Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 24-10-2017

  • Cập nhật : 24/10/2017

Mỹ chuẩn bị chuyển B-52 sang trạng thái tấn công hạt nhân

Không quân Mỹ đang chuẩn bị đưa máy bay ném bom chiến lược B-52 sang trạng thái sẵn sàng tấn công hạt nhân trong 24 giờ, lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Washington Times dẫn nguồn tin Không quân Mỹ cho biết lực lượng này đang chuẩn bị đưa các máy bay ném bom hạt nhân quay trở lại trạng thái sẵn sàng chiến đấu trong 24 giờ, một động thái chưa từng thấy kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Marcus Weisgerber, tổng biên tập tạp chí nói: “Nếu thông tin chính xác, những chiếc B-52 sẽ trở lại tư thế sẵn sàng bay với vũ khí hạt nhân mà chưa từng thấy kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc”.

Điều đó có nghĩa là những tấm bê tông dài ở đầu đường băng, thường được gọi là “cây Giáng sinh”, lại một lần nữa có thể nhìn thấy B-52 đậu trên đó, chứa đầy vũ khí hạt nhân để sẵn sàng bay. Những hình ảnh vốn không được nhìn thấy hơn 20 năm qua.

Tướng David Goldfein, Tư lệnh Không quân Mỹ, nói: “Đây là một bước nữa để đảm bảo chúng tôi đang chuẩn bị. Tôi nhìn thấy nó không chuẩn bị cho bất kỳ sự kiện cụ thể nhưng cho thấy làm thế nào chúng tôi đang chuẩn bị nhiều hơn cho tình hình thực tế toàn cầu”.

nhung chiec b-52 chat day vu khi hat nhan lai mot lan nua co the nhin thay o dau duong bang. anh minh hoa: usaf.

Những chiếc B-52 chất đầy vũ khí hạt nhân lại một lần nữa có thể nhìn thấy ở đầu đường băng. Ảnh minh họa: USAF.

Các quan chức cấp cao trong Không quân Mỹ nói rằng chưa có mệnh lệnh cụ thể nhưng quá trình chuẩn bị đang được tiến hành. Quyết định cuối cùng có thể được thực hiện bởi tướng John Hyten, Tư lệnh Bộ chỉ huy Chiến lược, hoặc tướng Lori Robinson, người đứng đầu Bộ tư lệnh Phương Bắc, phụ trách lực lượng hạt nhân và bảo vệ Bắc Mỹ.

“Đưa B-52 trở lại trạng thái tấn công hạt nhân là một trong nhiều quyết định của Không quân Mỹ nhằm phản ứng với sự thay đổi của môi trường địa chính trị trên thế giới, bao gồm kho vũ khí hạt nhân gia tăng của Triều Tiên, cách tiếp cận đối đầu của Tổng thống Donald Trump đối với Bình Nhưỡng và hoạt động quân sự ngày càng gia tăng của Nga”, ông Weisgerber nói.

Pháo đài bay B-52 có thể mang theo tới 31 tấn bom với khả năng ném bom rải thảm hủy diệt mục tiêu trên diện rộng.(ZingNews)
------------------------

Chuyên gia cảnh báo về mối đe dọa khủng bố mới ở châu Á

Bất chấp việc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) thất thủ tại Raqqa (Syria) và thất bại của phiến quân ở thành phố Marawi của Philippines có thể là đòn giáng mạnh vào lực lượng này ở Iraq và Syria, các chuyên gia chống khủng bố cảnh báo các nước châu Á vẫn phải đề cao cảnh giác.

 

cac luc luong philippines rut khoi marawi sau khi ket thuc chien dich chong phien quan khung bo tai day ngay 21/10. anh: thx/ttxvn

Các lực lượng Philippines rút khỏi Marawi sau khi kết thúc chiến dịch chống phiến quân khủng bố tại đây ngày 21/10. Ảnh: THX/TTXVN

 

Bất chấp việc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) thất thủ tại Raqqa (Syria) và thất bại của phiến quân ở thành phố Marawi của Philippines có thể là đòn giáng mạnh vào lực lượng này ở Iraq và Syria, các chuyên gia chống khủng bố cảnh báo các nước châu Á vẫn phải đề cao cảnh giác. 

 

Các chuyên gia này cho rằng IS chỉ thoái trào chứ không biến mất, và ảnh hưởng từ những thất bại này có thể sẽ dẫn đến những hình thức khủng bố bạo lực mới và xảo quyệt hơn mà các lực lượng an ninh trên toàn châu Á sẽ phải đương đầu. 

Trong một báo cáo gửi cho Viện Lowy, một trung tâm nghiên cứu ở Australia, Giám đốc Viện Phân tích chính sách xung đột tại Jakarta, bà Sidney Jones cho rằng: “Diễn biến của hoạt động IS sẽ thay đổi, do cuộc chiến đang dần kết thúc”.

Bà Jones cảnh báo về “các vụ đánh bom đáp trả” ở những khu đô thị lớn ở Philippines, trong đó có thủ đô Manila, và các thành phố Davao, Zamboanga và tỉnh Cotabato trên đảo Mindanao. Theo bà Jones, các đại sứ quán Philippines cũng có thể trở thành mục tiêu. 

Không chỉ có Philippines, các nước khác trong khu vực cũng có thể gặp rủi ro. Các nhóm khủng bố "nằm vùng" có thể lên kế hoạch tấn công liều chết nhằm vào dân thường trên khắp Đông Nam Á. 

Để đối phó với các mối đe dọa này, các quan chức an ninh trong khu vực đã siết chặt biên giới quốc gia của họ nhằm ngăn chặn các phiến quân hồi hương từ Syria và Iraq, và những kẻ di chuyển giữa 2 đảo Mindanao của Philippines và Sabah của Malaysia. Các quan chức này gần đây cũng nhất trí tăng cường các cuộc tuần tra chung trên không.(TTXVN)
-----------------------------

Ông Lý Hiển Long nhấn mạnh vai trò của Mỹ ở châu Á

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ quyết định không chỉ sự thịnh vượng, mà cả hòa bình và chiến tranh.

 

thu tuong singapore ly hien long (trai) va tong thong donald trump tai nha trang ngay 23-10 - anh: reuters

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (trái) và Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 23-10 - Ảnh: Reuters

 

Phát biểu tại diễn đàn kinh tế thủ đô Washington (Mỹ) ngày 23-10 trong chuyến thăm Mỹ, ông Lý Hiển Long đã "nhắn nhủ" Tổng thống Donald Trump về nhiều vấn đề.

Lãnh đạo Singapore cho rằng doanh nghiệp Mỹ có khả năng rất to lớn để phát triển trong các thị trường mới, thực hiện đầu tư và tạo ra sự thịnh vượng cho hai bên bờ Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, ông Lý Hiển Long nhấn mạnh rằng cái chính vẫn là thái độ của Mỹ, trong bối cảnh chính sách của Washington về châu Á vẫn chưa thực sự rõ ràng, theo Channel News Asia.

Từ khi đắc cử Tổng thống Mỹ tới nay, ông Trump vẫn theo quan điểm đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Người đứng đầu Nhà Trắng cũng gây lo ngại cho các đối tác khi có khuynh hướng rút khỏi các hiệp định đa phương.

Ông Lý Hiển Long đặt vấn đề rằng liệu Mỹ vẫn tin vào việc Washington sẽ hưởng lợi nhiều nhất ở một thế giới phụ thuộc lẫn nhau, với những quy tắc trao đổi cởi mở đa phương. Đồng thời, Thủ tướng Singapore cũng cho rằng quan hệ Mỹ - Trung sẽ quyết định không chỉ sự thịnh vượng, mà còn là chiến tranh và hòa bình của châu Á lẫn thế giới.

Theo đó, Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) – thỏa thuận mà chính quyền ông Trump đã rút khỏi, từng là phương án thúc đẩy hợp tác kinh tế trong khu vực cũng như đạt được các mục tiêu chiến lược.

Ông nói rằng dù Mỹ đã rút khỏi, các thành viên còn lại của TPP vẫn hi vọng Washington sẽ tiếp tục duy trì và thúc đẩy quan hệ kinh tế với các nước châu Á bằng những phương cách khác.

Tại cuộc họp báo chung với ông Trump ở Nhà Trắng, ông Lý Hiển Long cũng cho rằng Mỹ nên hợp tác với các nước khác để tìm giải pháp đối thoại cho vấn đề Triều Tiên.

"Áp lực là cần thiết, nhưng đối thoại cũng cần thiết. Mỹ sẽ cần phải làm việc cùng các nước khác, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga để giải quyết vấn đề này", Reuters dẫn lời ông Lý Hiển Long.(Tuoitre)
------------------------

Triều Tiên “có thể đang sản xuất hàng loạt vũ khí sinh học”

Triều Tiên có thể đang sản xuất hàng loạt vũ khí sinh học trong các phòng nghiên cứu hóa chất nông nghiệp thuộc Viện Kỹ thuật Sinh học Bình Nhưỡng, Reuters đưa tin ngày 23-10.

Báo cáo tháng 10 của Trung tâm Belfer, thuộc Trường Kennedy của ĐH Harvard (Mỹ), nói rằng Triều Tiên hiện đã sở hữu vũ khí sinh học và các cơ sở công nghiệp của Bình Nhưỡng đủ khả năng sản xuất loại vũ khí này.

"Có thể bệnh than và bệnh đậu mùa đang được sử dụng làm vũ khí sinh học. Binh sĩ Triều Tiên đã được tiêm vắc-xin đậu mùa và lính Mỹ tại Hàn Quốc cũng đã được tiêm vắc-xin đậu mùa và bệnh than" – báo cáo cho biết.

Triều Tiên được cho là sở hữu 13 vi khuẩn gây bệnh, bao gồm vi khuẩn ngộ độc thịt, bệnh tả và bệnh dịch hạch, các nhà nghiên cứu cho biết.

Theo bản báo cáo nêu trên, phương tiện lan truyền có thể bao gồm tên lửa, máy bay không người lái, máy bay, bình xịt. Báo cáo còn cho biết thêm Triều Tiên có thể sử dụng con người để truyền bệnh vì quốc gia này có 200.000 thành viên lực lượng đặc nhiệm.

trieu tien bi nghi san xuat hang loat vu khi hoa hoc tai vien ky thuat sinh hoc binh nhuong. anh: reuters

Triều Tiên bị nghi sản xuất hàng loạt vũ khí hóa học tại Viện Kỹ thuật Sinh học Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters

 

Báo cáo khẳng định khó khăn trong việc xác minh năng lực vũ khí sinh học của Triều Tiên một phần xuất phát từ việc sử dụng kép thiết bị và cơ sở trong việc chế tạo vũ khí.

"Trong khi chương trình hạt nhân có thể được giám sát thông qua số vụ thử nghiệm và các vụ thử nghiệm thành công, việc vũ khí hóa và nuôi cấy vi khuẩn có thể được giữ bí mật trong phòng kín. Hơn nữa, thiết bị sản xuất vũ khí sinh học thường được dùng kép cho mục đích nông nghiệp, khiến việc theo dõi từ bên ngoài và xác minh là điều gần như không thể" – các nhà nghiên cứu giải thích.

Nghị quyết 1540 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc được thông qua vào năm 2004 nhằm ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học. Nó duy trì khuôn khổ cho việc đánh giá và xem xét hàng năm.(NLĐ)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 23-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 23-10-2017

    Trung Quốc lập đơn vị cứu hộ tàu ngầm mới; Chuyên gia khẳng định Triều Tiên đủ sức đánh chìm tàu sân bay Mỹ; NATO hoảng trước động thái tăng quân của Nga

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 22-10-20173

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 22-10-2017

    Triều Tiên chế tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo để đánh Mỹ; Mỹ lại lên tiếng 'mắng mỏ" Trung Quốc về vấn đề Biển Đông?; NATO thừa nhận sốc không đủ sức chiến đấu với Nga; Hàn Quốc mua 4 ‘ác điểu’ Global Hawk Mỹ theo dõi tên lửa Triều Tiên

Bài cùng chuyên mục