Tin Biển Đông

 
 
 

Mỹ có thể cùng lúc đánh bại cả Nga và Trung Quốc?

  • Cập nhật : 16/04/2017

The National Interest đặt vấn đề, điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ phải chiến đấu với hai cuộc chiến cùng một lúc mà không phải là chống lại những nước như Triều Tiên và Iran? Điều gì sẽ xảy ra nếu cả Trung Quốc và Nga hợp tác với nhau cùng tham gia vào các cuộc chiến ở châu Âu và Thái Bình Dương?

chien dau co tang hinh the he nam f-35 xuat kich tu tau san bay my

Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ năm F-35 xuất kích từ tàu sân bay Mỹ

Mỹ đã từ bỏ học thuyết “hai cuộc chiến” gây hiểu nhầm của mình. Học thuyết này vốn được định dùng làm khuôn mẫu để cung cấp các biện pháp chiến đấu đồng thời trong cả hai cuộc chiến trong khu vực.

Kế hoạch trên vốn được thiết kế để ngăn chặn Triều Tiên không khởi động một cuộc chiến trong khi Mỹ đang can dự vào cuộc chiến chống lại Iran hoặc Iraq, ý tưởng này giúp hình thành các chiến lược mua sắm, hậu cần và xây dựng căn cứ cho Bộ Quốc phòng giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, khi Mỹ không còn phải đối mặt với mối đe dọa Liên Xô. Tuy nhiên trước những thay đổi trong hệ thống quốc tế, bao gồm sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự phổ biến mạng lưới khủng bố hoạt động ngày càng mạnh mẽ, Mỹ đã rút lui khỏi học thuyết này.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ phải chiến đấu với hai cuộc chiến cùng một lúc mà không phải là chống lại những nước như Triều Tiên và Iran? Điều gì sẽ xảy ra nếu cả Trung Quốc và Nga hợp tác với nhau cùng tham gia vào các cuộc chiến ở châu Âu và Thái Bình Dương?

Hợp tác chính trị

Giới phân tích đặt câu hỏi liệu Bắc Kinh và Mátxcơva có phối hợp hành động thành một cặp trong hai cuộc khủng hoảng buộc quân đội Mỹ phải đáp trả theo hai hướng khác nhau không? Có thể là có, nhưng cũng có thể là không vì mỗi nước đều có mục đích riêng và hành động theo thời điểm mà mỗi bên dự tính. Trường hợp dễ xảy ra nhất là một trong hai bên sẽ lợi dụng một cuộc khủng hoảng đang diễn ra để đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền trong khu vực. Chẳng hạn Mátxcơva có thể sẽ quyết định động đến các nước Baltic nếu Mỹ can dự vào một cuộc đụng độ lớn trên Biển Đông.

Trong bất kỳ trường hợp nào, chiến tranh sẽ bắt đầu từ phía Nga hoặc Trung Quốc. National Interest cho rằng Mỹ hiện đang hưởng lợi từ nguyên trạng hiện nay ở cả hai khu vực và về cơ bản muốn sử dụng các công cụ ngoại giao và kinh tế để theo đuổi các giải pháp chính trị. Trong khi Mỹ có thể tạo điều kiện gây ra chiến tranh, Nga hoặc Trung Quốc chắc chắn sẽ kích động cuộc chiến.

Linh hoạt tác chiến

Về cơ bản, chỉ một số yêu cầu chiến đấu ở châu Âu và Thái Bình Dương chồng lấn lẫn nhau. Giống như trong trường hợp Thế chiến thứ II, quân đội Mỹ sẽ phải gánh chịu trách nhiệm bảo vệ châu Âu, trong khi hải quân Mỹ sẽ phải tập trung ở Thái Bình Dương. Trong khi đó, không quân Mỹ sẽ đóng vai trò hỗ trợ trên cả hai chiến trường.

Theo National Interest, Nga không đủ khả năng đối phó với NATO ở Bắc Đại Tây Dương và cũng không có lợi ích chính trị nào để hành động như vậy. Điều này có nghĩa là trong khi Mỹ và các đồng minh NATO có thể phân bổ một số nguồn lực để đe dọa không phận hải quân của Nga (và bảo đảm chống lại chiến hạm hải quân của Nga), hải quân Mỹ vẫn có thể tập trung lực lượng ở Thái Bình Dương. Phụ thuộc vào mức độ kéo dài của cuộc xung đột và mức độ nghiêm trọng của cảnh báo, Mỹ có thể vận chuyển các thiết bị hiện đại của quân đội Mỹ sang châu Âu để hỗ trợ chiến đấu.

Phần lớn các tàu sân bay, tàu ngầm và các tàu lộ thủy của Mỹ sẽ tập trung vào Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, chiến đấu trực tiếp chống lại hệ thống chống tiếp cận của Trung Quốc và án ngữ trên các tuyến đường vận chuyển hàng hải của Trung Quốc. Các thiết bị bay tầm xa, bao gồm máy bay ném bom tàng hình và các thiết bị tương tự sẽ vận hành trên cả hai mặt trận.

my da bat dau trien khai truc chien cac phi doi f-35 dau tien tai chau a-thai binh duong

Mỹ đã bắt đầu triển khai trực chiến các phi đội F-35 đầu tiên tại châu Á-Thái Bình Dương

voi cac loai vu khi nhu f-35, no khong don thuan chi la mot chien dau co ma la mot sieu may tinh biet bay ket hop voi suc manh con nguoi de ket noi suc manh cua ca mang luoi vu khi

Với các loại vũ khí như F-35, nó không đơn thuần chỉ là một chiến đấu cơ mà là một siêu máy tính biết bay kết hợp với sức mạnh con người để kết nối sức mạnh của cả mạng lưới vũ khí

may bay khong nguoi lai globl hawk tam xa cua my da thuc hien tuan tieu o bien dong

Máy bay không người lái Globl Hawk tầm xa của Mỹ đã thực hiện tuần tiễu ở Biển Đông

vu khi sieu vuot am cua my

Vũ khí siêu vượt âm của Mỹ

Quân đội Mỹ sẽ chịu áp lực phải giành được chiến thắng quyết định trên ít nhất một mặt trận trong điều kiện nhanh nhất có thể. Điều này có thể sẽ đẩy Mỹ nghiêng hẳn về một hướng, sử dụng các thiết bị hàng không, vũ trụ và không gian mạng với hi vọng giành được chiến thắng chính trị mang ý nghĩa chiến lược, cho phép quân đội chuyển sang mặt trận còn lại. Với sức mạnh của các đồng minh ở châu Âu, Mỹ có thể sẽ tập trung vào cuộc xung đột ở Thái Bình Dương trước.

Cấu trúc liên minh

Cấu trúc liên minh của Mỹ ở Thái Bình Dương rất khác so với liên minh ở châu Âu. Bất chấp những quan tâm về cam kết với các đồng minh của Mỹ ở châu Âu, Mỹ không có lý do gì để chiến đấu với Nga ngoài việc duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của liên minh NATO. Nếu Mỹ chiến đấu, thì Đức, Pháp, Ba Lan và Anh cũng sẽ đi theo. Trong viễn cảnh thông thường nhất, thậm chí chỉ riêng các đồng minh châu Âu cũng có thể mang lại lợi thế đáng kể cho NATO trong việc đối phó với Nga.

Nga có thể sẽ chiếm lấy một phần các nước Baltic, nhưng sẽ phải hứng chịu sự tấn công ác liệt từ không lực của NATO và sẽ không thể giữ vững vùng đất chiếm được trong thời gian dài. Trong bối cảnh đó, hải quân và không quân Mỹ phần lớn sẽ chỉ đóng vai trò hỗ trợ và phối hợp, tạo điều kiện để các đồng minh NATO đánh bại quân Nga. Lực lượng hạt nhân của Mỹ sẽ bảo đảm cho NATO trước nguy cơ Nga sử dụng vũ khí hạt nhân.

my co ke hoach tang cuong suc manh vuot troi ve hai quan va duy tri thuong xuyen hai cum tac chien tau san bay o chau a do tinh hinh phuc tap o

Mỹ có kế hoạch tăng cường sức mạnh vượt trội về hải quân và duy trì thường xuyên hai cụm tác chiến tàu sân bay ở châu Á do tình hình phức tạp ở

Biển Đông

tau ngam khong nguoi lai voayager cua my

Tàu ngầm không người lái Voayager của Mỹ

may bay tang hinh khong nguoi lai x-47b cua my duoc xem la loai vu khi trong cac cuoc chien hien dai

Máy bay tàng hình không người lái X-47B của Mỹ được xem là loại vũ khí trong các cuộc chiến hiện đại

Theo National Interest, Mỹ đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn ở Thái Bình Dương. Nhật Bản và Ấn Độ có thể có lợi ích ở Biển Đông, tuy nhiên, điều này vẫn khó có thể đảm bảo rằng hai nước đồng minh của Mỹ sẽ tham gia vào cuộc chiến. Cấu trúc liên minh của bất kỳ cuộc xung đột nào sẽ phụ thuộc vào các bên cụ thể tham gia xung đột. Ở Thái Bình Dương, Philippine, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… có thể sẽ trở thành đối tượng tiềm năng của Trung Quốc. Các nước còn lại có thể sẽ chỉ thích đứng ngoài lề cuộc chiến. Điều này sẽ gây thêm áp lực cho Mỹ trong việc thiết lập ưu thế áp đảo ở Tây Thái Bình Dương với chính nguồn lực tự thân.

National Interest  nhận định rằng Mỹ vẫn có thể sẽ chiến đấu và chiến thắng trong cả hai cuộc chiến lớn cùng một lúc, hoặc ít nhất cũng gần giành chiến thắng trong cuộc chiến mà cả Nga lẫn Trung Quốc đều không có nhiều hy vọng. Mỹ có thể làm được điều này vì Washington vẫn duy trì một quân đội đáng gờm nhất thế giới, và vì Mỹ vẫn là nước dẫn đầu trong liên minh quân sự mạnh nhất thế giới - NATO. Hơn nữa, Nga và Trung Quốc sẽ gặp nhiều vấn đề quân sự khác nhau, cho phép Mỹ phân bổ nguồn lực hợp lý trong cả hai cuộc chiến.

Tuy nhiên National Interest thừa nhận tình hình này sẽ không kéo dài mãi mãi. Mỹ không thể duy trì ưu thế thống trị này một cách vô hạn, và về lâu dài sẽ phải chọn lựa cam kết một cách cẩn trọng. Đồng thời, Mỹ đã tạo ra một trật tự quốc tế có lợi cho nhiều nước quyền lực và thịnh vượng trên thế giới. Mỹ có thể dựa vào sự hỗ trợ của các quốc gia này.

Đặng Phương Thảo
Theo Viettimes.vn

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục