Tin Biển Đông

 
 
 

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 11: Chiếm hữu đúng luật

  • Cập nhật : 12/10/2016

Nếu các chuyến đi đo đạc, vẽ hải trình được coi là các hành động nhận biết chung, thì việc cắm các bài gỗ theo lệnh vua đã tạo nên một hành vi không thể tranh cãi trong việc thiết lập quyền lực vương triều An Nam trên các đảo hoang không người.


Năm 1833, vua lệnh cho Bộ Công:

“Dải Hoàng Sa trong hải phận Quảng Nghĩa (Quảng Ngãi - TN), xa trông trời nước một màu không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây thuyền buôn thường bị nạn. Nay nên dự bị thuyền bè đến sang năm sẽ phái người tới dựng miếu, lập bia lại trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối tươi xanh, người dễ nhận biết, có thể tránh được nhiều mắc cạn. Đó là việc lợi ích muôn đời vậy”.

Năm 1835, Suất đội thủy quân Phạm Văn Nguyên đem lính và giám thành cùng phu thuyền các tỉnh Quảng Nghĩa, Bình Định tới quần đảo “đến dựng miếu (cách tòa miếu cổ 7 trượng). Bên trái miếu dựng bia đá, phía trước miếu xây dựng bình phong”. Mong muốn của vua Minh Mạng khẳng định chủ quyền, bảo đảm an toàn hàng hải trong các vùng nước xung quanh các đảo đá được thể hiện rõ.

 
Thả những chiếc thuyền nan tượng trưng cùng những hình nhân thế mạng ra biển - một nghi thức quan trọng trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa - Ảnh: Hiển Cừ

Việc chiếm hữu Hoàng Sa còn cho phép vua Nguyễn đánh thuế các tàu thuyền nước ngoài qua lại trong vùng. Theo Gutzlaff, một đồn hoặc đại đồn trú được đặt trên quần đảo nhiều tháng trong năm để theo dõi giao thông đi lại ngày càng tăng và bảo vệ quyền đánh cá trong vương triều An Nam. Các hoạt động cứu giúp thuyền nước ngoài bị nạn tại các vùng nước xung quanh Hoàng Sa cũng được ghi nhận. Chúng ta có thể nêu vài trường hợp.

Năm 1714, ba tàu buôn Hà Lan bị bão gần Hoàng Sa trên đường đi từ Nhật Bản về Batavia (Indonesia) và một chiếc trong số đó đã bị chìm. Người VN đã đưa những người còn sống sót về đất liền. Họ đã được chúa Nguyễn gặp, cung cấp tiền bạc và lương thực để tiếp tục hành trình.

Báo cáo của Trấn phủ Đà Nẵng, niên hiệu Minh Mạng năm thứ 11 (1830) cũng ghi nhận sự cứu giúp một tàu buôn Pháp bị đắm ở Hoàng Sa [1]. Năm 1836, Quốc triều chính biên toát yếu chép rằng: vào tháng 12 âm lịch, một tàu buôn của Anh bị đắm tại một bãi ngầm ở gần Hoàng Sa. Hơn 90 thủy thủ trôi dạt vào bờ biển Bình Định. Vua Minh Mạng đã giúp đỡ họ chỗ nương đậu và lương thực trước khi sai Nguyễn Tri Phương đưa họ về Hà Châu để hồi hương.

Bên cạnh nguồn tư liệu chính thức, các tư liệu dân gian thực địa cũng góp phần kiểm chứng các hoạt động trên. Ngày nay tại thôn An Vĩnh, xã Lý Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn (cù Lao Ré) vẫn còn miếu Hoàng Sa (Âm Linh tự), nhà thờ Phạm Quang Ảnh và gia phả họ Phạm, các dấu tích hình nộm, người đất, nghĩa địa dùng trong lễ hằng năm khao quân tế sống lính đội Hoàng Sa lên đường làm nhiệm vụ. Văn khao thế lính Hoàng Sa một nửa chữ Nôm một nửa chữ Hán ghi rằng: "Ngày hôm nay (đêm nay hoặc sáng nay) có theo ý người ____ ở tỉnh____nước Đại Nam, xin cúng thế một cỗ thuyền mô hình, trôi theo đường thủy Hoàng Sa, mấy cỗ bàn, vàng bạc, đáp lễ thần quan, xin dâng lên khảo thủy đạo một tiệc, thành kính bày lễ la liệt... [2]

Những hình ảnh này còn được khắc họa trong thơ ca dân gian như "Hoàng Sa đi có về không. Lệnh vua sai phái quyết lòng ra đi", hay "Trường Sa trời biển mênh mông. Người đi thì có người không thấy về". Các bằng chứng trên từ các nguồn lịch sử VN và phương Tây đủ sức thuyết phục để minh chứng cho hành động và ý chí của nhà nước phong kiến VN vào thời kỳ đó. Các chuyến đi của thủy quân, việc xây miếu, cắm bài gỗ, trồng cây, bảo vệ ngư dân, thực hiện nghĩa vụ đối với các tàu thuyền nước ngoài bị chìm đắm… do tính chất của các hành động và do tư cách của tác giả các hành động đó là những hành vi đủ để đáp ứng các điều kiện thụ đắc lãnh thổ vô chủ (res nullius). Đó là sự thể hiện rõ ràng một quốc gia thực sự làm chủ các quần đảo này.

Tính đúng luật của việc chiếm cứ các đảo bởi người VN có thể bị tranh cãi bởi một quốc gia có cùng mối quan tâm - đó là TQ. Thế nhưng các sự kiện vào thời kỳ đó chứng tỏ TQ với tư cách nhà nước đã tỏ ra thờ ơ với số phận các quần đảo này.

TSNguyễn Hồng Thao
(Theo Thanh Niên)

[1] VN/ CT  1 Hán, M M  11/27  (MM Q43/57),  VN/ CT  3 Hán, MM 11/27.6 (MM 43/59).

[2] Tài liệu do ông Nguyễn Xuân Cảnh thôn Tây, xã Lý Hải, huyện Lý Sơn lưu giữ tại nhà thờ họ Võ, đề tài BĐHĐ-01 sưu tập và lưu giữ. KKK

Trở về

Xem thêm

  • Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (Kỳ 1)1

    Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (Kỳ 1)

    Tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN là tranh chấp dài nhất, phức tạp nhất, trên vùng biển rộng lớn nhất, nhiều đảo nhất và liên quan đến nhiều bên nhất trong lịch sử các tranh chấp thế giới. Tranh chấp được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhất, tốn nhiều giấy mực nhất trong thời gian qua nhằm tìm kiếm một giải pháp công bằng có thể chấp nhận.

Bài cùng chuyên mục

  • Tại sao Mỹ im lặng khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam1

    Tại sao Mỹ im lặng khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam

    Qua cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa" do UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) và NXB Thông tin - Truyền thông xuất bản tháng 1/2012 và cuốn "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua" (NXB Sự thật, 1979), người ta càng hiểu rõ việc Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa là kết quả của một sự mua bán bẩn thỉu trên lưng nhân dân Việt Nam!

  • Hải đội Hoàng Sa thực thi chủ quyền2

    Hải đội Hoàng Sa thực thi chủ quyền

    Hàng năm cứ vào khoảng cuối tháng 2 âm lịch, khi các đợt gió mùa Đông Bắc thưa dần trên Biển Đông, người dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) lại cùng nhau cử hành các nghi lễ được gọi là "Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”. Đây chính là hoạt động tri ân và tưởng nhớ những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đã hy sinh thân mình để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trên Biển Đông.

  • Người con xa xứ và 80 tấm bản đồ3

    Người con xa xứ và 80 tấm bản đồ

    Kể từ khi TS Mai Hồng (viện Nghiên cứu Hán – Nôm) công bố tấm bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ do nhà Thanh (Trung Hoa) ấn hành năm 1904, với chi tiết điểm cực nam của lãnh thổ Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam, thì một người Việt khác đang sống ở Hoa Kỳ cũng bước vào cuộc tìm kiếm những tấm bản đồ tương tự ở hải ngoại. Anh là Trần Thắng, chủ tịch viện Văn hoá giáo dục Việt Nam (IVCE) tại Hoa Kỳ. Cuộc tìm kiếm của anh đã thu được những thành quả ban đầu.

  • “Trung Hoa dân quốc tối tân địa đồ”: Thêm một bằng chứng về bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa4

    “Trung Hoa dân quốc tối tân địa đồ”: Thêm một bằng chứng về bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa

    Người có công sưu tầm, công bố cuốn tài liệu quý trên là ông Bùi Viết Đông, 84 tuổi, ở phố Cấm, phường Gia Viên, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng. Trong cuốn sách có đăng tấm bản đồ mang tên “Trung Hoa dân quốc tối tân địa đồ” với điểm cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam (không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).

  • Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam5

    Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam

    Một thực tế không thể chối cãi, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam. Điều này vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế có liên quan đến quyền thụ đắc lãnh thổ quốc gia.

  • Tủ sách biển Đông: Hoàng Sa – Trường Sa, luận cứ & sự kiện6

    Tủ sách biển Đông: Hoàng Sa – Trường Sa, luận cứ & sự kiện

    “Hoàng Sa – Trường Sa: Luận cứ và sự kiện” tập hợp những bài nghiên cứu của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc.

  • Chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ các bản đồ trong lịch sử7

    Chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ các bản đồ trong lịch sử

    "Trung Quốc muốn các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế tin rằng yêu sách của họ về "đường lưỡi bò” là đúng thì họ phải chứng minh được bằng chứng cứ khoa học cụ thể; hoặc là do Trung Quốc đã tự mâu thuẫn khi tuyên bố những điều hoàn toàn vô lý nên cố tình lờ đi sự thật ấy” - nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã nhấn mạnh như vậy khi cung cấp một số lượng lớn bản đồ tự tay sưu tập cho báo Đại Đoàn Kết.

  • Hoàng Sa và Trường Sa trong thư tịch cổ Trung Hoa8

    Hoàng Sa và Trường Sa trong thư tịch cổ Trung Hoa

    Theo chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần, Hán đến sau Thế chiến thứ II, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu chữ nào ghi rằng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi đó, không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.