Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 26-10-2017

  • Cập nhật : 26/10/2017

Bộ trưởng Quốc phòng Việt và Mỹ gặp nhau tại Philippines

Hai bên tái khẳng định mong muốn làm sâu sắc mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh hàng hải.

 

bo truong quoc phong james mattis (trai) gap go nguoi dong cap viet nam, dai tuong ngo xuan lich trong khuon kho admm+ o manila, philippines ngay 25-10 - anh: bo ngoai giao my cung cap

Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis (trái) gặp gỡ người đồng cấp Việt Nam, đại tướng Ngô Xuân Lịch trong khuôn khổ ADMM+ ở Manila, Philippines ngày 25-10 - Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ cung cấp

 

Lầu Năm Góc cho biết Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis dự Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) tại Philippines ngày 25-10 và đã có cuộc gặp với người đồng cấp Việt Nam Ngô Xuân Lịch bên lề hội nghị.

Lãnh đạo quốc phòng hai bên đã trao đổi các vấn đề an ninh khu vực, đồng thời nhấn mạnh rằng ASEAN cần tiếp tục hợp tác để bảo đảm một một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở. 

Hai bên tái khẳng định mong muốn làm sâu sắc mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh hàng hải. Hai bên cũng đánh giá cao những tiến bộ đạt được kể từ cuộc hội đàm song phương trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ chính thức của đại tướng Ngô Xuân Lịch tháng 8 năm nay. 

Bộ trưởng Mattis nhấn mạnh Mỹ cam kết hợp tác với các đối tác như Việt Nam để thúc đẩy một khu vực hòa bình và ổn định, bà Dana W. White, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, cho biết.  

Bà White nhấn mạnh sự kiện ông Mattis gặp gỡ lãnh đạo quốc phòng các nước thành viên ASEAN ở Manila cho thấy Mỹ công nhận tầm quan trọng của ADMM+ như một diễn đàn cấp cao cho các bên thảo luận các vấn đề an quốc phòng và an ninh chiến lược bao gồm bán đảo Triều Tiên, khủng bố và an ninh hàng hải cũng như thúc đẩy hợp tác thực tế và xây dựng niềm tin giữa các bên.

bo truong quoc phong james mattis (giua) tro chuyen nguoi dong cap viet nam, dai tuong ngo xuan lich trong khuon kho admm+ o manila, philippines ngay 25-10 - anh: bo ngoai giao my cung cap

Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis (giữa) trò chuyện người đồng cấp Việt Nam, đại tướng Ngô Xuân Lịch trong khuôn khổ ADMM+ ở Manila, Philippines ngày 25-10 - Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ cung cấp

 

Bà White cho biết thêm người đứng đầu Lầu Năm Góc tái khẳng định cam kết của nước Mỹ đối với các đồng minh và đối tác ở khu vực cũng như cam kết duy trì một Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, bao gồm một ASEAN vững mạnh có cùng tiếng nói về các vấn đề quốc tế và khu vực.

Ông Mattis cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế để gây áp lực lên Triều Tiên nhằm theo đuổi mục tiêu chung là phi hạt nhân hóa hoàn toàn và không thể đảo ngược bán đảo Triều Tiên.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng chúc mừng Philippines về những thành công gần đây chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở miền nam Philippines. 

Để cải thiện hợp tác chống khủng bố giữa các nước thành viên ASEAN, Bộ trưởng Mattis đề xuất triệu tập một cuộc gặp cấp cao giữa các bên để thảo luận các bài học rút ra từ chiến dịch chống IS cũng như một hội thảo bàn về các nguy cơ khủng bố cấp khu vực ở Trung tâm Nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương.

Ông chủ Lầu Năm Góc cũng nhấn mạnh rằng an ninh hàng hải dĩ nhiên là một trong những lĩnh vực mà Mỹ và ASEAN có thể hợp tác sâu rộng hơn trong thời gian tới. 

Ông Mattis kiến nghị tổ chức một cuộc tập trận trên biển mới với các đối tác ở ASEAN năm 2018 cũng như Washington mong muốn tổ chức một cuộc đối thoại an ninh hàng hải về lực lượng hải quân trong khu vực và thực thi luật lệ trên biển.(Tuoitre)
------------------------------

Nga tố máy bay do thám Mỹ áp sát không phận

Quân đội Nga ngày 24-10 cho biết máy bay do thám và máy bay không người lái của Mỹ đã bay sát không phận Nga trên biển Đen, cách 10-15 km.

Thông tin trên được công bố bởi Thiếu tướng Viktor Sevostyanov, Chỉ huy Đơn vị Phòng không và Không quân số 4 thuộc Quân khu phía Nam của Nga, theo hãng tin TASS.

Tướng Sevostyanov ngày 24-10 cho biết máy bay do thám P-8A Poseidon và RS-135, cùng các máy bay không người lái chiến lược Global Hawk của Mỹ, đã bay gần không phận phía Nam của Nga với khoảng cách 10-15 km. Theo ông Sevostyanov, khu vực mà phi đội P-8A Poseidon và RS-135 hoạt động nằm trong diện theo dõi thường xuyên của quân đội Nga.

Nga tố máy bay do thám Mỹ áp sát không phận - ảnh 1
máy bay do thám P-8A Poseidon

“Các máy bay Global Hawk và RS-135 cất cánh từ căn cứ không quân của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để thực hiện nhiệm vụ trinh sát ở Sigonella trên đảo Sicily, trong khi các máy bay P-8A bắt đầu thực hiện các chuyến bay từ căn cứ Souda, Hy Lạp. Các tuyến bay cơ bản của các máy bay này là dọc bờ biển Đen, từ khu vực phía Tây của bán đảo Crimea tới đường cắt ngang khu vực Sochi. Trong quá trình bay, không xảy ra hành vi xâm phạm biên giới quốc gia và khoảng cách tối thiểu được duy trì cách biên giới Nga là 10-15 km” - tướng Sevostyanov cho biết.

Ông Sevostyanov cho biết Đơn vị Phòng không và Không quân số 4 của Nga cũng đã triển khai các máy bay chiến đấu để xác định loại máy bay do thám của Mỹ và theo dõi hoạt động của các máy bay này trong suốt lộ trình.

“Trong năm 2017, các máy bay của chúng tôi đã thực hiện 100 chuyến bay như vậy, trong đó các chuyến bay theo dõi máy bay không người lái chiếm hơn 70%” - ông Sevostyanov nói.

Thiếu tướng Nga cho biết thêm các chuyến bay sẽ tạo điều kiện để phi công Nga luyện tập kỹ thuật đánh chặn và theo dõi, cũng như kỹ năng nhận dạng các loại máy bay khác nhau.(PLO)
------------------------

Chiến hạm Nga “chơi” toàn tên lửa siêu thanh, Mỹ sốc nặng

Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, khoảng giữa năm 2020, Hải quân Nga sẽ được trang bị tên lửa hành trình chống tàu siêu âm Zircon. Đây là tên lửa hành trình có khả năng điều khiển cao và tốc độ siêu tốc, một loại vũ khí hủy diệt có tốc độ vượt quá Mach 5 sử dụng động cơ phản lực tiên tiến nhất.

nga thu nghiem ten lua 3m22 zircon - anh new update defence

Nga thử nghiêm tên lửa 3M22 Zircon - ảnh New Update Defence

Động cơ phản lực sử dụng một lần tiên tiến này sẽ đẩy tên lửa đạt đến tốc độ siêu thanh được sử dụng nhiên liệu rắn thông thường.Sau khi tên lửa được phóng vào không trung, động cơ sẽ hút và nén không khí, đốt cháy nhiên liệu và đẩy vật thể bay với tốc độ siêu thanh, điều mà các động cơ phản lực thông thường khác sử dụng nhiên liệu lỏng không thực hiện được.

Với một tên lửa hoạt động ở tốc độ siêu âm, vấn đề thiết kế cấu trúc vật thể bay, hệ thống điều khiển, dẫn đường trên thân phải chịu được nhiệt độ cao do ma sát và áp lực lớn bởi sức cản không khí, gây ra ở tốc độ Mach 5 và cao hơn nữa là một trong những thách thức lớn nhất trong sự phát triển công nghệ vật thể bay siêu thanh.

Các nhà thiết kế tên lửa Nga đã tìm ra những giải pháp kỹ thuật giải quyết tất cả những khó khăn này, đây thực sự là một tiến bộ đáng kể. Dựa vào những giải pháp kỹ thuật tiên tiến này, các nhà khoa học quân sự Nga sẽ phát triển loại tên lửa chống tàu nguy hiểm nhất thế giới. Truyền thông đại chúng cho biết, đã có một số những cuộc thử nghiệm Zircon khoảng tháng 04.2017, mặc dù tuyên bố đạt tốc độ tối đa Mach 8 dường như là một sự khoe khoang quá mức. Nhưng rõ ràng Nga đã sản xuất được những tên lửa hạng nhất ngang hàng với bất cứ quốc gia nào, có thể nói là tốt hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới.

Sự xuất hiện một tên lửa Zircon với đầy đủ các tính năng kỹ chiến thuật chống tàu trong vòng chưa đầy một thập kỷ tới là một khả năng rất thực tế, tầm bắn tối đa có thể có của 500-640 dặm (800 – 1.000 km), lớn hơn ba lần so với phiên bản tầm xa nhất tên lửa chống tàu Harpoon của Mỹ.

Như vây, sẽ không có gì đáng phải ngạc nhiên khi quân đội Mỹ buộc phải tăng tốc trong cuộc đua phát triển tên lửa chống tàu, siêu thanh tầm xa của riêng mình.

Theo những thông tin trên truyền thông đại chúng, Zircon có thể được trang bị một đầu đạn nặng 650 pound (khoảng 300 kg), một radar tự dẫn nhỏ quét điện tử mảng pha để tìm kiếm và tự dẫn tấn công mục tiêu. Với tốc độ siêu thanh, tên lửa Zircon sẽ là một mục tiêu khó khăn cho các hệ thống radar phòng không phát hiện, giám sát và các hệ thống phòng thủ tên lửa trên chiến hạm đánh chặn.

Truyền thông Nga theo thói quen tuyên bố một cách khoa trương rằng, tên lửa Zircon không thể đánh chặn. Nhưng rõ ràng sự kết hợp giữa tốc độ và khả năng cơ động cao đối với các cụm chiến hạm Mỹ thực sự là mối đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt là các cụm tàu sân bay tấn công chủ lực, biểu tượng cho sức mạnh Mỹ trên đại dương.

Tập đoàn nghiên cứu RAND, có trụ sở tại California đã phát biểu trong một nghiên cứu gần đây: "Những  tính năng đặc biệt này cho phép các tên lửa siêu thanh vượt qua hầu hết các hệ thống phòng thủ tên lửa, tiếp tục gây áp lực về giới hạn thời gian cho phản ứng của quốc gia, nằm trong khả năng bị tấn công".

 

chien ham nga phong ten lua kalibr - anh war is boring

Chiến hạm Nga phóng tên lửa Kalibr - ảnh War is boring

Nhưng chưa hết, hiện diện một thực tế thú vị khác về Zircon, có ý nghĩa quan trọng không kém đối với những khả năng thực tế của tên lửa – hệ thống phóng đạn.

Các chiến hạm thường có không gian hạn chế để tích hợp với các thiết bị phóng thẳng đứng, phù hợp với tên lửa siêu âm và để đưa tên lửa xuống tàu. Những thiết bị phóng này thường phải được thiết kế ngay từ khi thiết kế tên lửa để phù hợp với các phương tiện mang. Chính vì vậy, người Nga đặt mục tiêu phát triển Zircon, phù hợp với hệ thống phóng 3S-14 VLS, hệ thống này dùng để phóng tên lửa hành trình chống tàu siêu âm Onyx cùng với các phiên bản tên lửa chống tàu và tấn công mặt đất tầm xa cận âm Kalibr.

Đây thực sự là tin xấu với Hải quân Mỹ, Hải quân Nga lắp đặt hệ thống phóng thẳng đứng VLS 3S-14 trong hầu hết các phương tiện mang, từ những tàu hộ tống hạng nhẹ, tàu ngầm lớp Kilo 636 đến những tàu tuần dương hạng nặng.

 

he thong phong ten lua thang dung da nang 3s-14 vls, lap dat len hau het cac chien ham mat nuoc cua nga - anh war is boring

Hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng đa năng 3S-14 VLS, lắp đặt lên hầu hết các chiến hạm mặt nước của Nga - ảnh War is Boring

Điều đó có nghĩa là hiện nay hầu hết tất cả các tàu ngầm, tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu khu trục hạng nhẹ và khinh hạm cao tốc của Nga đều có khả năng phóng bất cứ loại tên lửa nào trong số ba loại tên lửa đáng sợ này. O.E. Watch, bản tin hàng tháng của Văn phòng Nghiên cứu Quân đội nước ngoài của Mỹ, đăng tải một bài viết trong tháng 10.2017 nhận xét: "Thực tế này là một ví dụ điển hình về nhưng nỗ lực hiện tại của Nga nhằm mô đun hóa và khả năng tương thích của vũ khí đối với các loại phương tiện mang khác nhau".

Bản tin nhận xét: "Không nghi ngờ gì, sự thay đổi này phát sinh từ những yêu câu về kinh tế, đòi hỏi phải có lực lượng Hải quân nhỏ hơn so với thời kỳ trước đây của Liên Xô, khi các phương tiện chiến đấu thực tế được chuyên môn hóa". Hiện nay "Nga không chỉ chuyển sang các tàu đa dụng để tận dụng tối đa từng đồng chi tiêu cho quốc phòng, mà còn phải hiện thực hóa khả năng tương tác của Hải quân với các lực lượng Mặt đất, không quân và không gian vụ trụ".

Do đó, ngay cả khi Hải quân Nga hiện nay chỉ là một lực lượng phòng vệ bờ biển, nhưng đã có một tầm nhìn ấn tượng với tương lai.(Viettimes.vn)

Bài viết của Robert Beckhusen, "Imagine Almost Every Russian Warship With Hypersonic Missiles" đăng tải trên trang War is Boring.
------------------------------------------

Stratfor: Mỹ đang ráo riết chuẩn bị tấn công Triều Tiên?

Người sáng lập công ty tình báo tư nhân Stratfor George Freedman đã đưa ra nhận định rằng khả năng Mỹ tấn công Triều Tiên trong thời gian tới hoàn toàn có thể xảy ra.

Người sáng lập và là Cựu giám đốc công ty tình báo tư nhân Stratfor George Freedman, khi trả lời phỏng vấn tờ “Quan điểm” (Nga), cho rằng một cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra.

my dieu tau san bay den gan ban dao trieu tien

Mỹ điều tàu sân bay đến gần bán đảo Triều Tiên

Ngày 24/10, Hải quân Mỹ cho biết tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Theodore Roosevelt cùng nhóm tác chiến đi cùng đã tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương do Hạm đội 7 của lực lượng này phụ trách.

Thông cáo báo chí của Hải quân Mỹ nêu rõ, "tàu sân bay lớp Nimitz USS Theodore Roosevelt (CVN 71) cùng Nhóm Tác chiến Tàu sân bay Theodore Roosevelt (TRCSG) ngày 23/10 đã đến khu vực hoạt động của Hạm đội 7 để thực hiện các nhiệm vụ an ninh hàng hải, tham gia các hoạt động hợp tác an ninh và thăm một số cảng". Tàu Theodore Roosevelt được hộ tống bởi tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Bunker Hill cùng các tàu khu trục Halsey, Preble và Sampson.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh một tàu sân bay khác của Mỹ là USS Ronald Reagan đang hoạt động ở vùng biển quanh bán đảo Triều Tiên. Trong một động thái được cho là lời cảnh báo mạnh mẽ nhằm vào Triều Tiên, ngày 24/10, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (JCS) Hàn Quốc Jeong Kyeong-doo và Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) Vincent Brooks đã cùng lên tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ và tái khẳng định sẵn sàng cùng nhau chiến đấu.

Ông George Freedman cho rằng các tàu sân bay của Mỹ nếu cùng hiện diện ở vùng biển gần bán đảo Triều Tiên thì đây sẽ là dấu hiệu cho thấy Mỹ chuẩn bị tấn công Triều Tiên. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng hiện chưa rõ được vai trò của lực lượng Hải quân Mỹ nếu như xảy ra đụng độ quân sự với Triều Tiên.

Mặc dù vậy, ông Freedman vẫn đưa ra nhận định của mình về kịch bản có thể xảy ra khi Mỹ-Triều Tiên đối đầu quân sự với nhau. Theo đó, Mỹ sẽ cố gắng sử dụng các đòn không kích bằng tên lửa để tiêu diệt các lực lượng hạt nhân của Triều Tiên, các lực lượng pháo binh của Triều Tiên bố trí ở biên giới phía Nam của nước này để hạn chế thiệt hại cho Hàn Quốc.

Để thực hiện kịch bản này, Mỹ có thể sẽ huy động khoảng 100 máy bay tiêm kích F-16 đang được bố trí ở căn cứ quân sự Mỹ tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, do tiềm lực phòng không của Triều Tiên là không thể coi thường nên nếu không có công nghệ tàng hình, các máy bay này chưa chắc đã được Mỹ sử dụng đơn lẻ khi chưa thực hiện các biện pháp chế áp phòng không Triều Tiên và các trung tâm chỉ huy của lực lượng này.

Do đó, có thể Mỹ sẽ sử dụng các máy bay ném bom tàng hình được bố trí tại căn cứ quân sự trên đảo Guam cho mục đích này. Ngoài ra, máy bay tiêm kích thế hệ 5 F-35 đang bố trí tại Nhật Bản cũng có thể được sử dụng cho chiến dịch này.

Nếu kịch bản này được Mỹ triển khai, Freedman dự đoán rằng đầu tiên, các máy bay tàng hình của Mỹ sẽ thực hiện các đòn không kích vào lực lượng pháo binh của Triều Tiên, đánh phủ đầu lực lượng này để đảm bảo an toàn cho Hàn Quốc. Ông George Freedman loại trừ khả năng Mỹ sẽ tung lực lượng bộ binh vào cuộc. Tuy nhiên, nếu chiến dịch không kích không đem lại hiệu quả mong muốn, Mỹ có thể sẽ cử các lực lượng đặc nhiệm tấn công vào Triều Tiên.

tong thong my donald trump, nha lanh dao trieu tien kim jong un

Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un

Người sáng lập ra Stratfor cũng nhấn mạnh rằng hiện vẫn đang còn nhiều yếu tố chưa xác định được. Trước hết, đó là mức độ chính xác trong các tin tức tình báo của Mỹ. Hiện Mỹ vẫn chưa có đủ thông tin cần thiết về sự chuẩn bị của Triều Tiên, cách bố trí phương tiện và lực lượng để chống lại các đòn tấn công của Mỹ.

Bình Nhưỡng đã che giấu rất tốt các khả năng thực tế của mình nên Mỹ chưa thể xác định đầy đủ mức độ và khả năng quân sự của Triều Tiên. Ngoài ra, chính quyền Triều Tiên hiểu rằng các bộ tư lệnh quân sự cấp cao của nước này sẽ là mục tiêu hàng đầu của Mỹ nên đã bố trí các sơ đồ chỉ huy dự bị khác để sẵn sàng nghênh chiến với Mỹ.

Một số chuyên gia phân tích quốc tế nhấn mạnh rằng hiện rất nhiều người dự đoán rằng nếu tấn công Triều Tiên, Mỹ sẽ tìm và đưa ra một lý do chính trị nào đó.

Tuy nhiên, người sáng lập Stratfor không đồng tình với nhận định này. Triều Tiên là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đến chính sách đối ngoại của Mỹ trong vòng hơn thập kỷ qua và những hành động của Bình Nhưỡng đã vượt quá “ranh giới đỏ” do Washington đặt ra.

Do đó, Mỹ không cần phải đưa ra lý do nào đó để phát động tấn công Triều Tiên. “Trong bối cảnh tình hình an ninh nghiêm trọng chưa từng thấy này, việc triển khai chiếc tàu sân bay và nhóm tấn công tới Bán đảo Triều Tiên cũng như việc tham gia tập trận chung với Hàn Quốc là một phần của việc tăng cường triển khai các loại khí tài chiến lược của Mỹ. Đây chắc chắn là một lời cảnh báo mạnh mẽ với Triều Tiên”.(Infonet)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 25-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 25-10-2017

    Su-30MK2 Việt Nam diệt gọn mục tiêu bằng Kh-31A; Chiến hạm Gepard và tàu cảnh sát biển lớn nhất Việt Nam sắp về nước; “Chiến tranh Lạnh Nga-Mỹ đã bước vào giai đoạn mới”; Chiến đấu cơ Trung Quốc mạnh ngang Su-57 Nga?

  • Tin thế giới đáng chú ý 25-10-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 25-10-2017

    Đòn đánh tầm xa của tàu CSB 8020 Việt Nam; Mỹ, Nhật, Hàn tập trận chống tên lửa Triều Tiên; Trung Quốc khoe chiến đấu cơ tàng hình bị nghi "mượn" thiết kế Mỹ; Lộ vũ khí đủ sức khoan thủng mọi boongke Triều Tiên

Bài cùng chuyên mục