn lời các chuyên gia quan sát không lưu trong khu vực cho biết ba trong số các máy bay do thám quan trọng nhất của Mỹ đã xuất hiện liên tục ngoài khơi Syria để thu thập thông tin tình báo trong một tuần trở lại đây.
Theo trang web The Aviationist, hai máy bay RC-135 và một máy bay giám sát của hải quân P-8 Poseidon có thể nghe trộm và xác định tín hiệu radar của đối phương đã xuất hiện hàng giờ liền ngoài khơi Syria mỗi ngày “để đánh hơi”.
Trong khi đó, tàu sân bay USS George H.W. Bush của Hải quân Mỹ dự kiến vào 1-7 sẽ cập cảng Israel lần đầu tiên trong vòng 17 năm. USS George H.W. Bush cập cảng Haifa của Israel cùng với 90 máy bay các loại, ước tính chở theo khoảng 5.700 thủy thủ và phi công.
Theo CBS News, Hải quân Mỹ có bốn tàu chiến được trang bị tên lửa hành trình ở Địa Trung Hải. Hồi tháng 4, hai tàu chiến trong số này đã tiến hành phóng 59 quả tên lửa vào căn cứ không quân Shayrat của chính phủ Syria. CBS News cho biết chưa có lệnh tấn công nào được ban hành, song các tàu chiến này đang trong tư thế sẵn sàng một khi nhận được lệnh.(PLO)
----------------------------
Trung Quốc tăng cường vai trò quân sự ở Hồng Kông
Một đội tàu chiến Trung Quốc, dẫn đầu là tàu sân bay Liêu Ninh, vừa rời cảng Thanh Đảo ở tỉnh Sơn Đông, bắt đầu một đợt huấn luyện định kỳ, sau đó đến Hồng Kông vào đầu tháng 7 nhân dịp kỷ niệm 20 năm đặc khu này được Anh trao trả cho Trung Quốc.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, các tàu chiến hải quân Trung Quốcbao gồm tàu khu trục Tế Nam và Ngân Xuyên, tàu chiến Yên Đài cùng một phi đội chiến đấu cơ đa năng J-15 và các trực thăng.
"Cũng như những lần trước, đợt huấn luyện lần này nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các tàu chiến và hoàn thiện kỹ năng của thủy thủ cũng như phi công" - Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh.
Một rào chắn được dựng lên gần khách sạn mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ ở trong chuyến thăm Hồng Kông sắp tới Ảnh: Reuters
Theo trang The Diplomat, chuyến cập cảng Hồng Kông của tàu sân bay Liêu Ninh trùng với chuyến thăm đầu tiên đến đặc khu này của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (từ ngày 29-6) kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2013.
Theo báo Sing Tao Daily (Hồng Kông), nhân dịp này, tàu Liêu Ninh có thể cho cư dân địa phương lên tham quan. Các chuyên gia nhận xét chuyến thăm nằm trong kế hoạch của Bắc Kinh nhằm "tăng cường lòng yêu nước ở Hồng Kông", đặc biệt là trong giới trẻ.
Ngoài ra, theo tờ Global Times, sự xuất hiện của tàu Liêu Ninh ở Hồng Kông sẽ phô bày sức mạnh quân sự của Trung Quốc và khiến "các thế lực ly khai kinh hãi".
Ngay cả trước khi nhóm tàu Liêu Ninh đến Hồng Kông, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã và đang mở rộng vai trò ở hòn đảo này, thể hiện qua các cuộc diễn tập và tập trận tại đó.
Một số nhà phân tích đánh giá sự chuyên nghiệp hóa của khoảng 6.000 binh sĩ Trung Quốc đồn trú ở Hồng Kông nhằm nhắc nhở người dân địa phương về sức mạnh quân sự của Bắc Kinh. Ngoài ra, một lực lượng quân sự được trang bị và huấn luyện tốt sẽ đối phó hiệu quả hơn với những mối đe dọa nhằm vào sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với đặc khu.(NLĐ)