Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 25-10-2017

  • Cập nhật : 25/10/2017

Su-30MK2 Việt Nam diệt gọn mục tiêu bằng Kh-31A

Trong lần diễn tập bắn đạn thật ngày 27/5/2007, tiêm kích Su-30MK2 của Trung đoàn Không quân 935 đã phóng tên lửa Kh-31A diệt thành công mục tiêu trên biển.

Theo những thông tin được công khai, đây là lần đầu tiên tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Việt Nam thực hiện bắn đạn thật tên lửa diệt hạm Kh-31A, nhưng chính nhờ trình độ, bản lĩnh của phi công và sự chuẩn bị chu đáo nên buổi diễn tập đã diễn ra hoàn hảo.

Được biết, chiếc Su-30MK2 thực hiện phóng tên lửa Kh-31A lần này là 1 trong 4 máy bay Su-30MK2 đầu tiên của Không quân Việt Nam đặt mua năm 2003 và được chuyển giao trong giai đoạn 2004-2005.

tiem kich su-30mk2 viet nam phong kh-31a.

Tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam phóng Kh-31A.

Ngay sau khi tiếp nhận máy bay chiến đấu đa năng, các phi công tiêm kích thuộc Trung đoàn Không quân 935 đã nhanh chóng học tập, làm chủ vũ khí trang bị mới, hiện đại. Không lâu sau đã sẵn sàng cho cuộc sát hạch lớn - bắn đạn thật tên lửa diệt hạm siêu âm Kh-31A, để đánh giá trình độ sẵn sàng chiến đấu của đội ngũ phi công.

Được đánh giá là dòng tên lửa chống hạm siêu âm hàng đầu thế giới hiện nay, Kh-31A được lắp hai động cơ đẩy. Khi phóng, động cơ rocket nhiên liệu lỏng gắn ở đuôi được kích hoạt đưa tên lửa đạt tốc độ Mach 1,8 và tự tách ra khi hết nhiên liệu.

Sau đó, bốn cửa hút khí mở ra và vỏ tên lửa rỗng trở thành buồng đốt động cơ tĩnh phản lực dùng nhiên liệu dầu lửa giúp tên lửa đạt vận tốc Mach 2,9, tầm bắn tiêu diệt mục tiêu 5-70km.

Về hệ thống điều khiển, ở pha giữa tên lửa dùng hệ thống định vị quán tính dẫn đường, pha cuối dùng đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-31 có khả năng kháng nhiễu cao, lựa chọn một mục tiêu trong nhóm mục tiêu cùng loại dày đặc.

Trọng lượng phần chiến đấu của tên lửa nặng 95kg dùng để tiêu diệt tàu khu trục, hộ vệ cỡ lớn, tàu tên lửa cở nhỏ, tàu vận tải đổ bộ. Khi tiếp xúc bề mặt mục tiêu, tên lửa xuyên phá vào bên trong tàu rồi mới kích nổ đầu đạn hoặc nổ theo kiểu phá mảnh khi bay trên mục tiêu. Theo nhà sản xuất Nga, để tiêu diệt tàu khu trục hạng nặng cần 2,5 quả Kh-31A, với tàu tên lửa cỡ nhỏ chỉ cần 1 quả.

Có thể nói, Kh-31A là vũ khí chống tàu cực kỳ nguy hiểm, "cơn ác mộng" từ bầu trời đối với tàu địch. Tên lửa có tốc độ hành trình bay rất cao, tiếp cận nhanh, khó đánh chặn. Không những thế, khi bị radar địch phát hiện, tên lửa có thể cơ động vọt cao đối phó với tên lửa đánh chặn đối phương.

Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), Việt Nam ký hợp đồng với Nga mua 80 quả đạn Kh-31A trang bị cho tiêm kích Su-30MK2 đảm nhiệm vai trò tác chiến trên biển. Quá trình chuyển giao được hoàn thành vào năm 2012.

Ngoài phiên bản chống hạm, cũng theo nguồn tin của SIPRI, hiện tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam còn được trang bị phiên bản Kh-31P chuyên dùng cho nhiệm vụ đối phó với hệ thống radar đối phương. Và với cặp tên lửa tối tân này, tiêm kích Su-30 của Việt Nam sẵn sàng tung ra những đòn đánh khiến kẻ thù khiếp sợ.(Baodatviet)
-----------------------

Chiến hạm Gepard và tàu cảnh sát biển lớn nhất Việt Nam sắp về nước

Chiều 22.10, tàu vận tải Rolldock Star chở theo chiến hạm Gepard 3.9 của VN đã qua eo biển Sunda, vào biển Java và đang hướng tới cảng Singapore. Còn tàu CSB 8020 cũng đang sắp từ Hawaii (Mỹ) về nước.

chien ham gepard nga dong cho hai quan viet nam

Chiến hạm Gepard Nga đóng cho hải quân Việt Nam

Theo trang tin MarineTraffic, dự kiến tàu Rolldock Star sẽ ghé cảng Singapore vào lúc 19 giờ ngày 24.10 (2 giờ sáng 25.10 theo giờ Việt Nam). Sau khi nghỉ ngơi và tiếp nhiên liệu, tàu sẽ tiếp tục hành trình về Việt Nam để bàn giao chiến hạm Gepard cho Hải quân VN.

Đây là chiến hạm Gepard thứ 3 của Việt Nam, sau 2 chiếc về trước đó vào năm 2011 là 011 Đinh Tiên Hoàng và 012 Lý Thái Tổ. Hiện chiếc Gepard thứ 4 đang tập luyện tại quân cảng Novorossiysk (Nga), dự kiến sẽ lên đường về nước vào tháng 11 tới. Cả 4 chiến hạm Gepard này đều do Nhà máy đóng tàu mang tên Gorky ở Zelenodolsk (CH Tatarstan, Nga) đóng theo hợp đồng ký với Việt Nam.

Ngoài ra, tàu cảnh sát biển số hiệu 8020 của Cảnh sát biển Việt Nam tại Hawaii (Mỹ) đang chuẩn bị về nước. Tàu này vốn là tàu tuần tra mang tên Morgenthau (WHEC 722) của Tuần duyên Mỹ, đã hết hạn phục vụ và chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam từ tháng 5.2017 tại Hawaii. Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã tiếp nhận tàu tại Hawaii và các chiến sĩ Cảnh sát biển của Việt Nam đang được huấn luyện đào tạo sử dụng tàu tại đây.

Tài khoản facebook Fred's Place Tribute Group ngày 4.10 đăng tải ảnh cho thấy tàu CSB 8020 đã được sơn số hiệu và chữ Cảnh sát biển Việt Nam bằng tiếng Việt và tiếng Anh trong 2 ngày 3 — 4.10. Tàu CSB 8020 được cho là sắp khởi hành về Việt Nam. Trước đó trang tin Maritime Hawaii cho hay tàu sẽ về Đà Nẵng (Việt Nam) vào quý 3.2017. Đây sẽ là con tàu lớn nhất của Cảnh sát biển Việt Nam hiện tại.(Thanhnien)
----------------------------

“Chiến tranh Lạnh Nga-Mỹ đã bước vào giai đoạn mới”

Ông Panetta - Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng Mỹ phải hạn chế ảnh hưởng của Nga, và phải chứng tỏ cho Tổng thống Putin thấy Hoa Kỳ đang ở vị thế của một kẻ mạnh hơn.

ong panetta - cuu bo truong quoc phong my

Ông Panetta - Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

Hôm 24/10, phát biểu trong một hội nghị tại Viện nghiên cứu Hudson tại Washington, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta khẳng định, một chương mới của Chiến tranh Lạnh đã được mở ra trong mối quan hệ giữa Washington và Moscow.

Ông Panetta cho rằng, Hoa Kỳ nên đóng một vai trò quan trọng ở Trung Đông, đặc biệt là ở Syria, cũng như cần hạn chế ảnh hưởng của Nga trong khu vực và tiến hành vạch ra "đường phân giới".

Cựu lãnh đạo Lầu Năm Góc nhấn mạnh: "Nếu các vị không hành động cứng rắn với ông Putin, thì ông ta sẽ được hưởng lợi từ việc này. Chính vì lý do này, tôi tin rằng một việc rất quan trọng đối với Mỹ là phải làm cho rõ ràng, rằng có một lằn ranh mà ông ta không thể vượt qua".

Theo ông, chính quyền Hoa Kỳ hiện nay "không làm tốt lắm" với Moscow. Ông Panetta  lưu ý: "Các vị không thể chỉ đơn giản hy vọng rằng trong một thời điểm nào đó họ sẽ trở thành "người tốt" được. Các vị phải cứng rắn với họ, và nếu các vị tuyên bố, rằng có một cái gì đó sắp xảy ra, thì các vị phải bám chắc vào nó. Các vị có thể đàm phán với ông Putin, chúng tôi đã làm điều này - và đã đạt được thành công trong quá khứ. Tuy nhiên các vị cần phải làm điều đó từ vị thế của kẻ mạnh".

Đầu tháng 9 vừa rồi, theo yêu cầu của chính quyền Hoa Kỳ, Tổng Lãnh sự quán Nga tại San Francisco và các phái bộ thương mại ở Washington và New York đã phải đóng cửa. Sau đó, các tòa nhà đã bị lục soát. Moscow gọi những hành động này là một bước đi không thân thiện và cam đoan sẽ mang việc này ra tòa án.

Đồng thời, tại phiên họp của Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế Valdai Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh, rằng ông tin tưởng sẽ giải quyết được các vấn đề giữa Nga và Hoa Kỳ, nhưng để làm được điều đó thì còn tùy thuộc vào mong muốn của Washington.

Ông Leon Panetta từng giữ chức Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) giai đoạn 2009 - 2011, và Bộ trưởng Quốc phòng từ trong giai đoạn 2011 – 2013. Ông nhiều lần nhấn mạnh quan điểm: Mỹ nên chống lại ảnh hưởng của Nga ở Liên Xô cũ và hoạt động như một "nhà lãnh đạo toàn cầu". Cựu lãnh đạo Lầu Năm Góc tuyên bố: "Mỹ phải là người lãnh đạo thế giới, bởi vì vấn đề là nếu chúng ta không lãnh đạo, thì sẽ không có ai khác".(Infonet)
-------------------------

Chiến đấu cơ Trung Quốc mạnh ngang Su-57 Nga?

Theo Tư lệnh Không quân Nga, với việc được sản xuất bằng công nghệ tối tân, tiêm kích tàng hình J-20 có sức mạnh tương đương với Su-57.

Tuyên bố của Thượng tướng Viktor Bondarev - Tư lệnh Không quân Nga được đưa ra khi nói về sức mạnh của Su-57 trong một sự kiện quân sự. Ông cho biết, tiêm kích Su-57 là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đầu tiên của Không quân Nga hứa hẹn sẽ giúp lực lượng chiếm lĩnh bầu trời và đối thủ của máy bay Nga sẽ là J-20 và J-31 của Trung Quốc.

tiem kich j-20.

Tiêm kích J-20.

Nhận định của Tướng Viktor Bondarev được cho là khá bất ngờ bởi từ trước đến nay, phương Tây chưa khi nào đánh giá cao dòng chiến đấu cơ tàng hình do Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, bất ngờ hơn nữa là trước khi ông Viktor Bondarev có so sánh này, chuyên gia quân sự cấp cao Nga Vasily Kashin cũng đã có nhận xét tương tự.

Theo vị chuyên gia này, J-20 được chế tạo bởi Tổng công ty máy bay Thành Đô, đây là chiến đấu tàng hình đầu tiên của Trung Quốc đủ sức sánh ngang với chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F-22 của Mỹ hay Sukhoi Su-57 của Không quân Nga.

Vasily Kashin cho biết, J-20 là máy bay có một chỗ ngồi, hai động cơ. Nó to hơn và nặng hơn Sukhoi Su-57 và F-22. Chiều dài thân của J-20 là 22,86m, còn sải cánh là 13,7m. Máy bay có các bộ ổn định chuyển động theo chiều dọc giống như Su-57.

Tiêm kích J-20 dược thiết kế có khả năng tàng hình tốt, gây khó khăn hơn nhiều cho việc phát hiện nó bằng radar. Với thùng chứa nhiên liệu lớn, J-20 có thể đạt tầm bay xa gần 2.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu trên không. Ngoài ra, máy bay này cũng có khả năng mang khối lượng lớn vũ khí cho phép tiến hành các cuộc tấn công tầm xa có sức tàn phá lớn

Với kích thước lớn (gần 23m), tốc độ cao (tối đa 2.120Km/h), loại máy bay mới này sẽ cho phép quân đội Trung Quốc kiểm soát những khu vực rộng lớn ở xa ngoài biển. Theo chuyên gia Vasily Kashin, J-20 có ưu thế đáng kể so với máy bay F-35 mà với cả Su-57.

Để tăng tầm hoạt động và tác chiến, chiến đấu cơ tàng hình J-20 được trang bị các tên lửa tầm xa cũng như có thể tiếp nhiên liệu trên không. Máy bay tàng hình hình cũng được thiết kế để phóng các tên lửa hành trình và mang các khí tài hạng nặng. Loại tiêm kích này cũng lớn hơn nhiều so với dự kiến của giới quan sát.

Vị chuyên gia này đánh giá rất cao máy bay Trung Quốc khi kết thúc nhận định của mình: "Bất kỳ nhận xét nào cho rằng một chiếc F-35 hay F/A-18 E/F Super Hornet của Mỹ và cả Su-57 của Nga sẽ có khả năng đối chọi với J-20 trong không chiến khi lọt vào vùng trời do J-20 bảo vệ sẽ là hoàn toàn sai lầm".(Baodatviet)
----------------------

 

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 25-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 25-10-2017

    Đòn đánh tầm xa của tàu CSB 8020 Việt Nam; Mỹ, Nhật, Hàn tập trận chống tên lửa Triều Tiên; Trung Quốc khoe chiến đấu cơ tàng hình bị nghi "mượn" thiết kế Mỹ; Lộ vũ khí đủ sức khoan thủng mọi boongke Triều Tiên

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 24-10-2017: 3

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 24-10-2017:

    Việt Nam ngó nghiêng Smerch khi sản xuất được EXTRA, AccuLAR...; Tàu đổ bộ tương lai được ví như “vũ khí kỳ diệu” của Mỹ; Triều Tiên có "bảo bối" hủy diệt Mỹ: Chuyện thật hay đùa?; Tổng thống Putin cảnh báo vũ khí vượt siêu bom hạt nhân

Bài cùng chuyên mục