Tin Biển Đông

 
 
 

Chiến cuộc Syria: Nga, Mỹ 'thập diện mai phục'

  • Cập nhật : 27/06/2017

Chiến dịch quân sự chống lại ISIS không chỉ đơn thuần là giải phóng các khu vực bị chiếm đóng mà là cách giải phóng, cũng như thể chế nào sẽ được xây dựng sau khi giải phóng. Và đây chính là điểm bất đồng giữa Nga và Mỹ, đó là họ cùng có chung kẻ thù là IS nhưng lại xung đột trong việc xây dựng các thiết chế sau khi tiêu diệt được IS.

ten lua tomahawk duoc phong di tu khu truc ham my tan cong syria hom 6/4

Tên lửa Tomahawk được phóng đi từ khu trục hạm Mỹ tấn công Syria hôm 6/4

Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện đang bị bủa vây bởi những câu hỏi về quan hệ của ông với Nga. Nhưng ở Syria, mối quan hệ Mỹ-Nga đang dần làm sáng tỏ. Hôm 19/6, sau khi máy bay chiến đấu của Mỹ lần đầu tiên bắn hạ một máy bay chiến đấu của chính phủ Syria trên lãnh thổ Syria, Bộ Quốc phòng Nga đã tạm ngừng đường dây nóng vốn được thiết lập để tránh xung đột ngoài ý muốn với quân đội Mỹ trên bầu trời Syria.

Và không dừng lại ở đó, Nga cũng tuyên bố rằng "tất cả các vật thể bay" của liên minh do Mỹ dẫn đầu ở Syria "nếu bị phát hiện phía tây sông Euphrates" giờ đây sẽ "trở thành mục tiêu theo dõi củacác hệ thống phòng không của Nga".

Đây là khoảng thời gian hết sức lạ kỳ đối với mối quan hệ này vì chính quyền Nga trước đó đã rất kỳ vọng vào việc ông Donald Trump sẽ hàn gắn quan hệ hai nước cũng như ủng hộ quan hệ hợp tác chống khủng bố với Nga.

Đầu tiên, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã tiêu diệt hàng chục chỉ huy và hàng trăm chiến binh của ISIS trong cuộc không kích gần “thủ đô” Raqqa tự xưng của IS vào cuối tháng 5 vừa qua và Nga đang điều tra xem liệu lãnh đạo Abu Bakr al-Baghdadi của IS có phải đã chết trong cuộc không kích đó hay không. Sau đó quân đội Nga cho biết họ đã hạ được thêm hai chỉ huy của IS và gần 200 phiến quân trong các cuộc không kích vào Deir Ezzor, miền đông Syria đầu tháng này.

tau chien cua nga phong ten lua hanh trinh kalibr tan cong muc tieu phien quan tai syria

Tàu chiến của Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr tấn công mục tiêu phiến quân tại Syria

Theo bà Genevieve Casagrande, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) Syria cho rằng các chiến dịch tấn công IS của Nga ở Syria chỉ là một phần trong mục tiêu lớn hơn của Nga ở đây, đó là ủng hộ chế độ Assad, thúc đẩy liên minh Nga-Syria, từ đó mở rộng, duy trì ảnh hưởng địa chính trị ở Trung Đông và sự hiện diện quân sự ở Địa Trung Hải.

Đồng thời, theo bà Casagrande, Nga cũng muốn thể hiện mình như một nhân tố quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố, đồng hành cùng Mỹ. Một phần Nga làm như vậy để bảo vệ vị trí của mình như một nước lớn đảm bảo an ninh ở Trung Đông. Mặt khác, Nga cũng muốn xây dựng hình ảnh là một đồng minh không thể thiếu của phương Tây trong cuộc chiến chống khủng bố.

Tuy nhiên để tránh cùng lúc dàn quân trên cả hai mặt trận, Nga chọn một cách làm thông minh hơn. Nga là bên trung gian cho các cuộc ngừng bắn giữa chính phủ Syria và phiến quân, trong thời gian đó, lực lượng của Nga sẽ hậu thuẫn quân đội chính phủ Syria tấn công IS.

Chẳng hạn vào tháng 2/2016, Nga giúp lập ra hiệp định ngừng bắn giữa chế độ Assad với phiến quân, ngay sau đó, quân đội chính phủ dưới sự trợ giúp của Nga đã đánh đuổi IS ra khỏi thành phố Palmyra. Sau khi đạt được mục tiêu, quân đội Assad lại quay lại tiến hành một chiến dịch quân sự lớn nhằm vào phiến quân để giành lại Aleppo.

Một ví dụ khác là trước khi Nga tấn công IS hôm 4/5, Nga, Thổ và Iran đã nhất trí thiết lập “khu vực giảm leo thang” ở Syria. Trước khi thiết lập khu vực này (cuối tháng 4, đầu tháng 5), Nga chủ yếu chỉ tấn công vào phiến quân và các nhóm thánh chiến ở tỉnh Idlib và hầu như không tấn công lãnh thổ của IS. Sau thỏa thuận, Nga đã thực hiện rất nhiều cuộc tấn công vào các khu vực do IS chiếm đóng.

Theo bà Casagrande, cũng có thể Nga đánh IS để chiếm lấy vùng ảnh hưởng rộng hơn ở Syria và trong khu vực, vì IS đang nhanh chóng suy yếu và bị tước mất vùng chiếm đóng ở cả Syria lẫn Iraq. Những thành tựu quân sự trong cuộc chiến chống IS gần đây đã dấy lên một cuộc tranh cãi dữ dội giữa các nước lớn, đặc biệt là Iran, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ để khẳng định và bảo vệ lợi ích của mình, khiến các nước này rơi vào một cuộc xung đột mới.

Chính quyền ông Trump đã cố tình đối đầu trực tiếp với chính quyền Assad khi liên tục có những hành động tấn công. Hôm 6/4, ông Trump ra lệnh phóng 59 quả tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân al- Shayrat của Syria để trả đũa lại cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học mà Mỹ cáo buộc do chính quyền Assad thực hiện nhằm vào người dân Syria. Đến tháng 5, Mỹ lại tập kích vào đoàn quân của chính quyền Assad chỉ vì nhóm quân này tiến quá gần căn cứ phiến quân được Mỹ hậu thuẫn ở miền đông nam Syria.

Hôm 18/6, Mỹ lại bắn hạ máy bay Su-22 của Syria đang thực hiện nhiệm vụ chống IS với cáo buộc máy bay này ném bom vào vị trí của các chiến binh thuộc Lực lượng dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn.

chien dau co f-18 cua my ban ha su-22 cua quan doi chinh phu syria hom 18/6.

Chiến đấu cơ F-18 của Mỹ bắn hạ Su-22 của quân đội chính phủ Syria hôm 18/6.

Nga hiện là nước có ảnh hưởng lớn nhất ở miền tây Syria, nơi chính phủ Assad đang chiếm đóng. Và Nga "đang tận dụng thời điểm này để triển khai lực lượng sang phía đông nhằm nhắc nhở Mỹ rằng Nga vẫn là một nhân tố vững vàng ở Syria mà Mỹ sẽ phải tính đến khi hoạch định chính sách", bà Casagrande nhận định.

Trong bối cảnh này, các cuộc tấn công của Nga vào các căn cứ của IS trong những tuần gần đây có thể được xem như một cách để ngăn chặn Mỹ và đồng minh của Washington ở đông bắc và đông nam Syria.

Bà Casagrande kết luận chiến dịch quân sự chống lại ISIS không chỉ đơn thuần là giải phóng các khu vực bị chiếm đóng mà là cách giải phóng, cũng như thể chế nào sẽ được xây dựng sau khi giải phóng. Và đây chính là điểm bất đồng giữa Nga và Mỹ, đó là họ cùng có chung kẻ thù là IS nhưng lại xung đột trong việc xây dựng các thiết chế sau khi tiêu diệt được IS.

 

Đặng Phương Thảo
Theo Viettimes.vn

Trở về

Xem thêm

  • Tại sao 'Thợ săn đêm' thua 'Apache'?1

    Tại sao 'Thợ săn đêm' thua 'Apache'?

    Ấn Độ chọn trực thăng tấn công AH-64 của Mỹ bỏ qua Mi-28NE của Nga vì bản hợp đồng của Mỹ có quá nhiều ưu đãi.

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 22-06-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 22-06-2017

    Phiến quân Hồi giáo tấn công trường học Philippines; Ba phương án đối phó S-400 Nga tại Syria của Mỹ; Ông Trump gặp Tổng thống Ukraine sau khi tăng trừng phạt Nga; Điện Kremlin: Nga sẽ ăn miếng trả miếng với Mỹ

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 16-06-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 16-06-2017

    Mỹ điều 2 chiến hạm đến Qatar tập trận giữa căng thẳng vùng Vịnh; Vì an ninh quốc gia Mỹ muốn hạn chế Trung Quốc đổ tiền vào trí tuệ nhân tạo; Tổng thống Putin: Nga không coi Mỹ là kẻ thù; Các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến Nga mạnh lên

Bài cùng chuyên mục