Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý sáng 02-11-2017

  • Cập nhật : 02/11/2017

Trung Quốc tiết lộ ẩn họa chính trị nghiêm trọng

Báo cáo kiểm tra kỷ luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc cáo buộc một số cựu quan chức cấp cao là những kẻ có dã tâm và âm mưu chính trị.

ong ton chinh tai tham du ky hop cua hoi nghi hiep thuong chinh tri nhan dan trung quoc vao nam 2013 reuters

Ông Tôn Chính Tài tham dự kỳ họp của Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc vào năm 2013 REUTERS

Ngày 29.10, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) công bố toàn văn báo cáo công tác được trình lên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 vừa bế mạc vào tuần trước. Theo Tân Hoa xã, báo cáo khẳng định CCDI đã diệt trừ “những ẩn họa chính trị nghiêm trọng” trong 5 năm qua, kể từ đại hội lần thứ 18 vào năm 2012.

Nhấn mạnh tham nhũng là mối đe dọa lớn nhất đối với vị trí cầm quyền của CPC, báo cáo viết: “Các tập đoàn lợi ích hình thành từ sự hòa quyện giữa tham nhũng chính trị và tham nhũng kinh tế xâm hại nghiêm trọng an ninh chính trị của đảng và quốc gia”. Cụ thể, CCDI cáo buộc cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Tôn Chính Tài cùng cựu Chánh văn phòng Trung ương Đảng Lệnh Kế Hoạch và cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang là những người có âm mưu và dã tâm chính trị.

“Chu Vĩnh Khang, Tôn Chính Tài, Lệnh Kế Hoạch cùng những người khác vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và quy củ chính trị, bành trướng dã tâm chính trị và tiến hành âm mưu”, báo cáo viết. Tuy nhiên, Ban Chấp hành Trung ương CPC đã kịp thời phát giác, quyết đoán xử trí và kiên quyết loại bỏ những đối tượng này, diệt trừ ẩn họa chính trị nghiêm trọng. Về phần mình, CCDI đã xử lý thích đáng toàn bộ những người liên quan và loại bỏ “những ảnh hưởng độc hại” của họ, theo Tân Hoa xã.

Cựu Ủy viên Bộ Chính trị Tôn Chính Tài bị khai trừ đảng vào cuối tháng 9 sau khi bị cách chức để điều tra vào tháng 7, còn hai ông Chu và Lệnh đang thụ án tù chung thân vì tham nhũng. Trước đó, ông Tôn từng được xem là ứng viên sáng giá có thể được cơ cấu vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa 19. Báo cáo của CCDI cũng nhắc đến 6 đại án của 3 nhân vật nói trên cùng các ông Bạc Hy Lai, Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu, đồng thời yêu cầu toàn đảng rút ra bài học từ sai lầm của những người này để giữ vững kỷ luật và bảo vệ sự đoàn kết thống nhất của đảng.

Theo tờ South China Morning Post, trong lúc phát biểu tại một phiên họp trong khuôn khổ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của CPC, Chủ tịch Ủy ban Quản lý chứng khoán Trung Quốc Lưu Sĩ Dư cũng tiết lộ 3 ông Chu, Lệnh và Tôn có âm mưu “soán đảng đoạt quyền”.

Trong lịch sử, các cáo buộc “dã tâm chính trị” và “âm mưu chính trị” từng được CPC dùng để mô tả những nhân vật âm mưu chính biến như Lâm Bưu và Giang Thanh khi đưa ra kết luận về thời kỳ Cách mạng Văn hóa trong thập niên 1960 và 1970. Các cụm từ này được Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn, nguyên Bí thư CCDI khóa 18, sử dụng trở lại trong các bài phát biểu hoặc bài viết vào năm 2016. Tuy nhiên, báo cáo của CCDI đánh dấu lần đầu tiên CPC trực tiếp nhắc đến danh tính những người bị cáo buộc tội trạng, cho thấy Trung Quốc muốn công khai những nguy cơ chính trị đằng sau các vụ đại án nói trên.(Thanhnien)
------------------

Mỹ vẫn bí mật ngoại giao với Triều Tiên

 Bất chấp Tổng thống Donald Trump tuyên bố “đừng phí thì giờ nói chuyện với Triều Tiên”, Mỹ vẫn có một kênh ngầm đàm phán với Bình Nhưỡng.

 

ong joseph yun (phai) tai tokyo (nhat ban) trong anh chup thang 4-2017 - anh: reuters

Ông Joseph Yun (phải) tại Tokyo (Nhật Bản) trong ảnh chụp tháng 4-2017 - Ảnh: Reuters

 

Josephn Yun, người phụ trách đàm phán với Triều Tiên, hiện đang giữ liên lạc với các nhà ngoại giao Triều Tiên làm việc ở Liên Hiệp Quốc, Reuters ngày 31-10 dẫn tiết lộ từ một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ.

Hồi giữa tháng 10, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson từng nói rằng ông sẽ "tiếp tục các nỗ lực ngoại giao cho tới khi quả bom đầu tiên rơi xuống", khi đề cập tới biện pháp tháo gỡ căng thẳng Mỹ - Triều.

Như đã biết, Mỹ và Triều Tiên hiện nay không có quan hệ ngoại giao. Thậm chí việc "nói chuyện" cũng là điều khó tưởng tượng trong bối cảnh căng thẳng hiện nay.

Nhưng tiết lộ của quan chức trên về cái gọi "kênh New York" càng là minh chứng cho thấy, Washington thực sự có đàm phán trực tiếp với Bình Nhưỡng ít nhất về vấn đề thả các tù nhân người Mỹ.

Tuy nhiên, cũng chưa có dấu hiệu nào nói rằng những trao đổi hậu trường như vậy đã giúp cải thiện quan hệ Mỹ - Triều xung quanh vấn đề hạt nhân, cái chết của sinh viên Otto Warmbier và việc bắt giam 3 người Mỹ khác, theo Reuters.

Vị quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao trên cũng tiết lộ rằng, ông Yun đã nói với người đàm phán phía Triều Tiên rằng hãy "dừng việc thử nghiệm" bom hạt nhân và tên lửa. Đây là chủ đề mở rộng hơn so với nhiệm vụ ban đầu của ông Yun là đàm phán về việc phóng thích tù nhân Mỹ.

"Kênh New York" là một trong những phương cách hiếm hoi mà Mỹ dùng để đối thoại với Triều Tiên. Phía Bình Nhưỡng lâu nay vẫn tỏ rõ lập trường rằng họ không hứng thú với những cuộc đàm phán nghiêm túc trước khi phát triển năng lực hạt nhân đủ để tấn công đến Mỹ.

Theo những gì quan chức trên nói với Reuters, lần tương tác gần nhất của ông Yun với người Triều Tiên là vào tháng 6 năm nay, thời điểm ông đến Triều Tiên để đảm bảo việc thả sinh viên Warmbier – người đã chết không lâu sau khi về Mỹ.(Tuoitre)
-----------------------

Vai trò Mi-24A nếu Việt Nam có Mi-35M?

Toàn bộ phi đội trực thăng tấn công Mi-24A Hind-A của Việt Nam đều đã được cho ngừng bay và nằm trong diện niêm cất bảo quản.

Hiện nay khi số Mi-24A trên chính thức nhận sổ hưu, nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực mặt đất tạm thời do dòng Mi-8/17 đảm nhiệm.

Tuy nhiên 2 loại trực thăng trên nguyên gốc là máy bay vận tải đa dụng, khả năng tích hợp vũ khí tuy có nhưng cũng chỉ là giải pháp tình thế, nó không được bọc thép đủ dày, độ linh hoạt khi vận động rất hạn chế, chỉ mang được vũ khí giản đơn như pod súng máy hay rocket không điều khiển, không thể dẫn bắn tên lửa chống tăng.

bien doi truc thang mi-17 cua viet nam deo cac binh rocket ub-32-57 cua rocket s-5 tren gia treo ngoai canh

Biên đội trực thăng Mi-17 của Việt Nam đeo các bình rocket UB-32-57 của rocket S-5 trên giá treo ngoài cánh

Trong tương lai, khi thực hiện chủ trương đưa Lục quân tiến lên hiện đại, Việt Nam rất cần một dòng trực thăng vũ trang đúng nghĩa để phối hợp tốt hơn cùng xe tăng, xe chiến đấu bộ binh hiện đại và pháo tự hành thế hệ mới.

Trong số các ứng viên từng được nêu ra có những cái tên sáng giá như Mi-171Sh, Mi-28NE hay thậm chí là cả Ka-52. Nhưng theo các chuyên gia triển vọng dành cho Mi-35M đang dần trở nên rõ ràng nhất vì chúng thực chất là một phiên bản hiện đại hóa từ dòng Mi-24 với mục đích dành cho xuất khẩu, trong khi Việt Nam đã có kinh nghiệm khai thác sử dụng loại Mi-24A từ lâu.

Mi-35M được thiết kế với buồng lái kính chống đạn tiên tiến cùng các hệ thống quan sát, trinh sát, chỉ thị mục tiêu quang - hồng ngoại tối tân, giúp máy bay tung đòn tấn công tầm xa cực kỳ chính xác.

Chiếc trực thăng được tích hợp 4 giá treo vũ khí phân bố đều trên 2 cánh phụ bên thân. Ở phần mũi còn có thêm khẩu pháo tự động 23 mm nòng đôi. Ngoài bình rocket, Mi-35M mang được tới 16 ống phóng tên lửa chống tăng Shturm.

mi-35m hind-e dang la ung vien sang gia cho vi tri truc thang tan cong the he moi cua viet nam

Mi-35M Hind-E đang là ứng viên sáng giá cho vị trí trực thăng tấn công thế hệ mới của Việt Nam

Trong trường hợp Việt Nam lựa chọn Mi-35M làm trực thăng tấn công thế hệ mới thì đã có nhận định cho rằng một vài trực thăng Mi-24A cũ có thể sẽ được phục hồi bằng cách tận dụng phụ tùng, lắp lẫn cho nhau để đảm nhiệm vai trò máy bay huấn luyện.

Đây cũng là một phương án tương đối hợp lý, Mi-24A không được kéo dài thời gian tại ngũ chủ yếu là do chúng đã quá lạc hậu, không có khả năng nâng cấp lên các phiên bản cao cấp hơn.

Nhưng với vai trò huấn luyện phi công lái Mi-35M, các tổ hợp vũ khí - dẫn đường là không quá cần thiết, máy bay chỉ cần đảm bảo chức năng bay bình thường là đã đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ.

Do vậy với diễn biến mới, các trực thăng Mi-24A Hind-A đang đứng trước cơ hội lớn được quay trở lại bầu trời, cho dù không phải để đảm trách chức năng như thiết kế ban đầu.(Baodatviet)
-------------------------

S-400 xuất khẩu không có khả năng bắn mục tiêu bay thấp?

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 theo quảng cáo của Nga có thể diệt mục tiêu từ độ cao hàng chục km cho tới vật thể bay sát đất.

S-400 Triumf là hệ thống phòng không tầm xa tiên tiến nhất của Nga vào thời điểm hiện tại, nó được trang bị các loại radar cảnh giới nhìn vòng 96L6, radar điều khiển hỏa lực 92N6E với độ chính xác cực cao, có thể dẫn bắn tên lửa 48N6E3 hay 40N6 tiêu diệt chính xác mục tiêu trong dải cự ly từ 250 km đến tận 400 km.

Bên cạnh đó, Nga còn thông báo rằng đạn tên lửa trang bị cho S-400 có trần bay lên tới 27 km, trong khi độ cao sàn chỉ khoảng 10 m, tức là nó diệt được hầu như mọi loại mục tiêu bay thấp hiện nay.

Tuy nhiên thực tế quá trình triển khai các tổ hợp S-300 hay S-400 tại Syria, Nga luôn bố trí 1 - 2 xe chiến đấu Pantsir-S1 đứng cạnh đóng vai trò cận vệ, cho thấy khả năng bắn mục tiêu bay thấp của tên lửa tầm xa là chưa đủ tin cậy.

radar canh gioi, radar dieu khien hoa luc va xe mang phong tu hanh cua to hop ten lua phong khong tam xa s-400 triumf

Radar cảnh giới, radar điều khiển hỏa lực và xe mang phóng tự hành của tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf

Thực ra điều đó không có gì là bất ngờ, các tên lửa 48N6 hay 40N6 sở hữu kích thước khổng lồ, chúng được tối ưu hóa cho việc bắn mục tiêu bay cao ở tốc độ lớn.

Gặp phải đối tượng bay thấp lợi dụng địa hình địa vật bí mật xâm nhập trận địa khiến các đài radar chức năng không phát hiện được từ xa, nếu trắc thủ phóng loại đạn trên, với cơ cấu phóng lạnh thì đạn phải được đẩy ra khỏi ống phóng bằng khí nén, động cơ chính kích hoạt đưa nó lên độ cao nhất định rồi mới lại cơ động hạ thấp xuống, những thao tác này rất mất thời gian, gần như chắc chắn sẽ bỏ lọt mục tiêu.

Nhận thấy điểm yếu trên, Nga đã tích hợp trên xe mang phóng tự hành 5P85SE của S-400 các loại đạn gọn nhẹ có thời gian vận động phản ứng nhanh để chuyên diệt mục tiêu bay thấp, đó là tên lửa tầm trung 9M96 và 9M100.

Việc tích hợp đạn cỡ nhỏ cho S-400 khiến nó thực sự đúng như những gì được giới thiệu trong catalogue của nhà sản xuất, tuy nhiên chưa hiểu sao Nga vẫn rất hạn chế cấu hình trên cho các đơn vị trực chiến.

cac ong phong ten lua 9m96 (4 ong nho) tich hop tren xe mang phong tu hanh cua s-400 ben canh dan 48n6 truyen thong

Các ống phóng tên lửa 9M96 (4 ống nhỏ) tích hợp trên xe mang phóng tự hành của S-400 bên cạnh đạn 48N6 truyền thống

Đến đây lại có một vấn đề khác phải đặt ra, đó là khách hàng nước ngoài muốn có một hệ thống S-400 với đầy đủ tính năng thì liệu có được Nga đồng ý bán cho đạn 9M96 và 9M100?

Câu trả lời đáng tiếc lại là không, người Nga đang rất thực dụng khi muốn giữ thị phần cho tổ hợp phòng không thế hệ mới khác là S-350E Vityaz, hai loại đạn tên lửa trên chính là vũ khí trang bị cho hệ thống này, nếu mua được tên lửa 9M96 và 9M100 thì đối tác sẽ không cần thêm S-350E nữa.

Ngoài ra việc không bán đạn tầm trung còn có tác dụng nữa là sẽ buộc đối tác phải lựa chọn thêm các tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tầm thấp đi kèm S-400 như Pantsir-S1 hay Tunguska-M1, đây thực sự là một chiêu thức bán hàng khá cao tay của người Nga.(Baodatviet)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 02-11-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 02-11-2017

    Trung Quốc tiếp tục xây dựng phi pháp tại Hoàng Sa; Diễn biến mới làm dấy lên lo ngại khả năng Mỹ đánh Triều Tiên; Ấn Độ sắm 111 trực thăng vũ trang cho hải quân; Vòng xoáy quyền lực

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 01-11-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 01-11-2017

    Mỹ ồ ạt bán vũ khí tối tân nhất cho Ấn Độ vì...Trung Quốc; Nhật mua tên lửa đánh chặn tối tân Mỹ đối phó Trung Quốc; Nga tin Việt Nam sẽ đóng thêm Molniya với vũ khí mới; Sức mạnh tàu Việt Nam tham gia tuần tra cùng Trung Quốc

Bài cùng chuyên mục