Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 25-10-2017

  • Cập nhật : 24/10/2017

Đòn đánh tầm xa của tàu CSB 8020 Việt Nam

Theo trang MarineTraffic, tàu CSB 8020 với pháo hạm tầm xa đã sẵn sàng khởi hành từ Hawaii (Mỹ) về Việt Nam.

Nguồn tin này cho biết, hiện lực lượng Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam đã được tiếp nhận con tàu và đang được đào tạo và huấn luyện sử dụng tàu tại Mỹ.

Ngoài ra, con tàu đã được sơn phù hiệu của CSB Việt Nam bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh và treo quốc kỳ Việt Nam.

Theo thông tin được lực lượng Tuần duyên Mỹ công bố, do được thiết kế để tuần tra hàng hải nên tất cả các tàu cùng lớp với chiếc USCGC Morgenthau (trước khi đổi tên thành tàu CSB 8020) đều được trang bị sàn đáp trực thăng với khả năng mang theo một số loại trực thăng hải quân nhất định.

tau csb 8020 treo quoc ky viet nam.

Tàu CSB 8020 treo quốc kỳ Việt Nam.

Về hệ thống vũ khí trên USCGC Morgenthau sau khi được chuyển giao cho Việt Nam, nó được trang bị hải pháo OTO Melara 76mm. Là dòng pháo hạm phổ biến nhất trên thế giới, pháo hạm OTO Melara 76/62 cỡ nòng 76mm hiện đang được Hải quân của 59 quốc gia trên thế giới sử dụng.

Hiện nay, có 3 phiên bản của pháo hạm OTO Melara 76/62 là: OTO Melara 76/62 Compact, 76/62 Super Rapid và 76/62 Strales. So với phiên bản 76/62 Compact, bản Super Rapid có nhiều ưu điểm hơn như: tốc độ bắn vượt trội 120 phát/phút so với bản Compact chỉ 85 phát/phút, hệ thống nạp đạn ở bản Super Rapid cũng được cải tiến với tốc độ nạp đạn nhanh hơn.

Đặc điểm quan trọng nhất khiến pháo OTO Melara 76/62 rất phổ biến ở Hải quân các nước chính là sự đa dạng trong loại đạn sử dụng. Hiện nay phiên bản 76/62 Super Rapid có thể bắn các loại đạn như:

Đạn tiêu chuẩn HE có khối lượng 6,296kg, tầm bắn tối đa 16km, tầm bắn hiệu quả 8km (4km với mục tiêu là máy bay). Đạn SAPOM có khối lượng 6,35kg, tầm bắn tối đa 16km (20km với bản SAPOMER) và đặc biệt nhất là đạn pháo dẫn đường Vulcano.

Được phát triển từ năm 2011-2014, đạn Vulcano cỡ 76mm là một phiên bản thu nhỏ từ đạn Vulcano cỡ 127mm và 155mm với khối lượng chỉ 5kg. Đạn Vulcano có tầm bắn lên đến 40km, gấp đôi so với các loại đạn pháo cỡ 76mm hiện nay, do được áp dụng nhiều công nghệ mới giúp tăng tầm bắn.

Bên cạnh đó, Vulcano còn được trang bị hệ dẫn đường GPS-IMU và các bộ cảm biến hồng ngoại ở đầu đạn, giúp đạn có thể bắn rất chính xác vào mục tiêu.

Hiện nay, OTO Breda đã hoàn thành việc nghiên cứu, chế tạo đạn Vulcano và sẵn sàng bán cho khách hàng bắt đầu từ năm 2015. Nếu được trang bị đạn Vulcano, sức mạnh tàu CSB 8020 của Việt Nam sẽ được tăng thêm đáng kể.

Với tầm bắn vượt trội (40km) và hệ dẫn đường với độ chính xác cao của đạn Vulcano, pháo hạm OTO Melara có thể tấn công các mục tiêu như tàu chiến hoặc yểm trợ đổ bộ và tiêu diệt các mục tiêu trên bờ của đối phương.

Ngoài pháo OTO Melara, tàu USCGC Morgenthau khi được bàn giao cho Việt Nam còn được trang bị hệ thống vũ khí đánh chặn tầm gần Phalanx CIWS. Với pháo tự động 6 nòng 20mm, Phalanx có tốc độ bắn tối đa lên đến 4.500 phát/phút có khả năng đánh chặn mọi mục tiêu bay tầm thấp ở khoảng cách không dưới 3km.(Baodatviet)
-------------------------

Mỹ, Nhật, Hàn tập trận chống tên lửa Triều Tiên

Bất chấp những phản đối và cảnh báo từ Bình Nhưỡng, Hàn Quốc lại phối hợp cùng Mỹ và Nhật tập trận với mục đích rõ ràng hơn: phát hiện sớm tên lửa của Triều Tiên.

 

tau chien han quoc trong mot lan tap tran tren bien - anh: afp

Tàu chiến Hàn Quốc trong một lần tập trận trên biển - Ảnh: AFP

 

Ngày 24-10, hãng tin Reuters dẫn thông báo từ quân đội Hàn Quốc cho biết Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ đã bắt đầu cuộc diễn tập cảnh báo tên lửa nhằm tăng cường khả năng phát hiện và theo dấu các tên lửa trong trường hợp xảy ra một vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên.

Hội đồng Tham mưu liên quân (JCS) khẳng định cuộc tập trận 3 bên sẽ kéo dài 2 ngày, tại vùng biển ngoài khơi Hàn Quốc và Nhật Bản, với sự tham gia của 4 tàu chiến trang bị hệ thống tên lửa lá chắn Aegis của 3 nước.

Tuy nhiên sẽ không có bắn tên lửa thật trong khuôn khổ cuộc diễn tập này. Các tàu được triển khai sẽ phối hợp phát hiện và theo dấu một vụ phóng tên lửa giả định và chia sẻ thông tin với nhau.

Miệng nói hòa đàm, thực tế tập trận

Đây là cuộc diễn tập lần thứ 5 kiểu này giữa Mỹ - Nhật - Hàn kể từ cuộc diễn tập đầu tiên diễn ra hồi tháng 6-2016.

Trong một thông báo, JCS cho biết cuộc diễn tập mới nhất nhằm chuẩn bị sẵn sàng trước nguy cơ ngày càng lớn về tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, phù hợp với thỏa thuận đã đạt được trong Hội nghị Tham vấn an ninh lần thứ 48 giữa Mỹ và Hàn Quốc tháng 10-2016.

Ngày 23-10, quyền Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Marc Knapper tuyên bố Washington hiện đang tập trung gây sức ép ngoại giao và kinh tế nhằm buộc Triều Tiên phải phi hạt nhân hóa, đồng thời tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với đồng minh Hàn Quốc. 

biet kich nguoi nhay nhay tu truc thang xuong bien trong cuoc tap tran chung cua han quoc va my o bien busan - anh: reuters

Biệt kích người nháy nhảy từ trực thăng xuống biển trong cuộc tập trận chung của Hàn Quốc và Mỹ ở biển Busan - Ảnh: REUTERS

 

Trước đó, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN+3 ở Philippines ngày 23-10, Bộ trưởng Quốc phòng 3 nước trên đã cam kết tiếp sức cho nỗ lực phi hạt nhân hóa Triều Tiên dựa trên các biện pháp ngoại giao, đồng thời ghi nhận tầm quan trọng của các biện pháp chung đối phó với các hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng như chia sẻ thông tin và tập trận chung với sự tham gia của các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ.

Một thông cáo báo chí đưa ra sau cuộc gặp có đoạn nhấn mạnh: "Các vị bộ trưởng của ba nước nhất trí hợp tác tích cực nhằm hỗ trợ các nỗ lực ngoại giao giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên thông qua sức ép tối đa".

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Quốc phòng 3 nước cũng ghi nhận tầm quan trọng của các biện pháp chung đối phó với các hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng như chia sẻ thông tin và tập trận chung với sự tham gia của các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ, đồng thời tái khẳng định các kế hoạch tiếp tục hoạt động cảnh báo ba bên về tên lửa đạn đạo và tập trận chống tàu ngầm.

Trong khi đó, trong cuộc điện đàm ngày 23-10 sau khi liên minh cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Hạ viện, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Abe đã nhất trí hợp tác nhằm gia tăng sức ép với Triều Tiên. 

Phát biểu với báo giới, Phó Chánh Văn phòng nội các Nhật, ông Yasutoshi Nishimura cho biết hai nhà lãnh đạo đã trao đổi nhanh về tình hình Triều Tiên và dự kiến sẽ thảo luận sâu hơn về vấn đề này trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản ngày 5-11 tới đây của ông Trump. 

Đây cũng sẽ là một nội dung quan trọng chuyến công du châu Á trong tháng 11 tới của nhà lãnh đạo Mỹ. 

Trung Quốc: "vòng luẩn quẩn"

Trước đó, ngày 12-10, Trung Quốc cho rằng vấn đề Triều Tiên đang rơi vào một "vòng luẩn quẩn" leo thang căng thẳng và rằng Bình Nhưỡng chỉ có thể tháo gỡ "mớ bòng bong" này bằng cách tái khởi động các cuộc đối thoại. 

Phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying (Hoa Xuân Oánh) nhận định gốc rễ của vấn đề trên nằm ở sự thù địch, thiếu lòng tin và ý thức an ninh giữa Triều Tiên và Mỹ - các bên trực tiếp liên quan tới vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. 

tau san bay uss ronald reagan cua my den han quoc - anh: reuters

Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ đến Hàn Quốc - Ảnh: REUTERS

 

Để tìm giải pháp mang tính đột phá, bà Hoa Xuân Oánh cho rằng đề xuất đàm phán của Trung Quốc và Nga là hoàn toàn "logic và hợp lý", trong đó yêu cầu Triều Tiên ngừng chương trình hạt nhân để đổi lấy việc Mỹ và Hàn Quốc ngừng tập trận chung. 

Bà Hoa Xuân Oánh đưa ra tuyên bố trên khi được hỏi về cuộc gặp của Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho với lãnh đạo hãng thông tấn TASS của Nga tại Bình Nhưỡng hôm 11-10 vừa qua, trong đó ông Ri Yong Ho nhấn mạnh lập trường nguyên tắc của Triều Tiên là "không bao giờ đồng ý bất kỳ cuộc thương lượng nào mà ở đó các vũ khí hạt nhân của Triều Tiên trở thành chủ đề đàm phán". 

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Triều Tiên còn cảnh báo Bình Nhưỡng sẵn sàng trút "mưa hỏa lực" vào Mỹ bằng "lực lượng chiến lược chưa từng có". 

Trước phản ứng nói trên của Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên, bà Hoa Xuân Oánh đã bày tỏ hy vọng tất cả các bên có thể đáp lại một cách thiện chí đối với các đề xuất của phía Trung Quốc và Nga nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. 

Bà cũng cho rằng các đề xuất này hướng tới việc giải quyết những quan ngại của tất cả các bên liên quan theo cách thức cân bằng, giúp tháo gỡ tình hình bế tắc hiện nay và mở ra con đường để nối lại đối thoại.(Tuoitre)
---------------------------------

Trung Quốc khoe chiến đấu cơ tàng hình bị nghi "mượn" thiết kế Mỹ

Không quân Trung Quốc vừa công bố hình ảnh của 4 chiếc máy bay tàng hình J-20 bay cạnh nhau.

Trang Daily Mail ngày 23-10 cho biết ngoài những bức ảnh, không quân nước này còn thể hiện sức mạnh quân sự với chú thích: "Lực lượng Không quân Trung Quốc đang bay vào một chương mới. Trong vòng 5 năm, một quân đội hùng mạnh và thịnh vượng đã tạo ra một kỷ nguyên mới". 

Trước đây, chưa bao giờ có nhiều chiếc J-20, chiến đấu cơ tối tân nhất của Trung Quốc, xuất hiện cùng lúc trong một bức ảnh. Khi chiếc máy bay được công khai tại một buổi triển lãm vào tháng 11-2016, có nhiều lời khẳng định cho rằng J-20 được tạo nên từ một phần của các thiết kế chiến đấu cơ của Mỹ, đặc biệt là chiếc F-22 Raptor bị các hacker Trung Quốc đánh cắp.

Tuy nhiên, Bắc Kinh kiên quyết phủ nhận tin đồn này và khẳng định J-20 được phát triển và sản xuất hoàn toàn bằng công nghệ Trung Quốc. Trước đó, các nhà phân tích quân sự cho biết vẫn còn quá sớm để cho rằng J-20 có những tính năng giống với F-22 Raptor.

Trung Quốc khoe ảnh hiếm về chiến đấu cơ tàng hình bị nghi mượn thiết kế Mỹ - Ảnh 1.

Hình ảnh 4 chiếc J-20 được Trung Quốc công bố. Ảnh: Weibo

Trung Quốc khoe ảnh hiếm về chiến đấu cơ tàng hình bị nghi mượn thiết kế Mỹ - Ảnh 2.

Ảnh: Weibo

Trung Quốc khoe ảnh hiếm về chiến đấu cơ tàng hình bị nghi mượn thiết kế Mỹ - Ảnh 3.

J-20 lần đầu ra mắt vào tháng 11-2016. Ảnh: REX

Tân Hoa Xã đưa tin máy bay tàng hình mới nhất của Trung Quốc đã được đưa vào hoạt động quân sự gần đây. Tại cuộc họp báo ngày 28-9, phát ngôn viên Wu Qian của bộ quốc phòng cho biết các cuộc bay thử đang được Không quân Trung Quốc thực hiện. 

Theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), J-20 có khả năng mang theo nhiều loại tên lửa không đối không. Nó được trang bị động cơ của Trung Quốc và sở hữu khả năng chiến đấu tương tự F-22 Raptor của Mỹ.

Trung Quốc có thể sẽ vượt mặt Mỹ và trở thành thị trường hàng không hàng đầu thế giới trong thập kỷ tới. Theo lời các chuyên gia, Bắc Kinh đang cập nhật các thiết kế với hy vọng thu hẹp khoảng cách quân sự với Washington (NLĐ)
------------------------------

Lộ vũ khí đủ sức khoan thủng mọi boongke Triều Tiên

Dù Hyunmoo-II vẫn được đánh giá rất cao nhưng để đối phó với những cơ sở hạt nhân kiên cố của Triều Tiên, Hàn Quốc tuyên bố phát triển tên lửa mới.

  • Triều Tiên dùng vũ khí Hàn Quốc sợ nhất tập trận
  • Triều Tiên nói có cách diệt gọn tăng K2 Hàn Quốc

Thông tin về việc phát triển loại tên lửa mới được hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn tin từ bản báo cáo của Ủy ban Quốc phòng Hội đồng Quốc gia, quân đội Hàn Quốc cho biết, loại tên lửa mới được đinh danh là Hyunmoo IV – loại tên lửa được Hàn Quốc kỳ vọng đủ mạnh để đối phó với những cơ sở hạt nhân của Triều Tiên.

Bản báo cáo nêu rõ, Hyunmoo IV sẽ là sự kết hợp giữa tên lửa đạn đạo tầm trung và tên lửa đất đối đất khiến đòn tấn công phủ đầu của Hàn Quốc mạnh mẽ hơn rất nhiều.

ten lua dan dao huynmoo ii.

Tên lửa đạn đạo Huynmoo II.

Cùng với kế hoạch phát triển tên lửa mới, Hàn Quốc còn lên cả kịch bản dùng những tên lửa này để tấn công hiệu quả vào mục: "Chúng tôi sẽ sử dụng 3 loại tên lửa trong lần nhả đạn tấn công đầu tiên và tập trung vào 3 loại vũ khí trong giai đoạn đầu của cuộc chiến phá hủy tên lửa tầm xa của Triều Tiên ngay tại khu vực điều khiển".

Quyết tâm phát triển Hyunmoo IV được Hàn Quốc đưa ra sau khi Mỹ công khai chê tên lửa đạn đạo tầm trung Hyunmoo II của nước này không đủ mạnh để đối phó với những cơ sở hạt nhân nằm sâu dưới lòng đất của Bình Nhưỡng.

Tạp chí Business Insider cuối tháng 8/2017 cho biết, Hàn Quốc đã công bố đoan video ghi lại cảnh tên lửa Hyunmoo II hủy diện một mục tiêu giả định là hệ thống hầm ngầm kiên cố của đối phương.

Trong cuộc thử nghiệm, Hyunmoo II ngắm chính xác một tọa độ định sẵn và xuyên thẳng vào lòng đất. Sức công phá của đầu đạn tên lửa sau đó làm nổ tung một boongke chứa hình nộm giả định là binh sĩ hoặc lãnh đạo đối phương.

Phát biểu sau thử nghiệm, người phát ngôn Phủ Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố, Hyunmoo II sẽ là một thành tố then chốt trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Hàn Quốc nhằm đối phó với những cuộc tấn công tiềm tàng từ Triều Tiên.

Dù đầy tự tin vào khả năng hủy diệt hầm ngầm Triều Tiên của tên lửa Hyunmoo II nhưng theo những thông tin Business Insider có được, tên lửa này vô hại trước hệ thống hầm ngầm và boongke kiên cố của Triều Tiên xây dựng.

Tạp chí Mỹ cho rằng, mức xuyên phá tối đa của tên lửa Hyunmoo II chỉ vào khoảng 10m, trong khi đó, các cơ sở hạt nhân ngầm, hầm ngầm chú ẩn của Triều Tiên được xây dựng ở độ sâu trên 60m với hệ thống bê tông cường lực. Ngoài ra các công trình này còn được tăng cường thêm các lớp bảo vệ bổ sung.

Ở độ sâu này, ngay cả loại GBU-57 - loại bom có thể xuyên phá lớp bê tông dày tới 60m cũng tỏ ra bất lực, Business Insider dẫn nhận định của Bộ chỉ huy Không quân Mỹ (USAF). Đây chính là lý do khiến Hàn Quốc đồng thời phát triển Hyunmoo IV và mua thêm tên lửa KEPD 350K.

Business Insider dẫn nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho biết, hệ thống tên lửa KEPD 350K được sản xuất bởi Liên doanh Taurus Systems giữa Đức và Thụy Điển có khả năng phóng từ máy bay và có tầm bắn tối đa tới 500 km.

Chúng có thể xuyên thủng hệ thống phòng không dày đặc và bắn phá chính xác mục tiêu cố định trên mặt đất, bao gồm cả các hầm gầm tại Thủ đô của Triều Tiên cũng như các căn cứ tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Với tầm bắn như vậy, tên lửa có thể phóng từ máy bay đang bay trên không phận của Hàn Quốc và chúng không bị đe dọa bởi bất kỳ tên lửa phòng không nào của bắc Triều Tiên mà vẫn đạt được mục đích.(Baodatviet)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 24-10-2017: 2

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 24-10-2017:

    Việt Nam ngó nghiêng Smerch khi sản xuất được EXTRA, AccuLAR...; Tàu đổ bộ tương lai được ví như “vũ khí kỳ diệu” của Mỹ; Triều Tiên có "bảo bối" hủy diệt Mỹ: Chuyện thật hay đùa?; Tổng thống Putin cảnh báo vũ khí vượt siêu bom hạt nhân

  • Tin thế giới đáng chú ý 24-10-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 24-10-2017

    Mỹ chuẩn bị chuyển B-52 sang trạng thái tấn công hạt nhân; Chuyên gia cảnh báo về mối đe dọa khủng bố mới ở châu Á; Ông Lý Hiển Long nhấn mạnh vai trò của Mỹ ở châu Á; Triều Tiên “có thể đang sản xuất hàng loạt vũ khí sinh học”

Bài cùng chuyên mục