Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý sáng 04-11-2017
- Cập nhật : 04/11/2017
Tuyên bố của Nga về vũ khí mới bán cho Việt Nam?
Theo Sputnik, tại Triển lãm Defense & Securuty-2017, Tập đoàn Tehmash sẽ thảo luận với đại diện quốc phòng Thái Lan, Việt Nam và Indonesia về cung cấp vũ khí mới.
Tuyên bố này được đích thân Tổng giám đốc Tập đoàn Tehmash, ông Vladimir Lepin cho biết hôm 2/11. "Tham gia Triển lãm Quốc phòng và An ninh là bước tiếp theo của chúng tôi để tăng cường vị trí của Nga trên thị trường vũ khí thế giới.
Phái đoàn của Tehmash tham gia tích cực các chương trình kinh doanh của sự kiện, các cuộc họp theo lịch trình và đàm phán với đại diện của Thái Lan, Việt Nam và Indonesia để thảo luận về các hợp đồng hiện có và định hướng hợp tác tương lai", vị tổng giám đốc này cho biết.
Các sản phẩm của Techmash sẽ được giới thiệu tại sự kiện này bao gồm súng chống tăng RPG-30 và RPG-26, cũng như đạn cho tăng, pháo hải quân, chẳng hạn như đạn 125 mm cho T-72 và T-90, 3UOF17 cho BMP-3. Triển lãm Defence & Securuty-2017 sẽ được tổ chức từ ngày 6 - 9/11 tại Bangkok, Thái Lan.
Ngay trước thời điểm ông Vladimir Lepin đưa ra tuyên bố trên, nhà sản xuất cũng đã chính thức chào bán súng chống tăng RPG-30 đến Việt Nam. Căn cứ vào thông tin này có thể thấy, nhiều khả năng RPG-30 sẽ là vũ khí được ưu tiên trong các cuộc đàm phán tới đây giữa nhà sản xuất và Việt Nam.
Theo giới thiệu từ Tập đoàn Tehmash, RPG-30 được thiết kế theo dạng 2 ống đạn kép, gồm một đầu đạn chính cỡ 105mm và một đầu đạn chim mồi cỡ nhỏ hơn. Khi tấn công mục tiêu, đạn giả lập sẽ phóng trước để kích hoạt hệ thống phòng ngự chủ động hay công phá lớp giáp phản ứng nổ trên phương tiện chiến đấu của đối phương. Sau đó, đầu đạn chính mới được phóng đi để tấn công và xuyên thủng giáp chính.
Điểm đặc biệt của RPG-30 khi sử dụng cơ cấu phóng trên là hệ thống phòng ngự chủ động của đối phương sẽ nhận nhầm và tấn công đầu đạn giả phóng trước và không có đủ thời gian kích hoạt tiếp khi đầu đạn chính phóng tới.
RPG-30 là loại súng phóng lựu chống tăng đầu tiên trên thế giới với khả năng đảm bảo 100% tiêu diệt xe bọc thép, xe tăng hiện tại và trong tương lai được trang bị giáp phản ứng nổ tiên tiến nhất như giáp phản ứng nổ chủ động Zaslon, APS...
Đây là loại giáp đặc biệt được bố trí trên các tháp pháo của tăng, thiết giáp. Khi quả đạn chống tăng hoặc tên lửa chống tăng có điều khiển bay gần tới đối tượng bảo vệ của giáp, nó sẽ lập tức tác động lên quả đạn chống tăng hoặc tên lửa kích nổ từ xa, hoặc làm chệch quỹ đạo khỏi đối tượng giáp bảo vệ.
Đối với RPG-30 thì giáp phản ứng nổ chủ động lại trở lên vô dụng. Thành phần của RPG-30 gồm 2 ống phóng song song (một ống phóng đạn PG-29 và 1 ống phóng tên lửa). RPG-30 sử dụng đạn của súng phóng lựu RPG-29 bố trí trước sau chủng xuyên lõm PG-29V.
Ngoài ra RPG-30 còn bổ sung tên lửa, mục đích để loại bỏ giáp phản ứng nổ chủ động. Khi bắn tên lửa sẽ lao vào mục tiêu và "hy sinh" dưới tác động của giáp phản ứng nổ chủ động, bay tiếp sau tên lửa là quả đạn PG-29V với khả năng xuyên giáp tới 650mm chắc chắn hạ gục bất kể 1 loại tăng, thiết giáp nào.
Hệ thống súng phóng lựu đặc biệt này có chiều dài 1,135m, nặng 10,3kg và bao gồm một ống phóng đường kính 105mm chứa đạn tên lửa, bên dưới là một ống phóng nhỏ hơn có đường kính 42mm để bắn ra một quả đạn làm mồi bẫy kích hoạt hệ thống APS trước khi đầu đạn chính phá hủy xe tăng.
Được biết, đạn chống tăng của hệ thống RPG-30 có thể xuyên được lớp giáp phản ứng nổ cộng thêm 600mm giáp đồng nhất, 1,5m với bê tông và hơn 2m với tường gạch.(Baodatviet)
-------------------------
Trung Quốc phá mạng lưới buôn bán vũ khí quốc tế, bắt 58 người
Cảnh sát Trung Quốc vừa bắt giữ 58 nghi phạm liên quan đến một mạng lưới buôn bán vũ khí quốc tế trong một cuộc điều tra kéo dài hơn một năm, theo báo Thepaper ngày 2.11.
Một số vũ khí bị tịch thu trong chiến dịch truy quét mạng lưới buôn bán vũ khí ở Trung Quốc CHỤP TỪ MÀN HÌNH NEWS.GXNEWS.COM.CN
Trong số nghi phạm bị bắt có người nước ngoài, nhưng Thepaper không nói rõ quốc tịch. Ngoài việc bắt các nghi phạm, cảnh sát còn tịch thu 40 vũ khí, 20.000 viên đạn chì, 14 súng hơi cùng một số lựu đạn và thiết bị chế tạo súng.
Mạng lưới nói trên được cho là mua các bộ phận súng từ nước ngoài rồi bán lậu ở Trung Quốc bằng cách sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh. Giới chức xác định thành phố Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông là đầu vào chính, còn thành phố Liễu Châu của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây là nơi phân phối vũ khí quan trọng của mạng lưới buôn bán vũ khí.
Cuộc điều tra bắt đầu sau khi cảnh sát Thâm Quyến phát hiện 14 gói hàng chứa nhiều bộ phận vũ khí trái phép, tất cả được gửi tới những địa chỉ ở Liễu Châu, vào tháng 9.2016. Đến tháng 1.2017, cảnh sát bắt đầu chiến dịch truy quét mạng lưới này. Sau khoảng 4 tháng, giới công lực bắt được kẻ cầm đầu mạng lưới họ Ngô, dân Quảng Tây, và 3 đồng phạm trong cuộc bố ráp vào một cơ sở tàng trữ vũ khí ở Liễu Châu. Ngô, 30 tuổi, thừa nhận thiết lập mạng lưới bán vũ khí vào năm 2015 và tuyển mộ bạn bè và người thân của mình. Ngô còn tiết lộ địa chỉ của các khách hàng và nhờ đó cảnh sát có thể tịch thu số vũ khí đã bán đi.(Thanhnien)
----------------------------
Giới chuyên gia: Thế giới đang cận kề chiến tranh hạt nhân
Thế giới đang ngày càng gận kề với một cuộc chiến tranh hạt nhân và nguy cơ này lớn hơn nhiều lần so với các năm trước.
Nhận định trên do Thư ký điều hành của Tổ chức Hiệp ước cấm thử nghiệm hạt nhân Toàn diện (CTBTO) Lassina Zerbo đưa ra. Theo đó, căng thẳng xung quanh chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, cũng như các nỗ lực bất thành của cộng đồng quốc tế trong việc thuyết phục nước này ký kết và phê chuẩn Hiệp ước về Cấm thử hạt nhân toàn diện đang khiến thế giới rơi vào tình cảnh nguy hiểm.
Ông Lassina Zerbo cũng nhận định với Sky News rằng rủi ro xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân đang ngày càng gia tăng.
“Tôi nghĩ rằng rủi ro trong thời điểm này lớn hơn nhiều so với thời điểm tôi gia nhập vào tổ chức này (CTBTO) 13 năm trước. Thế giới đã rơi vào tình cảnh nguy hiểm hơn. Từ thời Chiến tranh lạnh đến nay chúng tavẫn chưa rơi vào tình cảnh mà thế giới căng thẳng đến mức không ai có thể hình dung điều gì đang xảy ra”- người đứng đầu CTBT chia sẻ quan điểm của mình.
Hiệp ước về Cấm thử hạt nhân toàn diện được 166 quốc gia ký kết và phê chuẩn. Ngoài ra còn có 17 quốc gia khác, trong đó có Iran, Trung Quốc, Israel và Mỹ ký kết nhưng không phê chuẩn hiệp ước này. Ngoài ra, còn có 13 quốc gia, trong đó có Triều Tiên, không ký kết cũng như không phê chuẩn hiệp ước này.
Trong khi đó, CTBTO vẫn đang tiến hành quan sát và tìm kiếm các bằng chứng về các vụ thử hạt nhân trên thế giới. Trong vòng một vài năm gần đây, Triều Tiên đang đẩy mạnh tốc độ phát triển chương trình hạt nhân của mình. Tháng 9/2017, trong khi tham dự phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại NewYork, Mỹ, Ngoại trưởng Triều Tiên Lee Yong Ho đã cảnh báo rằng Bình Nhưỡng có thể sẽ cho thử nghiệm quả bom nhiệt hạch (bomH) mạnh nhất ở Thái Bình Dương.
Ông Lassina Zerbo coi đây là hành động hết sức nguy hiểm. “Điều đó sẽ rất nguy hiểm đối với môi trường và đặc biệt nguy hiểm đối với tính mạng con người vì trong thời đại ngày nay, vũ khí hạt nhân có sức hủy diệt lớn hơn nhiều lần so với các vụ thử nghiệm được thực hiện 45 năm trước”- nhà lãnh đạo CTBTO giải thích.
Hiện CTBTO cũng đang tiến hành theo dõi các dấu hiệu thử hạt nhân trên thế giới thông qua 300 trạm kiểm soát được đặt ở trong vùng băng giá lạnh của Canada, trên các điểm cao ở châu Mỹ Latinh và ngay cả trong đại dương. Tuy nhiên, tổ chức này lại không thể thực hiện một cách đầy đủ các chức năng của mình khi tất cả các nước ký kết hiệp ước này chưa phê chuẩn nó.
Theo Lassina Zerbo, việc không có tiến triển nào trong hoạt động đang khiến ông và cả tổ chức này rất thất vọng. “Bạn thức dậy vào buổi sáng và biết được về một vụ thử khác. Và khi bạn thấy các bài phát biểu hùng hồn được đưa ra nhưng các nhà lãnh đạo đôi khi không tìm thấy giải pháp trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, thì điều đó thật đáng sợ”- Thư ký điều hành CTBTO thừa nhận.
Trong tuần qua, báo chí đã đưa tin về việc một đường hầm gần khu vực thử nghiệm hạt nhân Pungeri của Triều Tiên đã bị sập khiến 200 người thiệt mạng. Được biết, khu thử nghiệm này được sử dụng từ năm 2006 và hiện không ở trong tình trạng tốt nhất sau 6 lần Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân. Vụ thử mới nhất và có công suất lớn nhất mới được Triều Tiên thực hiện trong tháng 9/2017.
Tình hình trên bán đảo Triều Tiên trở nên hết sức căng thẳng vì Bình Nhưỡng đang rất tích cực trong việc thúc đẩy các chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của mình. Trong tháng 7/2017, Triều Tiên đã 2 lần tiến hành các vụ thử tên lửa đạn đạo. Đến ngày 29/8 và 15/9, Triều Tiên tiếp tục tiến hành 2 vụ phóng thử tên lửa bay qua lãnh thổ Nhật Bản. Ngày 3/9, nước này tuyên bố đã tiến hành thử thành công bom nhiệt hạch, đồng thời tuyên bố rằng có thể lắp đặt loại bom này trong đầu đạn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Tình hình càng trở nên căng thẳng hơn vì sau mỗi một vụ thử, lãnh đạo Triều Tiên và Tổng thống Mỹ đều đưa ra những tuyên bố hết sức cứng rắn nhằm vào nhau. Đến ngày 30/10 vừa qua, Mỹ đã tiếp tục tiến hành cuộc tập trận thường niên mang tên “sấm sét toàn cầu” (GlobalThunder) của lực lượng hạt nhân chiến lược. Cũng trong ngày này, người phát ngôn của Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ (STRATCOM) Brian Maguire tuyên bố rằng Mỹ đã thông báo trước do Nga về vụ tập trận này theo tinh thần thỏa thuận song phương Nga-Mỹ về các biện pháp cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược (START-3).
Còn trong tuần trước, Nga cũng đã tổ chức cuộc diễn tập về điều hành các lực lượng hạt nhân chiến lược. Tổng thống Nga V.Putin đã trực tiếp quan sát cuộc diễn tập này. TheoThư ký Báo chí Điện Kremlin Dmitri Peskov, cuộc diễn tập này được thực hiện để rèn luyện khả năng phối hợp giữa Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga, Lực lượng tàu ngầm của Hạm đội phương Bắc, Hạm đội Thái Bình Dương và không quân tầm xa của Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga.
Theo đại diện điện Kremlin, Tổng thống Nga Putin đã đích thân nhấn nút phóng 4 quả tên lửa đạn đạo, trong đó có 3 quả được bố trí ở trên tàu ngầm và 1 quả được bố trí tại sân bay vũ trụ Plesetsk ở tình Arkhangensk.(Infonet)
------------------------------
Tổ hợp TCĐT Việt Nam được bảo vệ bằng lưới chống radar
Để đảm bảo khả năng tác chiến và tránh sự nhòm ngó từ lực lượng trinh sát đối phương, các tổ hợp TCĐT Việt Nam được trang bị loại lưới đặc biệt.
Trang bị đỉnh cao
Hiện nay Nhà máy Z176 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã sản xuất thành công lưới ngụy trang có thể chống trinh sát radar và hồng ngoại.
Trước sự phát triển của khoa học, công nghệ, các phương tiện trinh sát của đối phương ngày càng tinh vi và hiện đại, vì vậy, việc đầu tư nghiên cứu vật liệu ngụy trang có hàm lượng công nghệ cao đã và đang là yêu cầu cấp thiết.
Trong những năm qua, Nhà máy Z176 đã tập trung mọi mặt cho nhiệm vụ nghiên cứu, chế thử và sản xuất thành công lưới ngụy trang sử dụng vật liệu mới là vật liệu nano, dẫn từ.
Nếu như trước đây, lưới ngụy trang chỉ có tính năng chống trinh sát quang học thì hiện nay, sản phẩm mới đang được Nhà máy Z176 sản xuất có thêm nhiều tính năng ưu việt, bảo đảm độ che phủ, chống trinh sát radar và hồng ngoại.
Sản phẩm đã được thử nghiệm trong diễn tập của các quân, binh chủng đạt kết quả tốt. Từ thành công đó, Nhà máy Z176 đang tiếp tục nghiên cứu công nghệ sản xuất các sản phẩm ngụy trang ảnh nhiệt cho lực lượng đặc công, trinh sát đặc nhiệm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của bộ đội.
Theo những thông tin được công khai, loại lưới công nghệ cao này đã được trang bị trong một số đơn vị đặc biệt, trong đó có các đơn vị TCĐT.
Nhiệm vụ của TCĐT
Để thích nghi với chiến tranh công nghệ cao, Việt Nam quyết định thành lập Lữ đoàn 87. Vậy tác chiến điện tử có vai trò như thế nào? Tác chiến điện tử hiện nay đang được nâng lên thành thuật ngữ "Chiến tranh phi tiếp xúc".
Khái niệm này được hiểu như một cuộc chiến tranh không tuyên bố, một lực lượng tác chiến có thể tấn công nhiều đối phương trong cùng một thời điểm, hoặc nhiều đối tượng cùng tấn công một đối phương trong nhiều tầng không gian chiến tranh, gây tổn thất nặng nề cho đối phương trước khi cuộc xung đột xảy ra cụ thể.
Tác chiến điện tử trong phạm vi quân sự thực chất là làm chủ, khống chế làn sóng điện từ, gây nhiễu loạn toàn bộ hệ thống chỉ huy, thông tin liên lạc (TTLL), quan sát của địch, qua đó làm cho vũ khí công nghệ cao (VKCNC) của đối phương trở thành “mù, điếc và ngu dốt”, bảo vệ được ta.
TCĐT với 3 nhiệm vụ chủ yếu gồm: Trinh sát điện tử, bảo vệ hệ thống điện tử và chế áp hệ thống điện tử. Trinh sát điện tử: Dùng các phương tiện điện tử để trinh sát quân sự với 6 hình thức, đó là: trinh sát vô tuyến điện; trinh sát vô tuyến truyền hình; trinh sát ảnh nhiệt - hồng ngoại; trinh sát radar; trinh sát âm thanh; trinh sát thủy âm, được tiến hành từ trên không bằng máy bay, trên vũ trụ bằng vệ tinh, trên mặt đất, trên biển bằng hệ thống radar, quan trắc, tàu thuyền và trong lòng biển bằng các phao thủy âm, radar sonar...
Bảo vệ hệ thống điện tử: Là toàn bộ các hoạt động làm cho các phương tiện điện tử của ta làm việc an toàn, ổn định, trước sự gây nhiễu và đánh phá của địch, chống trinh sát điện tử của địch.
Chế áp điện tử: Là toàn bộ các biện pháp và hoạt động làm tê liệt hoặc hạn chế hiệu quả sử dụng các phương tiện điện tử của đối phương. Gồm 2 hình thức tiến hành là chế áp cứng và chế áp mềm. Chế áp cứng là phá huỷ một phần hoặc hoàn toàn phương tiện điện tử bằng hỏa lực, bằng xung lực hoặc các năng lượng khác.
Chế áp mềm là sử dụng năng lượng điện từ trường phát xạ hoặc phản xạ lại, đánh lừa điện tử để ngăn cản, loại trừ hoặc làm giảm hiệu quả hoạt động các phương tiện điện tử của đối phương với các biện pháp như gây nhiễu, tao mục tiêu giả…
Với Việt Nam thì chúng ta chưa đủ sức để phản công điện tử, chống tác chiến điện tử với hình thức chế áp cứng với đối phương là Mỹ, nhưng bảo vệ hệ thống điện tử, chế áp mềm thì Việt Nam có đủ tự tin, bản lĩnh và kinh nghiệm phong phú.
Thông thường, chiến tranh ngày thường diễn ra với kịch bản: Đầu tiên, máy bay tàng hình, tên lửa hành trình từ các tàu ngầm, tàu nổi mở màn, tấn công vào lãnh thổ nhằm làm cho hệ thống radar phòng không, hệ thống thông tin chỉ huy liên lạc tê liệt hoặc thiệt hại nặng khiến đối phương như tê liệt. Tiếp theo, không quân xuất kích chiếm lĩnh, thống trị bầu trời săn diệt những mục tiêu quân sự còn lại...
Nếu không phá hủy được hệ thống radar và các hệ thống tác chiến điện tử khác, nghĩa là khả năng phòng không, phát hiện mục tiêu, sự thông tin liên lạc chỉ huy của đối phương chưa bị đánh quỵ thì giá phải trả của không quân, chiến hạm khi bị giáng trả là không tránh khỏi.
Điều rút ra quan trọng ở VKCNC luôn phát huy tác dụng khi tồn tại trong môi trường điện tử thuận lợi. Tuy nhiên, dù cho có một hệ thống trinh sát điện tử hiện đại thì kết quả tín hiệu, thông tin thu được sẽ vô dụng khi thiếu đi yếu tố con người.
Vì vậy, sự ra đời của Lữ đoàn tác chiến điện tử 87 trực thuộc Cục tác chiến điện tử là một sự thay đổi về lượng để chuyển biến về chất, đưa hoạt động tác chiến điện tử của quân đội tiến lên chính quy, hiện đại, tinh nhuệ.(Baodatviet)