Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý sáng 03-11-2017

  • Cập nhật : 03/11/2017

Việt Nam có cần phiên bản súng Tavor-AR Israel?

Dù được đánh giá rất cao nhưng phiên bản súng Tavor-AR do Israel sản xuất chưa hẳn đã được Việt Nam quan tâm.

Theo Jane's Defence Weekly, tại Triển lãm An ninh - Quốc phòng Thái Lan 2017 tại Bangkok diễn ra vào ngày 6/11 tới đây, nhà sản xuất quốc phòng IWI của Israel (Israel Weapon Industries) sẽ chính thức giới thiệu phiên bản mới của súng Tavor là khẩu Tavor AR.

Jane's cho rằng, việc IWI giới thiệu phiên bản mới Tavor AR tại Thái Lan có khả năng mong muốn sớm bán được mẫu súng này tới Việt Nam, Thái Lan, Philippines - các quốc gia Đông Nam Á đang sử dụng súng trường Tavor.

Khả năng này là hoàn toàn có thể bởi hiện nay Việt Nam đã đưa vào trang bị khẩu TAR-21 và CTAR-21 cũng của Israel sản xuất.

sung tar-21 trong quan doi viet nam.

Súng TAR-21 trong Quân đội Việt Nam.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, chưa chắc phiên bản Tavor AR đã tạo được sự hấp dẫn bởi hiện nay, do làm chủ công nghệ và dây chuyền sản xuất nên có thể trong tương lai, Nhà máy Z111 sẽ sản xuất phiên bản mới của khẩu Galil ACE-32.

Thông tin này được Kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam nói đến trong phóng sự "Công nghiệp quốc phòng ngày nay" phát sóng hồi giữa năm 2016.

Trong phóng sự này, Thượng tá Võ Bạch Ngọc - Trưởng bộ phận Quản lý dự án của Nhà máy Z111 đã cầm khẩu Galil ACE 32 rồi cho biết "... trong tương lai có thể cải tiến, phát triển sản phẩm này sang thành một số những sản phẩm khác".

Như vậy chúng ta đã có ý tưởng chế tạo những biến thể mới rất mạnh của súng trường tấn công Galil, điều cần quan tâm lúc này là Việt Nam sẽ sản xuất tiếp phiên bản nào. Theo giới thiệu từ Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Israel (IMI), phiên bản Galil ACE N với một vài chỉnh sửa nhỏ nhằm khắc phục những thiếu sót trên dòng Galil ACE như loại Việt Nam đang sản xuất.

IMI cho biết, thay đổi đáng kể nhất là súng có một đường ray Picatinny kéo dài suốt phần thân trên, với nắp bệ khóa nòng gắn cố định không thể tháo rời giúp tăng đáng kể sự ổn định và chắc chắn cho kính ngắm, triệt tiêu gần như toàn bộ rung động ảnh hưởng đến độ chính xác ngay cả khi gắn trên nắp bệ khóa nòng.

Bên cạnh đó, đặc trưng khác của Galil ACE N và đã được nâng lên thành tiêu chuẩn đó là súng sẽ sử dụng báng rút thay đổi chiều dài lắp cố định (trên Galil ACE N 31) hay gấp được sang phải (Galil ACE N 32) đi kèm loa che lửa mới, vừa tạo ra sự tiện dụng, thoải mái đối với người bắn đồng thời còn khiến cho súng trông "bắt mắt hơn hẳn".

So với Gali ACE 31/32, rõ ràng Galil ACE N 31/32 sở hữu nhiều ưu điểm hơn, việc nâng cấp cải tiến theo cấu hình này được đánh giá hoàn toàn nằm trong tầm tay của chúng ta khi Nhà máy Z111 đã làm chủ được công nghệ và dây chuyền sản xuất loại súng này theo giấy phép của Israel.

Khả năng này là hoàn toàn có thể bởi trước đó, Việt Nam đã tích hợp thành công súng phóng lựu M203 có nguồn gốc Mỹ lên khẩu Galil ACE phiên bản Việt. Được biết, khẩu M203 là một trong những mẫu súng phóng lựu sử dụng cỡ đạn 40mm được Quân đội Mỹ phát triển trong cuối những năm 1960 nhằm thay thế cho M79 mẫu súng phóng lựu tiêu chuẩn của Mỹ lúc đó.

Đến tận ngày nay, M203 vẫn là mẫu súng phóng lựu tiêu chuẩn của Quân đội Mỹ được trang bị trên nhiều dòng súng bộ binh khác nhau. Nó cũng được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều biến thể khác nhau.

Súng phóng lựu M203 bản tiêu chuẩn có trọng lượng rỗng 1,36 kg; dài 380 mm (nòng dài 305 mm); sử dụng loại đạn 40 x 46 mm tương tự như M79, cho tầm bắn hiệu quả 350 m, tầm bắn tối đa 400 m, tốc độ bắn 5 - 7 phát/phút, sơ tốc đạn 76 m/s.(Baodatviet)
--------------------------

Hé lộ "vũ khí hoàn hảo" giúp Mỹ "hạ gục" Triều Tiên

Ông Thae Yong-ho, một quan chức từng làm việc tại đại sứ quán Triều Tiên ở Anh nhưng đã đào tẩu năm 2016 cho hay, việc phát tán thêm thông tin sẽ mang lại hiệu quả hơn là chi hàng tỷ USD chỉ để đe dọa chiến tranh nhằm hạ gục ông Kim Jong-un.

"Chúng ta có thể nói cho người dân Triều Tiên biết thêm thông tin để họ tự đứng lên để đấu tranh", Reuters dẫn lời ông Thae phát biểu trước Quốc hội Mỹ hôm 1/11.

Khi được hỏi về những thông tin mà ông Thae nhắc tới là gì, ông này cho hay chính là hồ sơ cá nhân của ông Kim Jong-un như ngày sinh để người dân Triều Tiên không còn coi bản thân nhà lãnh đạo và gia tộc họ Kim là "những vị thánh thần". Ông Thae nói thêm, nhiều cuốn video của Hàn Quốc cũng đã có mặt ngày càng nhiều ở Triều Tiên.

ong thae yong-ho, mot quan chuc tung lam viec tai dai su quan trieu tien o anh nhung da dao tau sang han quoc nam 2016. 

Ông Thae Yong-ho, một quan chức từng làm việc tại đại sứ quán Triều Tiên ở Anh nhưng đã đào tẩu sang Hàn Quốc năm 2016. 

"Mỹ đang chi hàng tỷ USD để đối phó với mối đe dọa quân sự nhưng Mỹ đã chi bao nhiêu tiền cho hoạt động phát tán thêm thông tin liên quan tới Triều Tiên trong một năm? Câu trả lời là rất ít", ông Thae nói thêm. 

Đây là lần đầu tiên ông Thae thực hiện chuyến thăm tới Washington giữa lúc cộng đồng thế giới không khỏi lo lắng về chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Trong tuần này, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng sẽ thực hiện chuyến công du đầu tiên tới châu Á kể từ khi nhậm chức.

Phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, ông Thae cho rằng giới chức Mỹ nên gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un ít nhất một lần để thuyết  phục ông Kim hiểu vấn đề cũng như những tổn thất nặng nề khi xảy ra chiến tranh.

Ông Thae cho hay, ông Kim hiện nghĩ rằng mình có thể buộc Mỹ chấp nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân và có thể buộc Mỹ rút toàn bộ lực lượng khỏi bán đảo Triều Tiên.

Trong khi Tổng thống Trump tuyên bố đối thoại với Bình Nhưỡng chỉ tốn thêm thời gian, Washington vẫn đang âm thầm tìm cách tiến hành đối thoại trực tiếp với Triều Tiên.

Trước đó, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim cũng đã không ít lần khẩu chiến qua lại. Thậm chí, ông Kim đã gọi ông Trump là "người có vấn đề về tâm thần", còn nhà lãnh đạo Mỹ đặt biệt danh cho ông Kim là "người tên lửa". (Infonet)
----------------------------

Trung Quốc tăng tốc sản xuất J-20 để "chống tiếp cận" Mỹ

 Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc đã bắt đầu được sản xuất và biên chế hàng loạt, là một bộ phận của chiến lược "chống can dự/chống tiếp cận", chuyên đối phó Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

may bay chien dau j-20 trung quoc. anh: sina.

Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc. Ảnh: Sina.

Hải, không quân Trung Quốc có khoảng 1.700 máy bay tác chiến như máy bay chiến đấu, máy bay tấn công và máy bay ném bom, quy mô số lượng chỉ đứng sau máy bay chiến đấu hiện có của Mỹ.
Theo tờ The National Interest Mỹ ngày 28/10, tỷ lệ phục vụ của máy bay chiến đấu tàng hình trong quân đội Trung Quốc tuy chỉ có 1%, nhưng có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
Năm 2017, 20 máy bay chiến đấu tàng hình J-20 bắt đầu gia nhập không quân Trung Quốc. Đồng thời, máy bay chiến đấu tàng hình J-31 của Công ty máy bay Thẩm Dương chính là phiên bản 2 động cơ của máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ. 
Trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ tăng cường đào tạo bay, hoàn thiện nguyên tắc tổ chức, phát triển các hạ tầng hỗ trợ như vệ tinh do thám, máy bay tiếp dầu, máy bay cảnh báo sớm và mạng lưới radar mặt đất.
Theo quy tắc của quân đội Trung Quốc, các máy bay hiện có như J-7, J-8 và Q-5 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai; J-10, J-11 và J-15 là máy bay thế hệ thứ ba; còn J-20 và J-31 là máy bay chiến đấu mới nhất thuộc thế hệ thứ tư.
Theo báo chí Mỹ, tỷ lệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai của hải, không quân Trung Quốc là 61%, tỷ lệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba là 38%, còn máy bay thế hệ thứ tư chỉ chiếm 1%. 
Nếu tính theo số lượng 1.700 máy bay Trung Quốc mà báo chí Mỹ thống kê thì trong đó số lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai khoảng 1.000 chiếc, máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba khoảng 680 chiếc, còn lại là 20 máy bay chiến đấu J-20.
may bay chien dau j-31 trung quoc. anh: sina.

Máy bay chiến đấu J-31 Trung Quốc. Ảnh: Sina.

Hiện nay, máy bay chiến đấu chủ lực của hải, không quân Trung Quốc là máy bay chiến đấu dòng Su-27, Su-30MKK và J-11, J-11B, J-11D, gần đây còn có máy bay J-15 trang bị cho tàu sân bay, máy bay chiến đấu đa dụng J-16D. Lực lượng máy bay này được tập trung triển khai ở khu vực đông bắc, duyên hải miền đông và “vùng biển phía nam” Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu J-20 đại diện cho tương lai của lực lượng đường không Trung Quốc, mặc dù được phát triển khá muộn, nhưng lại có tiến triển rất nhanh. Sina cho rằng trong 1 năm đã có 20 máy bay J-20 biên chế và có khả năng tác chiến ban đầu. 
Máy bay này được thiết kế để chuyên tấn công khả năng điều động lực lượng của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, là một bộ phận trong chiến lược “chống can dự/chống tiếp cận khu vực” của Trung Quốc.
Nhưng để J-20 phát huy được sức chiến đấu lớn hơn, Trung Quốc còn tích cực phát triển các trang bị khác như máy bay tấn công tàng hình không người lái Lợi Kiếm, máy bay cảnh báo sớm KJ-600 và KJ-3000, máy bay tiếp dầu YY-20.
Sina tự tin cho rằng lực lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba với số lượng ngày càng nhiều đang trở thành “cốt cán” của lực lượng hải, không quân Trung Quốc, làm cho Trung Quốc có khả năng bảo đảm cho khu vực xung quanh không xảy ra “sự cố”. 
may bay chien dau j-11d trung quoc. anh: sohu.

Máy bay chiến đấu J-11D Trung Quốc. Ảnh: Sohu.

Trong khi đó, việc không ngừng tăng cường các loại máy bay bổ trợ khác như Lợi Kiếm, KJ-600, KJ-3000 và YY-20 sẽ giúp cho lực lượng đường không Trung Quốc “nói không” với Mỹ, Nhật Bản.
Sina tự tin cho rằng việc máy bay J-20 đã biên chế hàng loạt cho thấy Trung Quốc đã đi trước Nhật Bản, Hàn Quốc về lực lượng chiến đấu tàng hình thế hệ mới, đang theo sát lực lượng chiến đấu cùng loại mà Mỹ triển khai ở Tây Thái Bình Dương.
Sina tuyên bố, cùng với dây chuyền sản xuất thứ tư đi vào hoạt động, sản lượng máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc sẽ bắt đầu tăng tốc từ cuối năm 2017, đồng thời đến năm 2020 sẽ đuổi kịp số lượng máy bay chiến đấu tàng hình F-22 có trong biên chế hiện có của Mỹ. Sina coi đây là một sự kiện mang tính “vạch thời đại”.(Viettimes)
-----------------------

Việt Nam tăng niên hạn sử dụng cho Su-30

Không chỉ tự nâng cấp, Việt Nam còn tăng niên hạn sử dụng thành công cho nhưng tiêm kích hàng đầu hiện nay như Su-27 và Su-30MK2.Theo báo Phòng không, trong chuyến thăm Nhà máy A32 hôm 31/10, Trung tướng Lê Huy Vịnh - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ) đã biểu dương kết quả mà Nhà máy A32 đã thực hiện trong thời gian qua như:

Hoàn thành giai đoạn 2 Dự án "Sửa chữa lớn, tăng tổng niên hạn sử dụng máy bay Su-27 và máy bay Su-30 MK2"; sửa chữa các loại máy bay dòng Su-22, sửa chữa xe máy đặc chủng… Đồng thời, yêu cầu Nhà máy tiếp tục nghiên cứu, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, làm chủ dây chuyền công nghệ sửa chữa các loại máy bay Su-27, Su-30; nghiên cứu sửa chữa các khối vật tư cho các đơn vị trong Quân chủng.

chiec su-27 so hieu 8526 sau khi duoc nang cap.

Chiếc Su-27 số hiệu 8526 sau khi được nâng cấp.

Như vậy, cùng với việc sửa chữa, Việt Nam đã đạt được bước tiến lớn khi tăng niên hạn sử dụng cho cả Su-27 và Su-30 - những chiến đấu cơ tối tân nhất hiện nay trong Không quân Việt Nam. Việc sửa chữa và nâng cấp chiến đấu cơ do Phân xưởng 6 thuộc Nhà máy A32 thực hiện.

"Phân xưởng 6 là nơi tổng lắp ráp, kiểm thử, bay thử cho máy bay Su-27. Ngoài ra, Phân xưởng còn sửa chữa cục bộ, tăng hạn sử dụng thay Foam (Chất chống cháy nổ thùng dầu của máy bay chiến đấu) và cơ động sửa chữa nắp buồng lái dòng máy bay Su cho các đơn vị", Đại úy, Kỹ sư Đinh Văn Hoan cho biết.

Hiện nay, đơn vị đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật như máy kiểm tra lá hướng dòng động cơ Su-27; Chế tạo mới máy tạo áp thủy lực; Xe tháo lắp, bộ dụng cụ tháo lắp động cơ. Phân xưởng đã cùng với các đơn vị trong Nhà máy sửa chữa lớn và tăng tổng niên hạn sử dụng và bay thử thành công cho máy bay Su-27 số hiệu 8526; tăng hạn sử dụng cho 10 lượt máy bay Su-27.

Ngoài ra, nhà máy còn sửa chữa tăng cường cho hệ thống nhiên liệu trên 4 máy bay Su-30 và khắc phục nhiều hỏng hóc của các loại máy bay khác.

Việc kéo dài niên hạn sử dụng và nâng cấp thành công chiến đấu cơ thể hiện trình độ vượt bậc của Việt Nam, tuy nhiên nó không phải là điều bất ngờ bởi ngay từ năm 2016, trang tin quốc phòng VPK của Nga đã cho biết, Việt Nam sẽ tự sửa chữa và nâng cấp tiêm kích Su-27, Su-30 tại nhà máy mới ở Đà Nẵng.

Theo đó, Việt Nam đang xây dựng năng lực cho bảo trì, sửa chữa cơ bản các tiêm kích Su-27 và Su-30, để thoát khỏi việc gửi máy bay ra nước ngoài. "Việc tự sửa chữa nâng cấp máy bay trong nước sẽ làm tăng đáng kể mức độ sẵn sàng hoạt động của máy bay chiến đấu", trang VPK cho biết.(Baodatviet)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 03-11-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 03-11-2017

    Ngoại trưởng Trung Quốc: Ông Tập coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam; Tổng thống Philippines Duterte gọi Nhật là ‘bạn thân hơn cả anh em’; Iran bắt tay Nga cô lập Mỹ; Mỹ xác định 6 quan chức Nga dính líu tới vụ tấn công mạng bầu cử Tổng thống 2016

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 02-11-20173

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 02-11-2017

    F-22 diệt Su-30SM khi máy bay Nga chưa kịp phát hiện; Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy quan hệ Trung-Triều; Mỹ và Nga cùng điều máy bay ném bom chiến lược đến biên giới Triều Tiên

Bài cùng chuyên mục