Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 17-11-2017

  • Cập nhật : 17/11/2017

Trung Quốc xây cơ sở thử vũ khí có thể tấn công Mỹ trong 14 phút

Giới nghiên cứu Trung Quốc vừa tiết lộ đang xúc tiến xây dựng một đường hầm gió mà họ cho là mạnh nhất thế giới để thử những vũ khí bội siêu thanh có thể tấn công bờ tây của Mỹ chưa đầy 14 phút.

trung quoc da nhieu lan thu thiet bi bay voi van toc gap nhieu lan van toc am thanh chup tu man hinh scmp

Trung Quốc đã nhiều lần thử thiết bị bay với vận tốc gấp nhiều lần vận tốc âm thanh CHỤP TỪ MÀN HÌNH SCMP

Cụ thể, nhà khoa học Trung Quốc Triệu Vĩ, người đang tham gia dự án nói trên, cho hay các nhà nghiên cứu đang nỗ lực để đưa đường hầm gió mới vào hoạt động trong năm 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho chương trình phát triển vũ khí bội siêu thanh của nước này, theo tờ South China Morning Post ngày 16.11.

Giáo sư Ngô Đại Phương tại Đại học Không gian vũ trụ Bắc Kinh dù không tham gia dự án nhưng nhận định đường hầm mới là “một trong những cơ sở thử cỗ máy bội siêu thanh tiên tiến và mạnh nhất trên thế giới”. Đường hầm gió mạnh nhất thế giới hiện nay là cơ sở LENX-X ở bang New York của Mỹ, vận hành với vận tốc 10 km/giây, gấp 30 lần tốc độ âm thanh.

Trong đường hầm mới của Trung Quốc sẽ có một khu thử nghiệm đủ sức chứa máy bay tương đối lớn. Để tạo ra một luồng không khí với tốc độ cực kỳ cao, các nhà nghiên cứu sẽ kích nổ nhiều ống chứa hỗn hợp khí ôxy, hydro và nitơ để tạo ra hàng loạt vụ nổ có thể phóng ra 1 tỉ watt điện trong tích tắc, theo ông Triệu.

Ông Triệu cho biết thêm công trình xây dựng đừờng hầm gió mới do chính đội đã xây JF12, đường hầm có khả năng tạo ra các điều kiện cho chuyến bay với tốc độ từ mach 5 (6.125 km/giờ) đến mach 9 (11.025 km/giờ) và ở tầm bay từ 20-50 km. Theo truyền thông Trung Quốc, kể từ khi được hoàn tất hồi năm 2012, JF12 luôn hoạt động hết công suất, cứ 2 ngày lại có một đợt thử mới, do bước phát triển vũ khí bội siêu thanh của Bắc Kinh tăng đáng kể trong những năm gần đây.

Tờ South China Morning Post dẫn lời giáo sư Ngô cho rằng Mỹ và Trung Quốc vừa “bắt đầu cuộc đua bội siêu thanh”. Hồi năm 2011, quân đội Mỹ thử một máy bay không người lái HTV-2 với vận tốc mach 20, nhưng chuyến bay siêu thanh này chỉ kéo dài vài phút trước khi thiết bị rơi xuống Thái Bình Dương. Hồi tháng 3. 2017, Trung Quốc nói đã 7 lần thử nghiệm thành công siêu vũ khí WU-14 với vận tốc từ mach 5 đến mach 10, theo South China Morning Post.

Những quốc gia khác như Nga, Ấn Độ và Úc cũng đã thử các mẫu đầu tiên của thiết bị bội siêu thanh có thể được dùng để triển khai tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.(Thanhnien)
----------------------------

Đức nuôi tham vọng quân đội mới châu Âu chống Nga

Lãnh đạo cơ quan tình báo Đức chỉ trích Nga là mối nguy tiềm ẩn, đối phó bằng liên minh quân sự mới.

Hôm 15/11, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Liên bang Đức (BND) Bruno Kahl đã lên tiếng cảnh báo các mối nguy từ phía Nga trong việc hiện đại hóa quân đội để làm suy yếu châu Âu.

Theo Reuters dẫn lại lời ông Bruno Kahl phát biểu trong một cuộc họp tại trụ sở cơ quan này rằng, Nga nên được xem xét là "mối nguy tiềm ẩn" chứ không phải là một đối tác trong việc xây dựng an ninh châu Âu.

lanh dao co quan tinh bao bruno kahl va thu tuong duc angela merkel.

Lãnh đạo cơ quan tình báo Bruno Kahl và Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Dẫn các bằng chứng về sự hiện đại của lực lượng vũ trang Nga được thể hiện trong cuộc tập trận quân sự chung lớn mang tên Zapad 2017 với Belarus vài tháng trước. Cuộc tập trận diễn ra trong suốt chiều dọc biên giới với các nước thành viên Baltic của châu Âu.

"Trong toàn bộ khu vực quân sự ở phía tây, phía Nam, phía Bắc, phạm vi của lực lượng vũ trang Nga đã đạt đến tầm cao mới"- ông Kahl nói.

Ông Kahl cho rằng, mức độ hiện đại hóa lực lượng vũ trang của nước này đang ở mức đáng báo động.

Lãnh đạo cơ quan tình báo Đức nhấn mạnh, Điện Kremlin đang nhắm đến giấc mộng lãnh đạo châu Âu một lần nữa.

"Nói một cách rõ ràng: Thay vì một đối tác cho an ninh châu Âu, chúng ta đang có một nguy cơ tiềm ẩn là Nga.

Nga đang trở lại làm một diễn viên chính trị thế giới và sẽ là một người hàng xóm không thoải mái" - ông Kahl nêu rõ.

Lãnh đạo Tình báo Đức nhấn mạnh, Đức, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) cần bắt buộc theo sát các nhiệm vụ tình báo với đối tác Mỹ, coi đó là một phần thiết yếu trong việc duy trì quyền lực châu Âu trên lãnh thổ của mình.

Ông Kahl cũng không quên ca ngợi rằng, Mỹ là quốc gia duy nhất có quân đội đóng quân trên 3 mặt trận địa chính trị quan trọng nhất trên thế giới: Đông Âu, Vịnh Ba Tư và Đông Á.

Người đứng đầu cơ quan tình báo Đức nhận định, Mỹ có khoảng 34.000 binh lính đóng quân ở Đức và nó thể hiện mức độ hợp tác chặt chẽ về an ninh giữa Berlin và Washington vẫn tồn tại. Chỉ có Mỹ mới có thể giúp châu Âu trong vài năm tới đối trọng với Nga trên các mặt trận ở biên giới.

Cảnh báo về mối nguy hiểm của Nga của lãnh đạo cơ quan tình báo Đức tiếp nối các nỗ lực thời gian qua của châu Âu trong việc đánh giá sự can thiệp của Moscow trên các mặt trận chính trị, dân chủ, quân sự...

chau au phong ve truoc moi lo tu phia nga.

Châu Âu phòng vệ trước mối lo từ phía Nga.

Hôm 13/11, Liên minh châu Âu (EU) đã tiến thêm một bước nữa trong lộ trình xây dựng liên minh quân sự riêng bằng việc thông qua hiệp ước quốc phòng chung Cơ chế hợp tác thường xuyên (PESCO).

Đây được coi là một giải pháp cho nền quốc phòng của châu Âu nhằm loại bỏ các dư thừa và tinh giản các thương vụ quốc phòng, tăng cường mạng lưới vận chuyển rộng khắp khu vực. Ngoài ra các dự án thuộc PESCO còn nhằm mục đích xây dựng chương trình đào tạo chung của lực lượng quân đội.

Cơ chế liên minh quân sự mới bên cạnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của châu Âu cho thấy các nỗ lực của EU trong việc đối phó với mối nguy từ bên ngoài, đặc biệt là Nga.

Sự ra đời của liên minh PESCO được cho là bước đi nâng cấp và hiện thực hóa kêu gọi của Trung tướng Ben Hodges - Chỉ huy đội quân Mỹ tại châu Âu khi cho rằng, một “Schengen quân sự” ở châu Âu là rất cần thiết để kiềm chế Nga.

Theo lời viên tướng Mỹ, khi vận chuyển vũ khí và hàng quân sự qua biên giới các nước châu Âu cần phải có hiệu lực  của quy tắc đặc biệt cho phép điều chuyển lực lượng NATO nhanh chóng hơn.

Tướng Hodges tuyên bố: "Liên minh phải có khả năng di chuyển mau lẹ, thậm chí là nhanh hơn lực lượng vũ trang Nga nếu chúng ta muốn tiềm năng kiềm chế của chúng ta đạt hiệu quả".

Châu Âu đã gia tăng các lo ngại về sự ủng hộ của Mỹ đối với NATO kể từ khi ông Donald Trump làm Tổng thống Mỹ.

Khi ông Trump còn là một ứng cử viên chạy đua chiếc ghế Nhà Trắng, ông đã từng chỉ trích NATO là vô dụng và các thành viên châu Âu không nộp đủ nghĩa vụ tài chính để có được sự hỗ trợ lớn hơn trong việc bảo đảm an ninh.

Với lo ngại về tính hiệu quả của NATO mà vẫn đảm bảo việc thiết lập một cơ chế "Schengen quân sự", PESCO ra đời đã thể hiện phần nào sự chuẩn bị của mình để đối phó với mối lo từ phía bên giới phía Đông.(Baodatviet)
-----------------------------------------

Nga sẽ tăng sức mạnh “quái thú” Pantsir-SM

Ngày 12.1.2017, TASS dẫn phát biểu của tổng giám đốc tập đoàn Các tổ hợp vũ khí độ chính xác cao Alexander Denisov cho biết, tập đoàn này đang hoàn thiện nguyên mẫu thiết kế – thử nghiệm tổ hợp pháo phòng không – tên lửa Pantsir – SM, phiên bản cải tiến sâu của Pantsir – S1.

nguyen mau to hop phao - ten lua phong khong pantsir -s1 - anh minh hoa tvzvezda

Nguyên mẫu tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir -S1 - ảnh minh họa TVzvezda

Trả lời phỏng vấn của TASS, tổng giám đốc Alexander Denisov nói, toàn bộ thiết kế của Pantsir – SM sẽ được hoàn thiệt vào năm 2019. Hiện nay tập đoàn đang chế tạo một số phiên bản của tổ hợp, những phiên bản này sẽ được thử nghiệm thực tế để hoàn thiện thiết kế, đáp ứng những yêu cầu khắt khe của Bộ quốc phòng.

Tháng 09.2017, thứ trưởng Bộ quốc phòng Yuriy Borisov cho biết, phiên bản hiện đại hóa sâu của tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Pantsir - SM tăng tầm sẽ được hoàn thiện vào cuối năm 2018.

Sự khác biệt của tổ hợp Pantsir – SM sẽ là: tổ hợp được trang bị radar anten mảng pha, cho phép phát hiện mục tiêu trên khoảng cách đến 75 km. Nhờ đó tầm bắn hiệu quả của tên lửa phòng không tổ hợp Pantsir-SM sẽ đạt đến 40 km, tăng gấp đôi so với Pantsir-S1. Tầm cao tác chiến của tên lửa đạt đến 35 km. Số lượng tên lửa dự kiến trang bị cũng nhiều hơn.

Tổ hợp Pantsir – S1 (định danh NATO  là - SA-22 Greyhound ), là tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm gần, lắp đặt trên các phương tiện cơ giới có sức cơ động cao. Tổ hợp được phát triển từ năm 1994, trải qua các cuộc thử nghiệm khắt khe nhất cấp nhà nước và được hiện đại hóa nhiều lần theo yêu cầu thực tế của chiến trường.

Tổ hợp được sử dụng để bảo vệ các mục tiêu dân sự và quân sự chống lại tất cả các phương tiện tấn công đường không hiện tại và trong tương lai. Đồng thời với hỏa lực mạnh, tổ hợp có thể phòng thủ chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa có và không có điều khiển từ các phương tiện tác chiến mặt đất và mặt nước.

Trên chiến trường Syria, tổ hợp Pantsir – S1 được sử dụng để bảo vệ căn cứ sân bay quân sự Hmeymim thuộc tỉnh Latakia và tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400. Trong thời gian tham gia hoạt động trên chiến trường, Pantsir – S1 đã nhiều lần tiêu diệt các mục tiêu như tên lửa không điều khiển BM-21 Grad, máy bay không người lái các loại và cả bóng bay mang thuốc nổ. Những loại vũ khí này do các tay súng khủng bố sử dụng để tấn công vào căn cứ.

Trong tương lai, Pantsir – SM sẽ là tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm gần có hệ thống điều khiển hỏa lực được số hóa cao độ, có khả năng theo dõi, giám sát, phân loại và tấn công nhiều mục tiêu theo cơ chế tự động hóa chuyển tiếp mục tiêu ưu tiên. Tổ hợp cũng có thể có khả năng tiêu diệt tất cả các loại máy bay không người lái tấn công hiện nay và trong tương lai, bao gồm cả các máy bay không người lái tàng hình mang tên lửa tự dẫn cũng như các loại UAV trinh sát kích thước nhỏ.

Các nhà phát triển Pantsir – SM cũng hướng đến khả năng tiêu diệt các mục tiêu là đạn pháo tầm xa có điều khiển, tên lửa phóng từ các phương tiện mang mặt đất, mặt nước có tốc độ siêu âm. (Viettimes)

Nga sẽ tăng sức mạnh “quái thú” Pantsir-SM  - ảnh 1

Nga sẽ tăng sức mạnh “quái thú” Pantsir-SM  - ảnh 2

Nga sẽ tăng sức mạnh “quái thú” Pantsir-SM  - ảnh 3

qua trinh nghien cuu thiet ke va hien dai hoa to hop pantsir tai nha may

Quá trình nghiên cứu thiết kế và hiện đại hóa tổ hợp Pantsir tại nhà máy

mau thiet ke hien dai hoa pantsir - sm

Mẫu thiết kế hiện đại hóa Pantsir - SM

phien ban mau pantsir -sm don

Phiên bản mẫu Pantsir -SM đơn

phien ban to hop pantsir - sm voi mot xe phong ten lua tang cuong 24 dan, dua to hop co trang bi den 36 dan trong 1 don vi chien dau - chum anh bastion-opk.ru

Phiên bản tổ hợp Pantsir - SM với một xe phóng tên lửa tăng cường 24 đạn, đưa tổ hợp có trang bị đến 36 đạn trong 1 đơn vị chiến đấu - chùm ảnh bastion-opk.ru

 

 

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 17-11-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 17-11-2017

    Ông Donald Trump rục rịch xoay trục?; Hàn Quốc yêu cầu Mỹ không chiến tranh với Triều Tiên; Trung Quốc cam kết không dùng vũ lực với Philippines ở Biển Đông; Báo Triều Tiên gọi ông Trump là "tội phạm", phải chịu hình phạt cao nhất

  • Tin thế giới đáng chú ý 16-11-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 16-11-2017

    Việt Nam tiếp nhận xe tăng T-90S Nga, báo Trung Quốc bàn tán “dìm hàng“; ASEAN, Mỹ, EU cam kết bảo vệ an ninh hàng hải; Trung Quốc sẽ đàm phán COC với ASEAN; Trung Quốc gửi đặc phái viên cấp cao tới Triều Tiên

Bài cùng chuyên mục