Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minhkhẳng định Đảng, chính phủ Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, ủng hộ Trung Quốc tiếp tục phát triển, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và thế giới.
Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa các ngành ngoại giao, quốc phòng, an ninh, thúc đẩy thương mại song phương phát triển ổn định, cân bằng, bền vững, triển khai hiệu quả các khoản tín dụng, viện trợ của Trung Quốc dành cho Việt Nam.
Hai bên cũng nhất trí bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong - Lan Thương, trao đổi dữ liệu thủy văn sông suối biên giới, tiếp tục thực hiện các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền, thúc đẩy phát triển kinh tế và giữ gìn an ninh, trật tự khu vực biên giới.
Về vấn đề trên biển, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị hai bên nghiêm túc tuân thủ các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc".
Hai bên cũng cầnphát huy các cơ chế đàm phán và hợp tác hiện có để xây dựng lòng tin, kiên trì giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Việt Nam và Trung Quốc nhất trícùng các nước ASEAN thúc đẩy tiến trình xây dựng Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Ông Tập là một trong 4 lãnh đạo sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam vào đầu tháng 11 nhân dịp hội nghị cấp cao APEC. Ba lãnh đạo còn lại là Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Tổng thống Chile Michelle Bachelet.
Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 25 có chủ đề "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung". Tuần lễ cấp cao APEC là hoạt động cuối cùng và quan trọng nhất trong năm APEC 2017, được tổ chức tại Đà Nẵng từ ngày 6/11 đến 11/11. Sự kiện có sự tham gia của 21 nền kinh tế thành viên của APEC. (Vnexpress)
---------------------------
Ông Duterte gọi Nhật là ‘bạn thân hơn cả anh em’
Những tiến triển tốt đẹp trong quan hệ Nhật Bản-Philippines trong thời gian qua cho thấy Nhật đang nhìn nhận tầm quan trọng của Manila nói riêng cũng như khu vực Đông Nam Á nói chung như thế nào.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vừa trở về nước cách đây hai ngày sau chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản. Đây là chuyến thăm Nhật Bản lần thứ hai của ông trên cương vị tổng thống Philippines.
Chuyến thăm diễn ra chỉ hai tuần trước khi ông Duterte và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có cuộc gặp tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở TP Đà Nẵng. Hai nhà lãnh đạo dự kiến cũng sẽ gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Manila sắp tới.
Động thái cho thấy cả Tokyo và Manila đều đang xem trọng quan hệ song phương. Cả hai bên đều đang thúc đẩy các lợi ích quốc gia chồng chéo, theo Channel News Asia ngày 2-11.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Tổng thống Philippines cùng ăn sầu riêng ở TP Davao trong chuyến thăm Philippines của ông Abe hôm 13-1. Ảnh: AFP
Hồi tháng 1, trong chuyến công du Philippines hai ngày, ông Abe thậm chí đã thăm nhà riêng của ông Duterte ở TP Davao. Cả hai nhà lãnh đạo còn dùng sầu riêng chung. Và cũng chính tại sự kiện này, ông Duterte gọi Nhật Bản là “một người bạn thân thiết hơn cả anh em”.
Như đã lên kế hoạch, chuyến thăm Nhật lần thứ hai của ông Duterte đã mang lại cho hai nhà lãnh đạo những gì họ mong muốn.
Đối với ông Duterte, ông Abe đã tái khẳng định cam kết của Nhật nhằm cung cấp hỗ trợ 1.000 tỉ yen (8,7 tỉ USD) cho Philippines trong năm năm tới, với trọng tâm hỗ trợ chính là phát triển hạ tầng và tái thiết TP Marawi bị tàn phá trong những tháng giao tranh vừa qua.
Liên quan tới dự án hạ tầng lớn nhất của Philippines, Nhật cũng đang cung cấp vốn đầu tư để xây dựng tuyến tàu điện ngầm đầu tiên tại khu đô thị sầm uất Metro Manila. Tuyến tàu điện ngầm này sẽ kéo dài từ Quezon City (phía Bắc Metro Manila) đến sân bay quốc tế Ninoy Aquino - cửa ngõ chính của Philippines.
Tổng thống Philippines Duterte (phải) có mặt tại Tokyo hôm 30-10 trong chuyến thăm và làm việc ở Nhật. Ảnh: REUTERS
Trong khi đó, chuyến thăm này đã giúp mang lại hình ảnh một nước Nhật hữu hảo trong mắt ông Duterte. Việc tạo dựng ảnh hưởng được đánh giá sẽ giúp Nhật đối trọng với Trung Quốc tại Philippines nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.
Có thể thấy Philippines thời gian qua xích gần hơn với Trung Quốc sau khi nước này có các động thái xa rời Mỹ. Điển hình, hôm 5-10, Trung Quốc đã cho không Philippines lô vũ khí và đạn dược thứ hai trị giá 22 triệu USD.
Trước việc Trung Quốc xúc tiến sáng kiến “Vành đai, Con đường” một cách mạnh mẽ, việc Tokyo lo ngại và theo sau đó là tăng cường xác lập ảnh hưởng cũng là điều dễ hiểu. Ngay trong tuyên bố chung với ông Duterte, ông Abe nói rằng Philippines đã ủng hộ cái gọi là “một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở và tự do”.
Theo nhà nghiên cứu Malcolm Cook tại Viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapore), Nhật Bản không muốn ảnh hưởng tại Đông Nam Á bị Trung Quốc thâu tóm và các quốc gia Đông Nam Á cũng không muốn quá lệ thuộc vào Trung Quốc. Đó là lý do tại sao Nhật tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và các nước này cũng chịu đẩy mạnh quan hệ với Tokyo.(PLO)
--------------------
Iran bắt tay Nga cô lập Mỹ
"Người Nga giờ đây nhận ra rằng nếu họ có một đối tác thực sự ở khu vực này, đó chính là Iran"Đến Tehran hôm 1-11 để tham dự cuộc họp cấp cao với Iran và Azerbaijan, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ủng hộ thỏa thuận hạt nhân với nước chủ nhà trong bối cảnh Mỹ dọa rút lui. "Hành vi không chấp nhận các cam kết quốc tế của một số quốc gia là không thể chấp nhận được" - Tổng thống Putin nhấn mạnh, ý muốn đề cập động thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc không công nhận Tehran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân.
Trong tuyên bố chung sau cuộc họp nêu trên, các tổng thống Nga, Iran và Azerbaijan khẳng định tất cả các bên tham gia thỏa thuận kể trên, kể cả Mỹ, "cần phải tuân thủ nghiêm những nghĩa vụ của mình", theo hãng tin Nga TASS. Ngoài ra, hợp tác kinh tế là một đề tài thảo luận hàng đầu ở Tehran, đặc biệt là việc thực hiện tuyến đường sắt chạy dọc theo hành lang vận tải Bắc - Nam chạy qua Iran và Azerbaijan, nối Nga với Ấn Độ.
Tiếp Tổng thống Putin sau đó, nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei cho rằng sự phát triển của mối quan hệ hợp tác Iran - Nga có thể cô lập Mỹ và vô hiệu hóa lệnh trừng phạt của Washington, chẳng hạn như thay thế USD bằng các đồng nội tệ trong các giao dịch đa phương. Ông Khamenei cũng nhấn mạnh sự hợp tác Iran - Nga trong vấn đề Syria, cho thấy 2 nước có thể đạt được những mục tiêu chung trong những tình huống căng thẳng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) gặp gỡ nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei ở Tehran, Iran hôm 1-11 Ảnh: SPUTNIK/REUTERS
Tình hình Syria và các vấn đề an ninh khu vực là trọng tâm cuộc đối thoại song phương giữa tổng thống Nga và người đồng cấp Iran Hassan Rouhani. Trong cuộc họp báo cùng ngày, Tổng thống Putin bày tỏ tình đoàn kết với Iran, liên quan đến sự hợp tác giữa 2 nước trong cuộc xung đột đang diễn ra ở quốc gia láng giềng Syria. Trên thực tế, cả Tehran lẫn Moscow đều ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và đang cùng nhau chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Hơn nữa, Tehran và Moscow đều ủng hộ tiến hành cuộc bầu cử mới ở Syria, với sự tham gia của ông Assad.
Hợp tác kinh tế cũng đứng đầu chương trình nghị sự của ông Putin tại Tehran. Hôm 1-11, Tập đoàn Dầu khí nhà nước Rosneft (Nga) và Công ty Dầu quốc gia Iran (NIOC) ký kết một lộ trình hợp tác trong các dự án dầu khí trị giá đến 30 tỉ USD. Trước đó 1 ngày, một công ty Nga đã động thổ xây dựng 2 nhà máy điện mới tại cơ sở hạt nhân Bushehr. Dự án này dự kiến hoàn tất trong 10 năm.
Kênh Al Jazeera nhận định nếu vào thời điểm nào khác, cuộc gặp gỡ giữa 2 nhà lãnh đạo Iran và Nga sẽ chỉ là hoạt động ngoại giao thường lệ. Tuy nhiên, trong bối cảnh Syria và Iraq bước vào thời hậu IS, còn Iran mở rộng tầm ảnh hưởng tại khu vực, cuộc hội đàm giữa Moscow và Tehran nhiều khả năng định hình các sự kiện tương lai trong khu vực. "Người Nga giờ đây nhận ra rằng nếu họ có một đối tác thực sự ở khu vực này, đó chính là Iran" - ông Mostafa Khosh Cheshm, nhà phân tích chính trị ở Tehran và là tổng biên tập hãng tin FARS, đoan chắc.
Với sự hỗ trợ của Iran, sự can thiệp của Nga vào chiến trường Syria là một thành công. Khác với những lo ngại Nga sẽ bị sa lầy ở Syria giống như ở Afghanistan trước đây, Moscow đã lấy lại vị thế về mặt ngoại giao với cái giá phải trả tương đối thấp - số người Nga thương vong ở Syria cho đến nay vẫn dừng lại ở 2 con số. Đối với Tehran, việc có một đồng minh có tầm ảnh hưởng rộng lớn trên thế giới mang đến nhiều giá trị chiến lược vô hạn. (NLĐ)
--------------------------