Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 02-11-2017

  • Cập nhật : 01/11/2017

Trung Quốc tiếp tục xây dựng phi pháp tại Hoàng Sa

Theo Reuters ngày 31.10, những hình ảnh mới cho thấy Trung Quốc tiếp tục phát triển phi pháp các công trình trên một số đảo trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

hinh anh cho thay cong trinh xay dung phi phap cua trung quoc tren dao cay tai quan dao hoang sa cua viet nam reuters

Hình ảnh cho thấy công trình xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên đảo Cây tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam REUTERS

Theo đó, những hình ảnh vệ tinh mới đây thể hiện Trung Quốc ngấm ngầm xây dựng các công trình phi pháp trên đảo Bắc và đảo Cây.

Bộ Ngoại giao đã nhiều lần khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi chấm dứt các hành động xây dựng phi pháp tại đây.

Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Michael Cavey bày tỏ quan ngại về căng thẳng ở Biển Đông. “Chúng tôi luôn kêu gọi Trung Quốc dừng các hành vi chiếm đất, xây dựng cơ sở mới và quân sự hóa những nơi này”, ông Cavey phát biểu.

Trong khi đó, trả lời Reuters, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường ngang nhiên nói việc xây dựng các cơ sở ở Biển Đông "không phải là sự bành trướng quân sự", đồng thời cho rằng tình trạng hiện tại ở khu vực này “nói chung là tốt”.(Thanhnien)
----------------------------

Diễn biến mới làm dấy lên lo ngại khả năng Mỹ đánh Triều Tiên

Lãnh đạo quốc phòng Mỹ cho biết, Tổng thống Mỹ có thể ra lệnh tấn công hạt nhân phủ đầu vào Triều Tiên mà không cần sự phê chuẩn của Quốc hội.

Bộ Quốc phòng Mỹ James Mattis hôm 31/10 đã lên tiếng khẳng định rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump hoàn toàn có thể ban hành sắc lệnh thực hiện đòn tấn công hạt nhân phủ đầu mà không cần Quốc hội Mỹ phê chuẩn.

ten lua tomahawk cua quan doi my. anh: youtube.

Tên lửa Tomahawk của quân đội Mỹ. Ảnh: YouTube.

Giữa lúc tình hình bán đảo Triều Tiên đang căng thẳng hơn bao giờ hết thì tuyên bố của người đứng đầu Lầu Năm góc đã khiến dư luận lo ngại về viễn cảnh kịch bản Mỹ dội tên lửa Tomahawk vào Syria lặp lại ở Triều Tiên, sẽ thổi bùng chiến tranh khu vực.

Trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ về việc sử dụng lực lượng vũ trang của Mỹ ở nước ngoài, ông Mattis thừa nhận rằng có thể tưởng tượng ra bối cảnh mà trong đó Tổng thống Donald Trump có thể ban hành sắc lệnh về thực hiện đòn tấn công hạt nhân phủ đầu mà không cần sự cho phép của Quốc hội Mỹ.

Theo đó, Mỹ sẽ bắn thẳng vũ khí hạt nhân về phía Triều Tiên trong hai trường hợp: Một là một cuộc tấn công từ Triều Tiên và hai là “một cuộc tấn công trực diện đang đến”.

“Bất kỳ cuộc tấn công nào vào Mỹ hoặc các đồng minh của chúng ta sẽ bị đánh bại và bất kỳ việc sử dụng vũ khí hạt nhân nào của Triều Tiên sẽ gặp phải một phản ứng quân sự vừa có hiệu quả vừa áp đảo của chúng ta. Việc Triều Tiên tiếp tục theo đuổi chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân chỉ phản tác dụng và chỉ làm giảm mức độ an toàn của chính họ”, ông Mattis nhấn mạnh.

Những tuyên bố của ông Mattis đưa ra sau khi trả lời câu hỏi của thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Edward Markey về “bối cảnh giả định” để Mỹ thực hiện đòn tấn công phủ đầu Triều Tiên.

Trước đó, thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Edward Markey đã không ít lần muốn nhận được câu trả lời của ông Mattis nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã từ chối bình luận.

Ông chủ Lầu Năm Góc chỉ nhấn mạnh rằng, việc thực hiện đòn tấn công phủ đầu mà không tiến hành xin ý kiến Quốc hội Mỹ chỉ xảy ra trong trường hợp xảy ra “đòn tấn công không thể tránh khỏi” vào Mỹ và chỉ khi “nếu như đó là cách thức duy nhất để ngăn chặn cuộc tấn công này”.

Những phát biểu trên của ông Mattis được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang cao độ. Nguồn cơn của tình trạng này xuất phát từ việc Triều Tiên tiến hành liên tiếp các vụ thử hạt nhân và tên lửa trong thời gian vừa qua.

Căng thẳng leo thang đã dẫn đến cuộc khẩu chiến gay gắt nhất từ trước đến nay giữa Mỹ và Triều Tiên. Giới chức hai nước tung ra những lời cảnh báo, đe dọa lẫn nhau. Tổng thống Donald Trump từng đe dọa sẽ có đòn quân sự “thảm khốc” nhằm vào Triều Tiên hay như “phá hủy hoàn toàn Triều Tiên” nếu buộc phải hành động để bảo vệ Mỹ và các đồng minh.

Trong khi đó, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cảnh báo Mỹ về “biện pháp đáp trả cứng rắn ở mức cao nhất chưa từng có trong lịch sử”.

Luật Mỹ quy định, Tổng thống cần phải nhận được sự phê chuẩn của Quốc hội mới được tiến hành một hành động quân sự nhằm vào một nước bên ngoài.

Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump đã từng lách luật trên. Điển hình là việc ông Donald Trump ra lệnh cho quân đội bắn ồ ạt tên lửa Tomahawk từ các tàu chiến của Hải quân Mỹ nhằm vào một căn cứ không quân của chính quyền Damascus.

Động thái này được tiến hành khi có tin máy bay chiến đấu của nước này thực hiện một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học vào một thị trấn nằm trong quyền kiểm soát của phe nổi dậy ở tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria bất chấp chính quyền của ông al-Assad và Nga đều phủ nhận sự liên quan đến cuộc tấn công này.

Trong bối cảnh như vậy, người ta bắt đầu lo ngại về viễn cảnh kịch bản Tomahawk ở Syria sẽ lặp lại ở Triều Tiên.(VOV)
--------------------------------

Ấn Độ sắm 111 trực thăng vũ trang cho hải quân

Ấn Độ sẽ mua hơn 100 trực thăng vũ trang cho hải quân nước này để thay thế các trực thăng lỗi thời Chetak do Pháp chế tạo.

AFP dẫn nguồn tin từ một quan chức Ấn Độ ngày 1-11 cho hay: Hội đồng mua sắm quốc phòng Ấn Độ (DAC) đã thông qua đề xuất mua 111 trực thăng đa dụng trong một hợp đồng trị giá 3,2 tỉ USD để phục vụ các nhiệm vụ tấn công, tìm kiếm và cứu hộ, hoạt động do thám và sơ tán.

DAC cũng thông qua đề xuất mua chín hệ thống quét sonar cho các tàu chiến tiền tuyến của hải quân nước này.

Các trực thăng Chetak của Ấn Độ biểu diễn tại triển lãm hàng không ở TP Hyderabad hôm 17-6. Ảnh: AFP

Hải quân Ấn Độ cho biết các trực thăng mới sẽ giúp lấp đầy tình trạng “thiếu trực thăng đáng kể” bên trong hải quân nước này. Lực lượng này hiện sử dụng mẫu trực thăng Chetak do Pháp thiết kế. Phần lớn trong số 140 tàu chiến của Ấn Độ đang vận hành trong tình trạng thiếu trực thăng đa dụng.

Chính phủ Ấn Độ sẽ chọn ra một công ty chuyên về phần cứng quân sự của nước ngoài cùng một công ty quốc phòng nội địa để phát triển các trực thăng trong dự án chung này. Mô hình đối tác chiến lược như vậy sẽ giúp đẩy mạnh chính sách “Make in India” của Ấn Độ, giúp đẩy mạnh năng lực sản xuất nội địa.

Theo AFP, Ấn Độ đã đầu tư hàng chục tỉ USD để nâng cấp các thiết bị quân sự có từ thời Liên Xô của nước này. Động thái nhằm đối phó các tranh chấp lãnh thổ liên miên với Trung Quốc và Pakistan - hai láng giềng của New Delhi đều đang sở hữu vũ khí hạt nhân.(PLO)
-----------------------------

Vòng xoáy quyền lực

Sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc đã bị hút vào vòng xoáy tranh giành quyền lực giữa chính phủ và quân đội tại Pakistan, cũng như cuộc tranh cãi địa chính trị có sự tham gia của Mỹ và Ấn Độ.

Trong lúc thúc đẩy Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) có kinh phí đầu tư 62 tỉ USD, các quan chức Trung Quốc cũng âm thầm khích lệ đối tác Pakistan giúp dự án thành công bằng cách từ bỏ những mục tiêu chiến lược ở Afghanistan và vùng Kashmir đang tranh chấp với Ấn Độ thông qua sự hỗ trợ của các tay súng thánh chiến.

Vòng xoáy quyền lực - Ảnh 1.

Ông Nawaz Sharif và Tham mưu trưởng Lục quân Raheel Sharif dự lễ khánh thành tuyến thương mại từ cảng Gwadar - Pakistan đến TP Kashgar - Trung Quốc như là một phần của CPEC vào tháng 11-2016 Ảnh: REUTERS

Mối liên hệ với các nhóm thánh chiến là vấn đề khiến chính phủ dân sự và quân đội hùng mạnh của Pakistan hục hặc thời gian qua. Sự đối đầu xuất hiện không lâu sau khi ông Nawaz Sharif lên làm Thủ tướng hồi tháng 6-2013. 

Ông tìm cách hạn chế những hoạt động công khai của Hafiz Mohammed Saeed - thủ lĩnh nhóm Jamaat-ud-Dawah (JuD) gây ra vụ khủng bố ở Mumbai năm 2008 - và thúc đẩy quan hệ thương mại mạnh mẽ hơn với Ấn Độ như là một cách nối lại hòa đàm. 

Quân đội đã ngăn chặn bước đi này. Đến tháng 7-2017, Tòa án Tối cao Pakistan phế truất ông Sharif vì cáo buộc tham nhũng. Cựu lãnh đạo này sau đó tuyên bố mình là nạn nhân của một âm mưu do các đối thủ chính trị tiến hành nhằm phá hoại CPEC.

"Trò chơi vương quyền" ở Islamabad trùng hợp với cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa Pakistan và Mỹ. Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách Afghanistan hồi tháng 8, Pakistan đang chịu sức ép phải ngăn phong trào Taliban và đồng minh là mạng lưới Haqqani ẩn náu trên lãnh thổ mình. 

Mỹ còn đang hậu thuẫn Ấn Độ đóng vai trò lớn hơn ở Afghanistan, tạo ra một biên giới không thân thiện thứ hai đối với Pakistan. Mỹ cũng đứng cùng phía với Ấn Độ khi lên tiếng phản đối CPEC đi qua vùng Gilgit-Baltistan tại Kashmir, xem đây là một phần quan trọng trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc khắp châu Á.(NLĐ)
------------------------

 

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 01-11-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 01-11-2017

    Mỹ ồ ạt bán vũ khí tối tân nhất cho Ấn Độ vì...Trung Quốc; Nhật mua tên lửa đánh chặn tối tân Mỹ đối phó Trung Quốc; Nga tin Việt Nam sẽ đóng thêm Molniya với vũ khí mới; Sức mạnh tàu Việt Nam tham gia tuần tra cùng Trung Quốc

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 01-11-20173

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 01-11-2017

    Nhật Bản tặng Philippines 5 máy bay hải quân; Chiến đấu cơ Nhật, Mỹ ngăn chặn máy bay ném bom Nga; Ấn Độ sẽ chặn yết hầu Ấn Độ Dương phá ‘chuỗi hạt trai’ Trung Quốc

Bài cùng chuyên mục